Soạn bài Các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán

  • Các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trang 1
  • Các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trang 2
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TÌNH THÁI, CẢM THÁN
KIẾN THỨC CÂN NHỚ
Thành phần tình thái được dùng để diễn đạt cách nhìn của người nói đôi với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ:
+ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt, lấy cổ anh.
+ Anh quay đầu lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Những từ chắc, có lẽ thể hiện độ tin cậy thấp của người nói đối với sự việc được nói đến. Nếu không có chúng thì nghĩa sự việc của câu vẫn không thay đổi.
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tăm lí của người nói (như vui, buồn, mừng, giận,... ).
Ví dụ:
+ O, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
Từ ồ biểu thị thái độ “ngạc nhiên” với việc “độ ấy vui”. Những tiếng sao mà... thế cho biết được tại sao người nói kêu ồ: người nói đánh giá “độ ấy” quá “vui” và nuối tiếc nó.
+ Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pà)
Những tiếng trời ơi cho biết thái độ “ngạc nhiên” của người nói về việc số thời gian còn lại là “năm phút”. Những tiếng chỉ... có cho biết tại sao người nói kêu trời ơi: người nói đánh giá “năm phút” là quá ít cho công việc của anh ta, và hốt hoảng vì thời gian còn lại chỉ là “năm phút”.
Những tiếng ồ, trời ơi không chỉ sự vật hay sự việc nào cả, cũng không dùng để gọi ai cả, mà chỉ giúp người nói bộc lộ tâm trạng của mình. Những tiếng ấy đứng trong câu làm thành phần cảm thán, nhưng cũng có thể tách ra thành một câu cảm thán.
Thành phần tình thái, cảm thản là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu, nên gọi là thành phần biệt lập.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây: a. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua
hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên bây giờ mới có câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
(Văn Hùng, Họ nhà Kim)
Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Nam Cao, Lảo Hạc)
Lúc bấy giờ tôi mừng rỡ vô cùng, nhưng chưa biết nói thế nào cho phải, đành chỉ hỏi:
- À anh Nhuận Thổ, anh đã đến đấy à !
(Lỗ Tấn, Cố hương)
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !
(Bằng Việt, Bếp lửa)
Em hãy tìm những câu văn có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán trong truyện Làng của Kim Lân.