Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 1
  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 2
  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 3
  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 4
  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 5
  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 6
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(Sa hành đoản ca)
Cao Bá Quát
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu:
Cao Bả Quát (1809 - 1855), người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm. Ông là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn nhưng sau lại tham gia khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình.
Cao Bá Quát để lại sô' lượng thơ vãn rất lớn, gần một nghìn bôn trăm bài thơ và hơn hai chục bài văn xuôi. Ngoài ra, Cao Bá Quát còn là tác giả của một sô' bài phú Nôm và hát nói. Thơ ông mới mẻ, phóng khoáng, chú trọng tình cảm tự nhiên của con người, đương thời rất được mến mộ. Xét về vị trí lịch sử, ông là nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kê' sau Nguyễn Du.
Thơ văn ông còn chứa đựng thái độ phê phán chính sự nhà Nguyễn và thể hiện tư tưởng có sắc thái đổi mới, phản ánh phần nào nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam nửa đầu thê' kỉ XIX.
Bài thơ “Sa hành đoản ca”
Cao Bá Quát thi Hương, đỗ cử nhân năm 1831, tại trường thi Hà Nội. Để thi Tiến sĩ, cần vào kinh đô Huế. Do vậy, nhiều lần ông đã vào kinh đô Huê' để thi (nhưng đã không đỗ Tiến sĩ). Bài thơ “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trển bãi cát) viết bằng chữ Hán, được xếp vào loại bài “làm trong khi đi thi Hội” (Nam hành tập).
- Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ cổ thể.
Thơ cổ thể phân biệt với thơ Đường luật (cận thể) ở chỗ không gò bó vào luật. Thơ cổ thể chữ Hán có các thể ba chữ, bôn chữ, năm chữ, bảy chữ và các thể tạp ngôn như ba chữ xen bảy chữ, hoặc ba, năm, bảy chữ xen nhau hoặc xen nhiều loại câu hơn. Sô' câu không hạn chế.
Vần trong thơ cổ thể hoặc là một vần xuyên suốt toàn bài hoặc thay đổi nhiều vần, có thể gieo vần trắc, không nhất thiết vần bằng.
Trong thơ cổ thể, phần đầu và kết thường hô ứng với nhau.
Thơ cổ thể có khi được gọi bằng “ca”, “hành”, “từ”.
Đọc - Hiểu văn bản:
Bốn câu đầu mở ra hai hình ảnh chính của bài thơ - bãi cát và người lữ kháclr. Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông.
Miền Trung, nhất là hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là dải đất hẹp, có thể bằng mắt thường nhìn thấy một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biển Đông. Chắc chấn rằng, hình ảnh bãi cát dài, sóng biển và núi là những hình ảnh thực đã gợi ý cho Cao Bá Quát sáng tác bài thơ. Có thể đoán rằng, ông sáng tác bài thơ trong một lần nào đó, hoặc sau những lần đi Huế đó. Hình ảnh người lữ khách đi trên cát trước hết chính là tác giả. Tuy nhiên, thơ không bao giờ dừng lại ở việc tả thực. Hình tượng thơ luôn mang ý nghĩa khái quát cao.
Sáu câu thơ tiếp:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận không vơi !
Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời,
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả, hỏi tỉnh được mấy người?
Sáu câu thơ có vẻ rời rạc, không gắn bó nhưng thực chất là một liên kết logic chặt chẽ:
Hai câu “Không học được tiên ông phép ngủ - Trèo non, lội suối, giận không nguôi” thể hiện nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình để theo đuổi công danh.
Bôn câu tiếp theo “Xưa nay phường danh lợi - Bôn tẩu trên đường đời - Gió thoảng hơi men trong quán rượu - Say cả, hỏi tỉnh được mấy người?” nói về sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược, chạy xuôi (bôn tẩu) nhọc nhằn được nhà thơ minh họa bằng hình ảnh người đời thấy ở dâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu câu thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Tầm tư tưởng cao rộng của Cao Bá Quát chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh nói chung.
Sáu câu cuối:
Hình ảnh người đi trên bãi cát có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo vì mang tính sáng tạo (không vay mượn như nhiều hình tượng thơ khác), bắt nguồn từ chính cuộc sống hiện thực. Bất cứ ai đã có kinh nghiệm đi trên bãi cát đều dễ dàng hiểu được tư tưởng của bài thơ.
