Soạn bài Bắc Sơn (trích hồi bốn)

  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) trang 1
  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) trang 2
  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) trang 3
  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) trang 4
  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) trang 5
  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) trang 6
  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) trang 7
  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) trang 8
BẮC SƠN
(Nguyễn Huy Tưởng)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu:
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
+ Ông viết văn từ trước năm 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao
tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử.
+ Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng, có nhiều đóng góp trong việc thể hiện hiện thực cách mạng và kháng chiến trong những tác phẩm đậm chất anh hùng và không khí lịch sử.
Nguyễn Huy Tưởng còn sáng tác nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, được bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích.
Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
“Bắc Son” (1946) là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, là tác phẩm mở đầu của kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và sức mạnh cảm hoá của cách mạng với quần chúng.
Đọc - Hiểu văn bản:
1. Xung đột cơ bản trong kịch “Bắc Sơn” là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù. Xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương).
Xung đột kịch diễn ra bằng chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau: xung đột giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu trong lúc cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sĩ cách mạng; xung đột trong nhân vật Thơm và đã có những bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn cách đứng hẳn về phía cách mạng.
Nhân vật Thơm:
Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm đã quen với cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, lại thích sắm sửa, ăn diện. Vì thế, cô đứng ngoài phong trào khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, mặc dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa.
Nhưng ở Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người ở một cô gái từng lớn lên trong một gia đình nông dân lao động. Chính vì thế, Thơm quý trọng ông giáo Thái - người cán bộ cách mạng đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm ân hận và càng bị giày vò khi dần dần biết được rằng Ngọc làm tay sai cho địch, dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.
Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm:
+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi. Thơm chỉ còn lại người thân duy nhất là Ngọc - chồng cô, nhưng Ngọc đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian (Thơm nghe được nhiều người nói việc Ngọc dẫn quân Pháp đến đánh trường Vũ Lăng và việc Ngọc nhiều đêm đi lùng bắt những người cách mạng). Nhưng bằng số tiền thưởng của bọn Pháp, Ngọc sẵn sàng và dễ dãi thỏa mãn những nhu cầu ăn diện của vợ (tậu nhà mới, đưa cho Thơm nhiều tiền đánh nhẫn, may mặc...).
+ Sự day dứt, ân hận của Thơm:
Hình ảnh người cha trong lúc hi sinh, những lời cuối cùng của ông, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hi sinh của em trai, nhát là tình cảnh thương tâm của người mẹ gần như hóa điên, bỏ nhà đi lang thang, tất. cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh, giày vò tâm trí cô. Nhiều lúc, Thơm biểu lộ sự ân hận, đau khổ ra thành những lời tự trách, dưới dạng những lời nói với cha mẹ: “Chú ơi, Mé ơi ! Chỉ tại con thôi !... Thà con cứ ở nhà lại rảnh !”.
+ Sự băn khoăn nghi ngờ đốì với Ngọc ngày càng tăng. Trong những đối thoại giữa Thơm và Ngọc, sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Còn Ngọc thì luôn tìm cách lảng tránh. Tuy sự nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng, nhưng Thơm vẫn cố níu lấy một chút hi vọng: “Đã chắc gì những lời đồn?... Nhưng tiền thì lấy đâu mà lắm thế?...”. Thơm cũng không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa cho để may sắm.
+ Một tình huống bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát. Thái và Cửu bị bọn Ngọc truy lùng, đã chạy nhầm vào chính nhà Thơm. Bản chất trung thực và lương thiện ở Thơm, cùng với sự quý mến sẵn có với Thái, và cả sự hôi hận, tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình, ở lớp III, khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng. Điều đó sẽ dẫn đến hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc lại dẫn đường cho quân Pháp vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn rừng tắt suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.
Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng và tình huống gay cấn, tác giả đã làm rõ bộc lộ đời sông nội tâm với những nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng. Qua nhân vật Thơm, Nguyễn Huy Tưởng đã khẳng định rằng ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian.
