Soạn bài Chiếc lược ngà (trích)

  • Chiếc lược ngà (trích) trang 1
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 2
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 3
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 4
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 5
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 6
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 7
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 8
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 9
CHIẾC LƯỢC NGÀ
{Nguyễn Quang Sáng)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu:
1. Vài nét về tác giả:
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, công tác tại phòng văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và bắt đầu viết văn. Từ 1958, ông công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tuần báo Văn nghệ và Hội nhà văn. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.
Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
Lôĩ viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
Văn bản đoạn trích là phần giữa của truyện, tập trung thể hiện tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, lúc bé Thu chưa đầy một tuổi. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo làm cho ông Sáu không giông với người cha mà nó đã thấy trong ảnh. Em đôi xử với cha như người xa lạ, nhất định không chịu gọi bằng “ba”. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ớ khu căn cứ trong rừng, người cha dồn hết tình cảm vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng đứa con gái yêu của mình. Nhưng trong một trận càn, ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông kịp trao lại chiếc lược cho một người bạn.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
Truyện đã thể hiện sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong hai tình huông:
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
+ Ớ khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa gửi đến tay con thì ông Sáu đã hi sinh.
Tình huống thứ nhất là tình huống cơ bản. Và nếu tình huống này bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đôì với đứa con.
Diễn biến tâm lí của bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà: ỉ.ỉ. Những phản ứng của bé Thu khỉ nhất định không chịu nhận cha: + Nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu
tiếng “ba” - sự thơ ngây của đứa trẻ đầy cá tính.
+ Tính cách gan lì của bé Thu: mặc cho người thân khuyên nhủ, tạo tình
thế bắt buộc {chắt nước nồi cơm) để bé Thu phải nhận cha, nhưng đều thất bại.
+ Tình huống kịch tính: bé Thu từ chối sự quan tâm của anh Sáu (hãt miếng trứng cá khỏi chén cơm) khiến cho người cha nổi nóng đánh con - tình tiết cho thấy khát khao của người cha muốn được cảm nhận tình cảm của con. Nhưng bé Thu đã phản ứng quyết liệt (không khóc, bỏ về nhà ngoại).
Nguyên nhân: vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt người cha. Điều sâu xa hơn: vết sẹo tạo nên tướng mạo dữ dằn khiến bé Thu hiểu nhầm cha mình là người xấu (!)
Cuộc trùng phùng cha con cảm động:
+ Nỗi buồn da diết của người cha: trước khi ra đi mà con không chịu nhận mặt; nỗi đau đớn ân hận vì trót nóng nảy đánh con khiến đứa con càng xa cách. Thái độ thể hiện cảm giác hối lỗi (chỉ đứng nhìn, đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, khe khẽ nói).
+ Thái độ của bé Thu: muôn nhận ba nhưng không dám lại vì trót làm ba giận (vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa).
+ Đột biến cao trào đầy bất ngờ: sau lời chào từ biệt của người cha là tiếng kêu ‘'Ba... a... a... ba !” như xé ruột - bé Thu đã biết “ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương” - tình cha con vừa yêu thương, kính trọng xen lẫn hối hận (hôn ba cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài bèn má), muôn níu giữ ba. Thực chất bé Thu rất giàu tình cảm và trong trắng - khi biết ba đánh giặc bị thương thì ân hận vì đã không chịu nhận ba và khao khát được kêu ba. Tình huống ấy tạo xúc động cho mọi người.
Qua đoạn trích, người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: yêu thương cha nhưng rạch ròi xấu - tốt, cá tính mạnh mẽ, và cũng rất hồn nhiên, ngây thơ. Thực chất, hai thái độ trái ngược là sự thông nhất trong tính cách nhân vật. Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
2. Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu:
Nỗi khao khát gặp lại con của ông Sáu:
Hai cha con xa nhau đã tám năm, ông Sáu chỉ biết mặt con qua tấm ảnh. Khi gặp đứa bé độ tám tuổi đang chơi dưới bóng cây xoài trước nhà, linh tính cho ông biết đó là con gái của mình nên không chờ xuồng cập bến, ông đã “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”, “bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: - Thu Ị Con”. “Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con... Anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vét thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: - Ba đây con !”. Khi bé Thu sợ hãi và bỏ chạy, ông không giấu được nỗi đau đớn của mình: “anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà'.