Người đi khi thì xưng là “khách”, khi thì xưng là “anh”, khi thì xưng là “ta”. Dường như tác giả không chỉ đôì thoại với mình mà còn đốì thoại với cả một lớp người như mình - một lớp người đang mệt mỏi trên con đường khoa cử vô nghĩa. Hình ảnh bãi cát dài, cũng như hình ảnh con đường cùng, tất cả đều tượng trưng cho con đường khoa cử công danh vô nghĩa ấy. Cứ đứng làm chi trên bãi cát trong khi “Phía bắc húi Bắc núi muôn trùng / Phía nam núi Nam, sóng dào dạt"? Nhưng một bên là núi muôn trùng, một bên là sồng muôn lớp, biết tìm con đường nào để đi? Cũng có thể hiểu câu thơ theo một ý nghĩa khác: Bao nhiêu biến động lớn lao đang diễn ra, mà tại sao con người cứ mê ngủ trong giấc mộng cũ xưa? Có lẽ đó chính là suy nghĩ mới mẻ của Cao Bá Quát so với thời đại ông đang sông.
c. Tổng kết:
“Sa hành đoản ca” biểu lộ sự chán ghét của tác giả đối với việc mưu cầu danh lợi và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC TRONG THƠ CAO BÁ QUÁT
Thơ ông chứa đựng một nội dung hiện thực phong phú
Thơ vãn Cao Bá Quát thuộc khuynh hướng phê phán hiện thực, bộ mặt của xã hội đương thời được phản ánh khá rộng rãi, đa dạng và phong phú trong tác phẩm của ông. Chẳng hạn, qua thơ văn của ông, người ta có thể thấy cuộc sông thiếu thốn, vất vả của một nhà Nho nghèo có hoài bão, tâm huyết, đến cuộc sông của một kẻ bị tù tội oan uổng; những sức ép tàn bạo bằng ngục tù, roi đòn của nhà Nguyễn đôì với những con người có tài năng, có tư tưởng tiến bộ, rồi cuộc đời cùng quẫn của nhân dân lao động trong xã hội đương thời. Cũng như bao nhà thơ tiến bộ khác, Cao Bá Quát cũng bắt đầu từ những vấn đề của cá nhân để đi đến những vấn đề có tính xã hội và càng về sau thơ văn ông càng giàu tính hiện thực. Từ những chi tiết mang tính hiện thực ấy, ta thấy hiện lên bộ mặt của một chế độ đã già cỗi, tàn bạo, bất nhân đáng nguyền rủa và đáng bị tiêu diệt.
Thơ Cao Bả Quát chứa đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ
Thơ văn Cao Bá Quát là sản phẩm tinh thần của một con người có nhân cách cứng cỏi, trí tuệ sáng suốt; một tâm hồn lộng gió thời đại, một trái tim nhạy bén giàu cảm xúc. Vì vậy thơ văn ông chứa đựng nhiều tình cảm tôt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ.
Lòng yêu nước và tự hào dân tộc
Khâm phục và ngưỡng mộ những người anh hùng cứu nước, ông viết các bài thơ “Vịnh Phù Đổng Thiên Vương”, “Vịnh Trần Hưng Đạo”... Qua việc ca ngợi những người anh hùng đó, Cao Bá Quát bộc lộ ước muôn cứu dân, cứu nước của mình. Ông như tìm thấy sự tiếp sức từ trong lịch sử của dân tộc.
Đây là điểm khác biệt giữa thơ vịnh lịch sử của ông và các nhà thơ khác (họ vịnh lịch sử đẩ quay lưng với hiện thực cuộc sông).
Cao Bá Quát còn là con người say mê với những cảnh đẹp của non sông đất nước, ông ca ngợi những cảnh đẹp ấy. Hầu hết các danh lam thắng cảnh của miền Bắc, ông đều có đến thăm và đề thơ ngâm vịnh, như núi Ba Vì, hồ Tây, núi Dục Thúy, sông Hương (ở miền Trung). Nét đặc sắc của nhà thơ khi miêu tả các cảnh này là ở chỗ ông không miêu tả nó theo lối của những ẩn sĩ đi du ngoạn để chữa bệnh tinh thần mà lại kèm theo hào khí dân tộc. Dải sông Hương mềm mại đến thế mà khi hiện lên trong thơ ông vẫn mang một hào khí hùng tráng:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên
(Con sông dài như thanh kiếm dựng giữa trời xanh).
(.Buổi sáng qưa sông Hương)
Núi Dục Thúy, núi Tản Viên, hồ Tây từ lâu đã trở thành niềm tự hào của đất nước, và đặc biệt là hình tượng núi Tản đã từng tượng trưng cho khí phách hào hùng của dân tộc ta. Và trong thơ Cao Bá Quát, nét đặc sắc là câu tự vấn của tác giả: “Non sông như thế, mình thì sao đây?” khi đứng trước những thắng cảnh ấy. Tình cảm của ông bao giờ cũng là tình cảm hai chiều: yêu thương và trách nhiệm. Đây không phải là điều dễ tìm thấy ở các nhà thơ đương thời.