Nhân vật Ngọc:
Trong hồi III, nhân vật Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất của y. vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thỏa mãn lòng ham muôn địa vị, quyền lực và tiền tài. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Y đã rắp tâm làm tay sai cho giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khởi nghĩa, ơ hồi IV, Ngọc càng thể hiện bản chất Việt gian, y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trôn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu. Mặt khác, Ngọc lại cố che giấu Thơm bản chất và hành động của y, và vì thế Ngọc lại càng ra sức chiều chuộng vợ. Tâm địa và tham vọng của Ngọc vẫn cứ lộ ra trước Thơm (đặc biệt là khi Ngọc bộc lộ sự ghen tức và ý đồ trị lại thằng Tốn nào đó ở làng). Xây dựng một nhân vật phản diện như Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào nhân vật những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc họa tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.
Hai nhân vật Thái, Cửu:
Trong hồi IV, họ chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.
Nghệ thuật kịch của đoạn trích:
+ Nghệ thuật thể hiện xung đột:
Xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi IV đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng.
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
+ Ngôn ngữ, đối thoại:
Tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng đoạn của hành động kịch (đối thoại giữa Thơm và Ngọc ở Lớp I và lớp IV có khác nhau; đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm ở lớp III có nhịp điệu căng thẳng gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp). Đôi thoại đã bộc lộ rõ được nội tâm và tính cách nhân vật.
Tổng kết:
Đoạn trích hồi IV vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng đã xây diỊng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù; đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng.
Hồi kịch cho thấy nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, thành công nổi bật là tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
II. ĐÊ VÃN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích xung đột kịch trong tác phẩm “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng để làm rõ quá trình chuyển biến của nhân vật Tho'm theo cách mạng.
DÀNÝ
Mở bài:
Bắc Sơn là vở kịch đầu tiên về đề tài cách mạng của Nguyễn Huy Tưởng, được công diễn năm 1946, những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám.
Vở kịch thành công ở việc tạo dựng xung đột kịch qua các tuyêh nhân vật khác nhau, làm rõ quá trình chuyển biến của nhân vật Thơm theo cách mạng.
Thân bài:
Tổng:
Tóm tắt diễn biến chính của vở kịch.
Giới thiệu đoạn trích: xung đột cao trào có ý nghĩa quyết định để nhân vật Thơm nhận rõ bộ mặt Việt gian của Ngọc - chồng cô, kiên quyết và mưu trí bảo vệ cán bộ bị kẻ thù truy đuổi.
Phân:
Thái độ nghi ngờ của Thơm về Ngọc:
+ Thái độ được thể hiện qua màn đối thoại giữa hai vợ chồng Thơm - Ngọc. Ngôn ngữ giàu kịch tính và hành động kịch được tổ chức chặt chẽ cho thấy rạn nứt trong niềm tin của Thơm với chồng. Nhưng Thơm vẫn còn ngây thơ hi vọng chuyện Ngọc là Việt gian không phải là sự thật.
+ Sự gian ngoan xảo quyệt và hèn nhát của Ngọc (tránh ánh mắt của Thơm, vu vạ cho giáo Thái là Việt gian,...). Bên cạnh đó là tâm địa xấu xa, cơ hội, loá mắt vì đồng tiền nhơ bẩn mà làm tay sai cho kẻ thù.
+ Nỗi đau khổ ân hận của Thơm
Tinh huống kịch tính:
+ Thái và Cửu - hai chiến sĩ Bắc Sơn bị kẻ thù truy đuổi chạy nhầm vào nhà Thơm.
+ Cách xử trí tình huống: Cửu nôn nóng, nghi ngờ Thơm trong khi Thái tỏ rõ sự điềm tĩnh, tin tưởng vào phẩm chất của Thơm.
+ Thơm xúc động và lo lắng trước tình thế nguy nan của hai chiến sĩ, quyết che chở họ như người em gái ân cần.
Thơm đối phó với Ngọc:
+ Cuộc đối thoại thể hiện rõ sự khôn khéo nhằm che mắt tên Việt gian lợi hại, nhưng ngoài mặt lại tỏ vẻ ân cần của người vợ vô tư trước việc làm của chồng.
+ Thơm tìm cách cảnh tỉnh Ngọc nhưng không thay đổi được tham vọng điên cuồng đã thành bản chất của Ngọc.
+ Bằng hành động mưu trí, Thơm đã tỏ rõ tấm lòng với cách mạng, không do dự như trước, đứng hẳn về những người khởi nghĩa.
