Soạn bài Làng (trích)

  • Làng (trích) trang 1
  • Làng (trích) trang 2
  • Làng (trích) trang 3
  • Làng (trích) trang 4
  • Làng (trích) trang 5
  • Làng (trích) trang 6
  • Làng (trích) trang 7
LÀNG
(Kim Lân)
KIẾN THỨC Cơ BẢ
A. Giới thiệu:
1. Vài nét về tác giả:
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, mất năm 2007, quê Bắc Ninh. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân, thể hiện không khí tiêu điều ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sông vất vả lam lũ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ngòi bút Kim Lân đặc biệt hấp dẫn khi viết về sinh hoạt phong phú ở thôn quê với những thú chơi lành mạnh như đánh vật, chọi gà, thả chim...,qua đó biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau Cách mạng, Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam và gặt hái những thành công mới ở đề tài sở trường của mình với những tập truyện ngắn: Nên vợ nền chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)...
Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Tình huông truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai
1.1. Nhà văn Kim Lân đã tạo nên một tình huống đặc biệt gay gắt để bộc lộ sâu sắc tình cảm của nhân vật ông Hai. Đó là việc chính ông Hai nghe được từ miệng những người dân tản cư cái tin làng Chợ Dầu quê ông theo giặc, lập tề: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”
Ớ phần đầu của truyện, nhân vật ông Hai được xây dựng với một nét tính cách nổi bật là tha thiết yêu làng quê, luôn tự hào về làng quê của mình.
Cho nên khi nghe cái tin quá đột ngột ấy, ông Hai bàng hoàng, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tề rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Một lúc lâu sau mới cố trấn tĩnh lại, ông vẫn còn cố chưa tin: "... ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại.”. Nhưng rồi những người tản cư khẳng định chắc chắn họ “vừa ở dưới ấy lên” và kể một cách rành rọt từng sự việc, từng tên người, ông đành không thể không tin.
Cái tin dữ ấy làm ông xấu hổ “đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng”. Nghe tiếng chửi “cái giống Việt gian bán nước” làng Chợ Dầu, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”.
Từ lúc ấy, cái tin kia trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông Hai. Cái tin ấy làm ông vô cùng đau khổ. về đến nhà, ông “nằm vật ra giường”. “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó củng là trẻ con làng Việt gian dấy ư?”. Càng đau khổ, ông càng căm tức mà chửi người làng Chợ Dầu “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?”.
Trong trí ông diễn ra một cuộc xung đột dữ dội. Ông tìm cách để tự thuyết phục mình không tin vào cái chuyện nhục nhã kia: “Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được... Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có dời nào lại cam tâm làm diễu nhục nhã ấy !”. Rồi sau đó ông lại hoang mang: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chảnh Bệu thì đích là người làng không sai rồi.
Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì?”. Và cuối cùng ông hoàn toàn suy sụp: “Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian !... Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghề tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...”.
Một không khí im lặng nặng nề trùm lên gia đình ông Hai cả ngày hôm ấy. Ông Hai cau có gắt gỏng cả với vợ. Suốt đêm, ông “trằn trọc không sao ngủ được”, “hết trở mình bển này lại trở mình bển kia, thở dài”. Nghe tiếng mụ chủ nhà, ông sợ đến “nín thờ”, “trống ngực đập thình thịch”, “chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên dược”.
Suổt ba bôn ngày sau, ông Hai không dám ra khỏi nhà. “Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tỉnh bên ngoài ra sao? Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xôi, ông củng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi !". Cái tin làng theo Tây ám ảnh ông nặng nề đến mức trở thành nỗi sợ hãi thường xuyên, động cái gì cũng làm ông đau đớn, xâu hổ.
Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai'.
Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm ấy đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm gay gắt ở ông Hai. Sau khi mụ chủ nhà báo “có lệnh đuổi hết những người làng Chợ Dầu khỏi vùng này không cho ở nữa”, ông Hai ngồi lặng trên một góc giường mà suy nghĩ.
Ông nghĩ “hay là quay về làng?”, và lập tức tự phản đối ngay cái ý nghĩ đó: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất thì phải thù”.
Ông không về làng bởi về làng tức theo Tây, bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ..”. Và dù đã chọn như vậy, ông vẫn không thể không đau buồn. Những lời tâm sự thủ thỉ của ông Hai với thằng con út bộc lộ sâu sắc và cảm động tâm trạng ấy. Không biết tâm sự cùng ai, ông chỉ còn biết thổ lộ nỗi lòng mình trong những lời trò chuyện với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ. Trong những lời tâm sự ấy, ta thấy được tình yêu sâu nặng của ông Hai đôì với làng chợ Dầu quê hương khi ông muôn đứa con phải nhớ rằng “nhà ta ở làng Chợ Dầu” và dù có ở đâu cũng nhớ về quê hương, cũng “thích về làng”. Ta còn thấy được tấm lòng của ông thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Ông muôn con ông biết “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh”. Ông mong: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên dầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bô' con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.