Trong ba ngày về phép thăm nhà, “suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.”. Ông đau khổ lắm, nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”, cười vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được”.
Ông yêu thương, săn sóc con từng li từng tí. Trong bữa ăn, ông “gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó”. Bé Thu hất cái trứng, cơm văng tung tóe cả mâm. Đến nước này, “giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”.
Hôm chia tay, ông nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ông “muôn ôm con, hôn con” nhưng “sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy” nên “chỉ đứng nhìn nó” “với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”. Cho đến khi nó cất tiếng gọi ba, ông xúc động đến phát khóc, và “không muôn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con...”.
Niềm yêu quý và thương nhở con-.
Sau khi chia tay với gia đình trở lại căn cứ, ông nhớ con không nguôi. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc mình đã lỡ tay đánh con. Ông nhớ lời dặn của bé Thu trong tiếng khóc mếu máo hôm chia tay: “Ba về ! Ba mua cho con một cầy lược nghe ba !”. Tình cảm yêu quý và thương nhớ con đã thúc đẩy ông tìm một khúc ngà voi làm chiếc lược cho con.
Tác giả tập trung diễn tả tình cảm của ông Sáu xung quanh chuyện làm chiếc lược. Đó là những cảm xúc của ông khi kiếm được khúc ngà: “Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sầu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Rồi sau đó, ông dồn hết tâm trí và công sức vào công việc: “anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc... Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Trong chiếc lược ấy, trong hàng chữ ấy là bao nhiêu trìu mến, yêu thương ông dành cho con gái. Chiếc lược trở thành một vật quý giá, thiêng liêng để mỗi khi nhớ con, “anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Cây lược xoa dịu đi nỗi ân hận vì đánh con. Mỗi khi ngắm nghía cây lược, ông càng thương nhớ và mong được gặp lại con. Nhưng rồi ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con chiếc lược.
Câu chuyện về chiếc lược ngà làm người đọc cảm động vì tình cha con thắm thiết, đẹp đẽ. Nhưng cảm động hơn nữa, nó còn khiến cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải gánh chịu vì chiến tranh.
Nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác phẩm:
+ Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện là cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tô' bất ngờ nhưng hợp lí (bé Thu không nhận cha khi ông Sáu về thăm nhà; bé Thu biểu lộ tình cảm thật mãnh liệt với người cha trước lúc chia tay...). Nguyên nhân dẫn đến những sự việc ấy đã được tác giả giải thích một cách giản dị mà xúc động.
+ Bên cạnh đó là vai trò của người kể chuyện. Tác giả đã khéo léo lựa chọn một nhân vật kể chuyện rất thích hợp. Đó là người bạn thân của ông Sáu - nhân vật “tôi”. Ông không chỉ là người chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Những ý nghĩ, cảm xúc của người kể chuyện làm người đọc hiểu rõ hơn các sự việc và đồng cảm với các nhân vật trong truyện, tăng thêm chất trữ tình và sức thuyết phục của truyện, c. Tổng kết:
Bằng việc sáng tạo tình huống hất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựìig tính cách nhân vật, mà nổi bật là nhân vật bé Thu.
II. ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Đề 1: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong
chiến tranh ở truyện “Chiếc lược ngà” cúa Nguyễn Quang Sáng.	
DÀN Ý
Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, câu chuyện cảm động gắn với tình cha con trong kháng chiến chống Mĩ.
Hình tượng nhân vật bé Thu tạo sức hấp dẫn đặc biệt của câu chuyện.
Thân bài:
Tổng:
Ý nghĩa tiêu đề “Chiếc lược ngà”: kỉ vật cuối cùng của người cha liệt sĩ
- anh Sáu dành cho người con - bé Thu, là hiện thân của tình cha con, gắn với lần gặp gỡ cuối cùng của hai cha con. Câu chuyện được kể lại từ góc độ của nhân vật “tôi” — người bạn của anh Sáu, người chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc gặp gỡ ấy.
Tác phẩm gắn với tình huống nhận cha con đặc biệt - trước giờ tập kết theo hiệp định Giơ-ne-vơ, xoay quanh những phản ứng của bé Thu, tạo những đột biến bất ngờ, sinh động.
Phân:
Niềm khao khát được gặp con của anh Sáu:
+ Hai cha con không hề biết mặt nhau, chỉ biết qua tấm ảnh cách đó bảy năm.