Hợp:
Đánh giá về ý nghĩa tình huống kịch.
Sự thành công của nhà văn trong việc tạo dựng tính cách nhân vật sinh động, tự nhiên để giúp hiểu hơn về tấm lòng nhân dân với cách mạng trong giờ phút nguy nan.
Kết bài:
Thành công của tác phẩm cũng là nền tảng phát triển cho kịch về đề tài cách mạng. Đặc biệt, giá trị của vở kịch tạo được niềm tin cho nhân dân vào cách mạng trong những ngày chính quyền cách mạng còn non trẻ.
BÀI VIẾT GỢI ý
Bắc Sơn là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, là tác phẩm mở đầu của kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và sức mạnh cảm hoá của cách mạng với quần chúng. Đoạn trích hồi IV của vở kịch Bắc Sơn đã tạo được những xung đột kịch điển hình, qua đó tái hiện sinh động chân dung các chiến sĩ cách mạng và tấm lòng của Thơm - nhân vật trung tâm của vở kịch.
Thơm là con của cụ Phương và là chị của Sáng, hai chiến sĩ tham gia vào khởi nghĩa Bắc Sơn. Nhưng cô còn là vợ của Ngọc, một tên Việt gian đã dẫn quân Pháp về tấn công Vũ Lăng, đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa, gây thiệt hại nặng nề cho cách mạng. Trong trận chiến đấu không cân sức, cụ Phương và Sáng đã hi sinh anh dũng. Ngọc cố tình che giấu vợ về hành động theo giặc vì hắn sợ bị trừng trị. Mặt khác hắn lại ôm tham vọng có thật nhiều tiền thưởng của Pháp vì thành tích bắt cán bộ. Một tình huống trớ trêu đầy bất ngờ khi những người bị hắn lùng bắt là Thái và Cửu lại lọt vào chính ngôi nhà của vợ chồng Thơm - Ngọc. Chính trong thời điểm này, người xem được chứng kiến một sự chuyển biến dứt khoát của Thơm, mưu trí đánh lừa Ngọc, bảo vệ an toàn cho các chiến sĩ cách mạng.
Màn kịch bắt đầu bằng những đôĩ thoại của Thơm và Ngọc. Lúc này, qua lời đồn đại, Thơm đã bắt đầu nghi ngờ Ngọc làm tay sai cho giặc Pháp. Bản tính của một người vợ yêu chồng, nhẹ dạ cả tin và trong sáng khiến cho đến tận lúc ấy cô không hề tin vào những dư luận xung quanh. Cộng vào đó, Ngọc vốn là kẻ xồo trá và khéo phỉnh nịnh vợ nên cô càng không có cơ sỏ để nghi cho Ngọc là kẻ phản động. Những lời nói lấp lửng của Ngọc cho thấy hắn cố tình che giấu và chột dạ lo sợ hành động gian manh của mình bị phát giác. Khi Thơm nhìn, hắn đã hoảng hốt: “Mắt cứ như mắt chú ấy” (chú tức là cụ Phương - bô" của Thơm). Khi Thơm tỏ ý nghi Ngọc đi bắt giáo Thái - chiến sĩ Bắc Sơn đang bị giặc săn lùng, hắn đã lu loa lâp liếm bằng những lời nói đánh trông lảng. Nhưng chính thái độ của hắn đã vạch trần bản chất hèn nhát và gian xảo: “Thơm nhìn chồng, vô ý thức y quay mặt nhìn đi chỗ khác”. Dù từ trước đó, Thơm cũng là con người thờ ơ với thời cuộc, an phận thủ thường nhưng bản thân cô không thể không chịu sự tác động của cha và em trai, biết việc đánh Tây là đúng đắn. Bởi thế, gặp ánh mắt của Ngọc lảng tránh, cô đã nói thẳng: “Đã làm rồi, thì thôi đi, hay ho gì cái việc ấy”. Lời nói ấy cho thây Thơm là người phụ nữ sẵn sàng khoan dung, tha thứ nhưng không thể chấp nhận chồng là một kẻ xấu xa. Ngọc là kẻ có nhiều tham vọng, bị đồng tiền làm mờ mắt và dựa vào thế lực của Pháp hòng kiếm chác danh vị giàu sang. Có lúc, Thơm đã tận hưởng những cám dỗ vật chất Ngọc đem lại, nhưng giờ phút này, cô đã dần thấy rõ hơn bộ mặt thật của Ngọc và những đồng tiền nhơ nhuốc hắn đem về. Bởi vậy cô rất dứt khoát: “Làm việc ấy để có tiền thì chết đói, chết rách còn hơn. Anh thằng Sáng đừng cho tôi tiền nữa, tôi không cần tiền ấy”.