Dứt khoát chọn con đường không về làng, ông Hai đã đặt tình yêu nước cao hơn tình yêu làng quê.
Đến khi biết được sự thật làng mình không theo giặc, ông vui mừng không kể xiết. “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy..”. Ông mua quà cho con. Ông đi khắp mọi nhà, “múa tay lên mà khoe” cái tin mừng với mọi người: “Tây nó đôt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ổng Chủ tịch làng em vừa lên cải chính... Cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo ! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả ỉ”. Cái tin làng không theo giặc làm ông sung sướng đến nỗi nghe nhà mình bị Tây đốt ông cũng lấy làm mừng, lấy làm tự hào. Tình cảm yêu nước và yêu làng quê của ông Hai thật hồn nhiên mà sâu sắc.
Truyện “Làng” thể hiện ngòi bút miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật đặc sắc của Kim Lân. Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật. Qua những chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, sâu sắc và cảm động diễn biến tâm lí của ông Hai.
c. Tổng kết:
Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kìm Lân dã thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nưởc, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
Truyện đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tăm lí và ngôn ngữ nhân vật.
0
II. ĐỂ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân.
DÀN Ý
Mở bài.
Kim Lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, am hiểu về đời sống nông dân, nông thôn.
Truyện ngắn “Làng” được in lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ông Hai, một nông dân phải rời làng đi di cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên cách mạng.
Thân bài.
1. Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc đặc biệt với làng Chợ Dầu, nơi chôn nhau cắt rôn của ông.
Trước cách mạng với tâm lí nông dân, mang tính địa phương, ông thường tự hào làng mình giàu đẹp to lớn, thường khoe cái “sinh phần của viên Tổng đốc người làng”.
Kháng chiến chống Pháp nổ ra:
+ Ông Hai muôn ở lại làng để chống giặc nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải tản cư, ông luôn day dứt nhớ làng.
+ Ông thấy căm thù cái “sinh phần” của viên Tổng đốc vì nó là tàn tích của phong kiến, vì phục dịch xây nó mà ông và người làng phải khổ.
+ Tự hào về làng, ông tự hào về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng.
Tình yêu làng của ông Hai hòa nhập thống nhất với lòng yêu nước, yêu kháng chiến, cách mạng.
+ Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc Pháp ông đau đớn nhục nhã, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
+ Nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai vui sướng tự hào nên dù nhà ông bị giặc đốt ông không buồn, không tiếc, xem đó là bằng chứng về lòng trung thành của ông đối với cách mạng.
Kim Lân thành công trong cách xây dựng cốt truyện tâm lí, đặt nhân vật trong tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng tính cách nhân vật.
Miêu tả nổi bật tâm trạng tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm, ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, suy nghĩ hành động.
c. Kết bài.
Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chông Pháp yêu nước, yêu làng sâu sắc, sẵn sàng hi sinh tính mạng và tài sản vì cách mạng và kháng chiến.
BÀI VIẾT GỢI ý
Kim Lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, vốn gắn bó, am hiểu cuộc sông nông thôn, hầu hết các tác phẩm của ông viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp, in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện tập trung nói về tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư được biểu hiện chân thực, sinh động qua nhân vật ông Hai.