+ Bé Thu mới 8 tuổi, còn quá nhỏ nên không nhớ mặt cha.
+ Linh tính của một người cha đã giúp anh Sáu nhận ra đứa con, nhưng chính vào lúc trùng phùng ấy thì xảy ra đột biến: bé Thu không chịu nhìn nhận cha mình.
-à Nỗi đau đớn của người cha khi đứa con không nhận ra mình.
Những phản ứng của hé Thu khi nhất định không chịu nhận cha:
+ Nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu tiếng “ba” - sự thơ ngây của đứa trẻ đầy cá tính.
+ Tính cách gan lì của bé Thu: mặc cho người thân khuyên nhủ, tạo tình thê bắt buộc (chắt nước nồi cơm) để bé Thu phải nhận cha, nhưng đều thất bại.
+ Tình huống kịch tính: bé Thu từ chối sự quan tâm của anh Sáu (hất miếng trứng cá khỏi chén cơm) khiến cho người cha nổi nóng đánh con - tình tiết cho thấy khát khao của người cha muốn được cảm nhận tình cảm của con. Nhưng bé Thu đã phản ứng quyết liệt (không khóc, bỏ về nhà ngoại).
Nguyên nhân: vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt người cha. Điều sâu xa hơn: vết sẹo tạo nên tướng mạo dữ dằn khiến bé Thu hiểu nhầm cha mình là người xấu (!)
Cuộc trùng phùng cha con cảm động:
+ Nỗi buồn da diết của người cha: trước khi ra đi mà con không chịu nhận mặt; nỗi đau đớn ân hận vì trót nóng nảy đánh con khiến đứa con càng xa cách. Thái độ thể hiện cảm giác hối lỗi (chỉ đứng nhìn, đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, khe khẽ nói)
+ Thái độ của bé Thu: muốn nhận ba nhưng không dám lại vì trót làm ba giận (vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa).
+ Đột biến cao trào đầy bất ngờ: sau lời chào từ biệt của người cha là tiếng kêu “Ba... a... a... ba !” như xé ruột - bé Thu đã biết “ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương” — tình cha con vừa yêu thương, kính trọng xen lẫn hôi hận (hôn ba cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài bèn má), muôn níu giữ ba -à Thực chất bé Thu rất giàu tình cảm và trong trắng — khi biết ba đánh giặc bị thương thì ân hận vì đã không chịu nhận ba và khao khát được kêu ba. Tình huống tạo xúc động cho mọi người.
Hợp:
a. Qua đoạn trích, người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: yêu thương cha nhưng rạch ròi xấu - tốt, cá tính mạnh mẽ. Thực chất, hai thái độ trái ngược là sự thông nhất trong tính cách nhân vật.
b. Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Nghệ thuật kể chuyện của tác giả tạo nên ý nghĩa xúc động cho tác phẩm.
Kết bài:
Sức sống của tác phẩm khơi gợi ý nghĩa sâu sắc của tình cha con. Tác phẩm giúp người đọc hiểu vẻ đẹp con người trong chiến tranh.
Đề 2: Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời kể của nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu). BÀI VIẾT GỢI ý
Bây giờ, mỗi khi cầm trên tay chiếc lược ngà - kỉ vật cuối cùng của người cha thân yêu, chải lên mái tóc óng mượt, tôi lại bồi hồi nhớ lại lần gặp cuối với ba Sáu của tôi, có lúc thương đến trào nước mắt. Chao ôi ! Khi tôi kêu được tiếng ba xé ruột, tôi đâu có ngờ đó cũng là lần cuối hai cha con gặp nhau ! Con bé ngóc nghếch tám tuổi khi ấy lại thèm nhìn lại gương mặt khắc khổ với vết thẹo dài to, để được vuốt ve vết thẹo ấy mà níu chặt bóng hình ba trong tâm trí.