Nhưng Ngọc cũng thể hiện sự gian xảo, mập mờ khi tung hoả mù lừa Thơm bằng việc vu không trắng trợn giáo Thái là mật thám. Bởi thế, lòng Thơm hoang mang chưa quyết, lẫn lộn trắng đen. Bản thân cô hẳn phải mong muốn lời đồn không là sự thực, nhưng lương tâm và linh tính mách bảo lại khiến cô đau khổ trăm phần. Kết lại lớp kịch thứ nhất của hồi này, ta thấy Thơm cầm trên tay kỉ vật là khẩu súng lục của cha mà khóc. Đó là thái độ ân hận và báo hiệu một sự chuyển biến tích cực cho tính cách nhân vật: “Chú ơi ! Mé ơi ! Chỉ tại con thôi ! Con có biết đâu !”. Những xung đột kịch hình thành từ chính sự giằng xé nội tâm của nhân vật, đòi hỏi phải được làm sáng tỏ: “Đã chắc gì những lời đồn !... Nhưng tiền thì lấy đâu mà lắm thế!”.
Tình huống đầy bất ngờ mở đầu lớp hai của hồi bốn như bổ sung thêm cho thái độ ngả về phía cách mạng của Thơm. Màn đối thoại giữa ba nhân vật Thơm - Thái - Cửu đã làm nên tình huống thử thách. Chính vào thời điểm này, ta nhận ra vai trò của Thái khi ngăn Cửu manh động định rút súng bắn Thơm, khi biết vào nhầm nhà của kẻ đang lùng bắt mình. Sự bình tĩnh của người cán bộ dạn dày ấy đã cảm hoá được Thơm. Vì đây là lần đầu tiên cô được tiếp xúc với nhân vật rất được mọi người tin yêu, ca ngợi. Những gì cô chứng kiến càng khẳng định cho niềm tin vào người cách mạng. Mặc dù Thơm chưa hiểu hết về công việc cách mạng nhưng dẫu sao cô cũng là con của một liệt sĩ Bắc Sơn, đó cũng là cơ sở để giáo Thái khẳng định lòng tin: “Tôi biết cô Thơm. Anh đừng nghi ngờ dòng máu cụ Phương. Tôi tin như thế. Nghe giọng nói thì biết là thật hay không thật chứ". Nhưng điều trớ trêu, vào chính thời điểm ấy, Ngọc đã dắt quân Pháp lùng bắt Thái và Cửu. Tình thế khẩn cấp không cho phép do dự và cũng là lúc Thơm chứng minh cho tấm lòng ngay thẳng của mình. Trong hoàn cảnh ấy, Thơm thể hiện thái độ hốt hoảng, cuống quýt gần như khóc, nghẹn ngào. Tâm trạng ấy không phải là lo sợ cho bản thân mà chính là đan xen nỗi lo lắng về sinh mạng những chiến sĩ đang ở trong nhà mình, cùng nỗi uất ức khi thấy tận mắt: “Có cả Tây. Ngọc củng đi vào đấy”. Thơm đã đứng hẳn về những người cách mạng khi hành động “ngoan ngoãn và mau lẹ, thân mật như một người em gái” để quyết tâm bảo vệ họ.