Làng Chợ Dầu có chiến sự, ông Hai phải tản cư đến làng Thắng vùng tự do theo chính sách của cụ Hồ: tản cư là yêu nước. Giặc Pháp đánh tới, tuy tuổi già sức yếu, ông Hai rất muốn ở lại làng cùng du kích chiến đấu nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư. Song không phải rời khỏi làng Chợ Dầu là bỏ lại sau lưng tất cả mà lúc nào ông Hai cũng trông ngóng tin tức, theo dõi những diễn biên ở làng Chợ Dầu. Đó là nơi tổ tiên ông sinh cơ lập nghiệp, nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Ông luôn khổ tâm day dứt nhớ làng, nhớ anh em, đồng chí ở lại. Biêt bao tình cảm đã gắn bó ông với dân làng, với cảnh vật, mảnh đất quê hương. Bởi vậy, khi nói đến làng Chợ Dầu, ông nói với giọng say mê náo nức lạ thường. Ong Hai yêu làng Chợ Dầu bằng một tình yêu thật đặc biệt - ông yêu tất cả những gì ở làng ông: “những nhà ngói san sát, những đường làng toàn lát đá xanh trời mưa trời gió bùn không dính đến gót chân”. Ông khoe cả cái “sinh phần” to lớn của viên Tổng đốc người làng.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, tình yêu làng quê của ông Hai có chuyển biên rõ rệt. Trước kia ông hãnh diện vì làng ông giàu có, to đẹp - Sau cách mạng, ông tự hào về những cái khác: phong trào cách mạng sôi nổi, những buổi tập quân sự những buổi đào đường, đắp ụ, xẻ giao thông hào... tự hào luôn cả “cái phòng thông tin tuyên truyền rộng rãi, cái chòi phát thanh cao”. Trong mắt ông Hai, cái gì của làng Chợ Dầu cũng đáng tự hào. Vì vậy từ lúc phải đi tản cư, ông nhớ làng không nguôi. Quả thật số phận và cuộc đời ông đã thật sự gắn bó với nhũng buồn vui của làng
Chính cách mạng và cuộc kháng chiến chông Pháp đã khơi dậy ở ông Hai, ở những người nông dân tình cảm yêu nước hòa nhập thông nhất với tình yêu làng quê thành một thứ tình cảm cao cả rộng lớn nhất. Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huông gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông: “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”. Nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ vừa ở dưới ấy lên, làm ông không thể không tin. Ông cảm thấy đau đớn nhục nhã vì cái làng Chợ Dầu yêu quý của mình đã theo giặc, làm Việt gian. Bao nhiêu điều tự hào trước đây giờ sụp đổ. Từ lúc ấy trong tâm trí ông cái tin dữ ấy xâm chiếm. Lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ tưởng người ta bàn tán chuyện ấy. Nỗi ám ảnh nặng nề trở thành sự sợ hãi thường xuyên trong lòng ông với đau xót tủi nhục vì làng và nước trở thành đối địch. Ra đường, nghe tiếng chửi bọn Việt gian, “ông cúi gầm mặt mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con “nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư?”. Hết mấy ngày sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông xúm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ... thoáng nghe nhũng tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ây rồi!”.
Hai tình cảm yêu làng và yêu nước với tinh thần yêu nước dẫn đến cuộc xung đột nội tâm căng thẳng ở ông Hai. ồng đã dứt khoát “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi mụ chủ nhà đuổi gia đình ông đi vì không muốn chứa chấp dân của cái làng “Việt gian”, rơi vào bế tắc tuyệt vọng không biết đi đâu nhưng ông quyết không về làng vì ông nghĩ “về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Mâu thuẫn và tình thế của nhân vật đòi hỏi phải được giải quyết và ông đã lựa chọn bướng giải quyết theo cách của ông. Rõ ràng tình yêu nước rộng lớn hơn nên bao trùm lên tình yêu làng quê. Dù xác định như vậy nhưng ông Hai vẫn không dứt bỏ được tình cảm đối với làng Chợ Dầu nên càng thêm day dứt. Phải am hiểu sâu sắc tâm lí của người nông dân, Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trạng nhân vật ông Hai như vậy.
Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Trong tâm trạng dồn nén và bế tắc, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con còn rất ngây thơ. “Nhà ta ở làng Chợ Dầu. ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu. Đồng thời cũng khẳng định lòng thủy chung trung thành với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Tình cảm ấy sâu nặng, bền vững, thiêng liêng “Cái lòng bô' con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai?”.
Lòng yêu nước của ông Hai được biểu hiện rõ hơn khi nghe tin cải chính là làng bị giặc tàn phá vì không theo Tây. Những nỗi lo âu xâu hổ tan biến đi, thay vào đó là niềm vui mừng không xiết nên ông nói: “Tây đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn !”. Đây quả là một niềm vui kì lạ. Niềm vui mừng này thể hiện một cách đau xót, cảm động về tinh thần yêu nước và cách mạng của ông Hai. Nhà bị giặc đốt nhưng ông không buồn tiếc vì đó là bằng chứng về lòng trung thành với cách mạng và kháng chiến của ông. Đây là tình cảm đặc biệt của ông Hai, tình cảm chung của những người nông dân, của nhân dân ta thời bấy giờ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đô'i với họ lúc này, trước và trên hết là Tổ quốc. Vì Tổ quốc họ sẵn sàng hi sinh tất cả tính mạng và tài sản.
Làng là truyện ngắn đặc sắc đã đề cập đến một tình cảm bao trùm phổ biến trong con người Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, tình cảm yêu nước mang tính cộng đồng. Thành công của Kim Lân là diễn tả tâm lí, tình cảm chung ấy trong sự thể hiện cụ thể sinh động trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Vì thế, đó là tình cảm chung mà mang lại màu sắc riêng, in rõ cá tính nhân vật. Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của ông Hai giúp ta hiếu, yêu mến, khâm phục biết bao những người nông dân bình dị, chất phác mà lại có lòng yêu nước thiết tha cao cả.
(Đặng Quốc Khánh)