Hồi đó, ba và các chú về nhà để chuẩn bị đi tập kết. Nghe má nói ba về, tôi đã háo hức chờ đợi được gặp người cha mà kí ức chỉ lờ mờ qua tấm hình nhỏ xíu để lại: một người đàn ông gương mặt rắn rỏi, nụ cười sáng loá hạnh phúc, bồng trên tay đứa con còn ẵm ngửa. Lúc nghe tiếng lao xao ngoài ngõ, tôi đã vụt chạy ra nhưng sững lại: ba đâu? Chỉ có một ông cao to với gương mặt dữ dằn vì vết thẹo khủng khiếp có thể làm bất cứ đứa con nít nào nhát gan khóc ré lên. Duy chỉ có ánh mắt ông ta là hiền hậu, cứ lom lom nhìn vào mặt tôi. Chẳng lẽ ba tôi đó sao? Ông ta khom người bước nhanh vào, dang tay và gọi: “Ba đây con” làm tôi bất giác lùi lại. Má đâu cứu con ! Theo phản xạ, tôi nhảy xổ về phía má. Ông ta sững người lại, mặt tốì sầm, hai tay buông thõng xuống. Không, ông ta không thể là ba tôi được, mặt ba đâu có vết thẹo, ba trẻ chứ không tóc lôm đốm bạc và... chao ôi vết thẹo như ông tướng cướp. Má không bênh tôi, lại còn chạy ùa tới người đàn ông xa lạ đó, ôm chầm lấy ông ta một cách thân mật. Tôi đâm ra giận lây cả má. Người đâu xa lạ mà lại nhận là ba của tôi !
Ba ngày liền, má cứ ép tôi nhận ba. Ông ta tìm cách gần gũi, nhưng tôi vừa cảm thấy sợ, vừa thấy ghét người đàn ông đó. Má đã không bênh tôi, lại còn bắt tôi gọi người đó là ba. Ba đi rồi, má có người đàn ông khác, ba ơi ỏ' đâu về với con ! Tôi còn nhó' hôm má đi mua thức ăn, dụ tôi phải gọi người đó là ba. Cơm sôi, nồi to, tôi loay hoay chắt nước. Ông ta không giúp, cứ nhìn tôi chờ đợi. Đừng hòng ép tôi gọi ba ! Quả nhiên ông ta phải chịu thua khi tôi kêu trổng trổng. Lúc ấy mặt tôi hả hê đắc thắng, còn ông ta chắt nồi cơm mà gương mặt ỉu xìu. Tôi cũng thấy tội nghiệp, nhưng... đùng hòng lợi dụng để bắt tôi gọi ba.
Có lẽ slicit đời tôi không quên được bữa cơm tối hôm đó. Dường như để làm lành, ông mặt thẹo gắp bỏ vào chén tôi cái trứng cá to chảng. À, lại dụ con nít, làm như tôi không biết âm mưu của mấy người. Tôi hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Ông ta gầm lên thật dễ sợ: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”, và liền ngay đó, mông tôi bỏng rát vì những cái phát nảy lửa. Má ngồi sững ngó tôi. Không hề tỏ ý can thiệp. Được rồi, má bênh ổng ! Tôi gắp lại cái trứng vào chén cơm, chạy tuốt xuông xuồng. Đã vậy tôi qua bà ngoại cho mấy người muôn làm gì thì làm ! Trước khi đi, ngoái lại nhìn, tôi còn thấy ông ta ôm đầu gục xuống. Kệ, tôi méc bà ngoại, để bà ngoại mai về xử má tôi để cho cháu bà bị người lạ đánh. Coi ngoại bênh ai cho biết ! Tối đó, tôi nép vào lòng ngoại, chỉ còn ngoại thương cháu thôi, nhưng ngoại cũng hỏi thiệt bất ngờ: “Ba con, sao con không nhận?”. Tôi giật nảy mình như đỉa phải vôi: “Không phải !”. Ra ngoại cũng không đứng về phía tôi. Ba tôi mặt không có thẹo như người đàn ông này. Nhưng ngoại đã ôn tồn bảo tôi: “Ba con đánh Tây bị thằng Tây bắn bị thương, sao con không thương ba?”. À, mấy thằng Tây thì tôi biết rồi, ngoại vẫn kể tụi nó ác lắm ! Vậy ra... ! Sao tôi lại không nghĩ ra... ! Ba tôi đánh Tây, bị nó làm bị thương có thẹo ở mặt... ! Có vậy mà tôi nghĩ không ra ! Chắc ba giận tôi lắm. Tôi cố hình dung, đúng thiệt rồi, nếu như không có vết thẹo trên mặt, ánh mắt ấy, nụ cười ấy quen lắm. Đúng là ba rồi. Nhưng tói đã lỡ làm ba giận, tôi quả là đứa con bất hiếu. Giá như trời không tối, tôi sẽ giang xuồng về xin nhận ba. Nhưng mà, ba giận rồi, chắc ba không thèm nhìn mặt tôi nữa. Cả đêm tôi trằn trọc, đến gần sáng mới thiếp đi. Lúc gà mới gáy, tôi choàng dậy vì sợ lỡ về ba đi mất, tôi hối hả giục ngoại chống xuồng đưa về nhà, miệng thầm khấn ba đừng đi, ba đừng giận.