Không chỉ che giấu cho những người cách mạng, Thơm còn phải thể hiện hết sự khôn khéo và bình tĩnh để đánh lạc hướng Ngọc. Trong giờ phút này, khi biết rõ bộ mặt thật của Ngọc, cô đã đóng một vai kịch bất đắc dĩ nhưng cũng rất tĩnh táo như nhằm vạch rõ chân tướng của Ngọc. Màn đối thoại lần thứ hai giữa Thơm và Ngọc tạo được sự hồi hộp căng thẳng của một cuộc đâu trí. Giờ phút này, không chỉ tìm cách che chở cho những cán bộ cách mạng đang ẩn nấp ngay trong buồng nhà mình, nói to nhằm đánh động cảnh báo để họ đề phòng kẻ địch, Thơm còn muốn Ngọc bộc lộ chân tướng Việt gian nên cô vờ như muôn níu giữ, vừa tìm cách vuốt ve lòng tự ái của Ngọc. Quả thật, giờ phút này, Ngọc đã bộc lộ rõ động cơ theo giặc của mình. Hoá ra, chỉ vì những tính toán ích kỉ cá nhân: mua nhà, tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm để vênh vang với thiên hạ nên Ngọc đã trở thành nô lệ cho chính những tham vọng của mình. Anh ta quả là một người đáng giận hơn đáng thương. Bởi lẽ, đã có lúc anh ta tự độc thoại để như đáp lại một sự bứt rứt trong lòng, có lẽ vì ân hận trước việc làm của mình đã gây nên cái chết của những ngưới thân yêu của vợ, làm tan cửa nát nhà, nhưng lời lẽ của Ngọc lại là một sự ngụy biện: “Đằng nào chúng nó cũng bị bắt, mình chả bắt thì củng người khác bắt, bắt sớm lại đỡ khổ..”. Để rồi cuối cùng những toan tính nhỏ nhen đã thắng thế trước tình cảm, hắn không thèm đếm xỉa đến sự quan tầm lo lắng thực sự của Thơm mà sấp ngửa chạy theo ảo vọng giàu sang. Bởi thế, dù lời lẽ của Thơm có xa xăm bóng gió nhằm cảm hoá Ngọc cũng không ngăn cản nổi anh ta, cuối cùng cô phải bộc lộ thái độ sốt ruột cùng lời nói sẵng như muôn tách xa khỏi Ngọc. Dù vậy, bề ngoài vẫn phải tỏ ra vui vẻ để tránh sự sinh nghi. Có thể nhận ra trong màn đối thoại này, những lời của Thơm không hề bày tỏ cảm xúc của người vợ thương chồng như lúc đầu mà cô đang phải gắng gượng chịu đựng vai trò người vợ trước một tên Việt gian đầy tham vọng. Kết lại hồi kịch là khoảnh khắc thở phào sung sướng như trút được gánh nặng của Thơm: “May thế!”. Đó cũng là tín hiệu cho ta biết cô đã thật sự đứng về phía cách mạng, không còn là người thờ ơ đứng ngoài cuộc như trước.
Màn kịch với những tình huôhg đột biến liên tục trong bốì cảnh ngôi nhà của Thơm đã tạo nên những bước ngoặt tâm trạng dứt khoát của nhân vật. Qua đó chúng ta nhận ra một con người có lòng tự trọng, ngay thẳng, tuy còn có lúc ngây thơ cả tin nhưng khi biết rõ sự thật đã lột xác để trở thành một con người bình tĩnh, can đảm quyết tâm bảo vệ cách mạng đến cùng. Nguyễn Huy Tưởng đã thành công trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật kịch qua ngôn ngữ và hành động kịch rất tự nhiên.
Bắc Sơn đã có sức cuốn hút với công chúng bởi lẽ tác phẩm đã đem lại hình ảnh chân thực về những chiến sĩ cách mạng trong những ngày sục sôi của khởi nghĩa Bắc Sơn. Qua đó, nhà văn còn khẳng định tấm lòng của nhân dân không rời xa cách mạng ngay cả trong những giờ phút nguy nan nhất. Qua hình tượng nhân vật Thơm, công chúng còn có dịp chứng kiến sức cảm hoá của cách mạng với quần chúng. Chính mối quan hệ khắng khít này đã làm nên sức sông lâu bền của tác phẩm.
TƯ LIỆU THAM KHẢO:
“Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió, đau lòng bao năm sống lầm than đây đó, ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng, còn vang khe núi tiếng quân reo oai hùng. Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ, rồi vùng đồi núi nhớ bao nhiêu hận thù, dân quân du kích cách mạng bùng mùa thu, ra tay đắp nền xây châu Bắc Sơn.” (Bắc Sơn - bài hát của Văn Cao).