Quả thiệt, ba tôi đang giận tôi, hay là do mấy bà, mấy bác mấy dì, bà con tiễn đưa đông quá. Tôi không dám lại, chỉ đứng từ xa ngắm nhìn gương mặt ba. Tội nghiệp ba, chắc thằng Tây bắn trúng ba đau lắm, vết thẹo dài gần hết khuôn mặt. Con thương ba quá, ba tha lỗi cho con ! Tôi đứng chết trân một chỗ chờ đợi ba quay lại gọi tôi một tiếng. Ba đừng ghét bỏ con nhỏ khờ này nghen ba ! Ba đi rồi, ba lô khoác lên vai. Tôi nhìn ba bằng ánh mắt thảng thốt, lo sợ đến nỗi muôn oà lên khóc: ba không thèm nhận tôi, tôi sắp mất ba thật rồi. Lúc bấy giờ, bất chợt, tôi thấy ông quay lại nhìn tôi, ánh mắt ba buồn rười rượi, ba chưa nói gì, chắc lại sợ tôi vùng chạy. Tôi nghe có một tiếng nói khe khẽ cất lên: “Thôi ! Ba đi nghen con !”. Ba tha thứ, ba vẫn xưng ba với tôi ! Ba ơi ! Tôi không kịp suy nghĩ, thét lên một tiếng: “Ba... a... a!”. Tôi có ba rồi, tôi không cho ba đi đâu hết. Nước mắt tôi trào ra ướt cả khuôn mặt ba, tôi có ba rồi ! “Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !”. Lúc ấy, trong trí óc non nớt của tôi chỉ kịp nghĩ, buông tay ra là ba vụt biến mất, ba lại đi bỏ hai má con, không bao giờ tôi gặp ba được. Tôi hôn ba thật vội, thật nhiều: hôn tóc,hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài của ba nữa. vết thẹo mà tôi từng ghét bỏ, bây giờ tôi sẽ hôn thật nhiều, cho ba hết đau, cho ba biết tôi thương ba biết chừng nào. Ngỡ như những nụ hôn của tôi sẽ níu được ba ở lại, nhưng ba phải đi rồi. Tôi ôm chặt ba không muốn rời. Mọi người phải dỗ dành mãi tôi mới chịu buông ba sau khi ba tôi nhận lời hứa mua cho tôi chiếc lược. Tôi chỉ kịp nghĩ ngày về ba sẽ dùng chiếc lược ấy chải mái tóc tơ cho tôi, tôi sẽ ngồi im nép vô lòng ba. Vậy mà, đó cũng là lần cuối cùng tôi được gặp ba. Chiếc lược kỉ vật mà tôi nhận từ tay người đồng đội đã chứng kiến giờ phút ba hi sinh, qua lời kể tôi hình dung ra phút giây ba tôi gò lưng giũa từng răng lược và cô nắn nót từng dòng: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Tôi còn hình dung ra cả ánh mắt người cha thân yêu không kịp trôi trăng, chỉ khi nghe lời hứa sẽ trao tận tay chiếc lược cho con gái mới yên lòng ra đi mà trào nước mắt ân hận. Con gái của ba đã lớn, đang đi tiếp con đường của ba. Ba yên tâm, con đã là cô giao liên dũng cảm vượt qua bom đạn kẻ thù, dẫn đường cho mấy chú, mấy anh về chiến đấu trả thù cho ba, giành lại độc lập thống nhất cho đất nước.
Và mỗi sáng, mỗi ngày tôi sẽ chải đầu bằng chiếc lược của ba, để mường tượng như có bàn tay ba nhẹ vuốt mái đầu, động viên tôi trên mỗi chặng đường đời. Tôi hình dung như vẫn còn đó ánh mắt ba đang dõi theo trên bước đường đời con gái, để đêm đêm ấp chiếc lược trên tay, tôi lại mấp máy lời thì thầm từ tận đáy tim: “Ba ơi !”.