Đặc biệt trong thời đại sông của mình, Cao Bá Quát đã ý thức, đã băn khoăn cho sô' mệnh của đất nước trước hiểm họa xâm lăng từ phương Tây.
Lòng yêu thương những con người nghèo khổ, hắt hạnh
Đây là nét đặc sắc nổi bật nhất, phân cách giữa Cao Bá Quát và các nhà thơ đương thời. Cao Bá Quát có một ý thức vì dân thực sự, ông đã đứng về phía quần chúng lao động để thông cảm với những nỗi khổ đói cơm, rách áo của họ.
Nhà thơ đã thực sự xúc động trước những tình cảnh đói cơm, rách áo của những người dân nghèo:
+ Bài thơ “Dọc đường gặp người đói" giúp ta cảm nhận được một tấm lòng yêu thương với tình cảm dạt dào.
+ Bài “Người tát nước trên đồng cao buổi sáng”, tác giả miêu tả cảnh những người lao động đang tát nước trên đồng cao. Buổi sáng sương núi còn dày đặc, trời rét, bụng đói, môi run cầm cập mà cứ phải luôn tay kéo gàu.
+ Bài “Cô gái từ trên cầu trở về lúc buổi tối” (Mộ kiều qui nữ) tả cảnh buổi chiều tối, trời rét, một cô gái phải đi bán áo để mua cám cho gia đình, khi trở về qua cầu gió hun hút thổi mà cô gái vẫn thản nhiên bước đi bởi lòng cô như ấm lên khi nghĩ tới người nhà đang tựa cửa chờ mình.
Cao Bá Quát cũng đã nhìn thấy được nguyên nhân của sự đói khổ của quần chúng lao động là do sự áp bức, bóc lột của giai cấp thông trị. Vì thế nhà thơ đã hết sức căm giận và trực tiếp phê phán chính sách cai trị hà khắc của triều đình nhà Nguyễn. Lòng yêu thương quần chúng của Cao Bá Quát cũng đã biến thành trách nhiệm, đây cũng là nét đặc sắc của tác giả này. Ong băn khoăn, day dứt về trách nhiệm của mình đôi với dân. Có lúc ông tỏ ra bực tức vì thấy mình đã già, đã bất lực:
Lòng thẹn với lòng này hóa lão,
Cúi đầu lẳng lặng dựa bên tường.
Thơ ông chứa đựng nhiều tình cảm đậm đà, chung thủy trong quan hệ bè bạn, gia đình, làng xóm. Thời kì bị giam, nhà thơ đã viết nhiều bài thơ thể hiện lòng thương vợ, nhớ con, nhớ quê hương, bạn bè da diết.
ở bài thơ “Tiếp thư của vợ gửi áo rét”, nhà thơ đã viết những câu thơ thật xúc động:
Trước đèn thư mở lệ muôn hàng,
Hồn gửi phòng the luống vấn vương.
Bài “Mộng vong nữ” (.Chiêm bao thấy con gái đã mất) là tiếng nói yêu thương, đau xót, thể hiện một tâm hồn giàu chất nhân văn của nhà thơ. Trong mơ ông thấy người con gái đã mất trở về với quần áo mong manh, rách nát, sắc diện thê thiết.
Bài “Trả lời người bạn hỏi thăm” viết khi bị thải về nhà:
Chợt nghĩ tới mình ruột gan như từng khúc,
Nhớ bạn mỗi ngày tính đến trăm lần.
Thơ ông còn chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ
Ông là người có thái độ đúng đắn trước sức mạnh vật chất của người phương Tây. Ông không tỏ ra khiếp sợ, tuy có ngạc nhiên. Bài thơ “Hồng mao hỏa thuyền ca” ông miêu tả con tàu không buồm, không chèo, không người đẩy mà đi ngang, chạy ngược nhanh như ngựa phi. Khói phun ngùn ngụt, sóng tung tóe ầm ầm như sóng. Nhưng kết thúc bài thơ, ông kết luận đầy khí phách, cảnh cáo con tàu đừng chủ quan khi đến biển Đông. Bởi sóng nước ở đây không dễ dàng như bể Tây đâu.
Ông có một thái độ đúng đắn và tiến bộ trước lôi học từ chương khoa cử của nền giáo dục phong kiến từ ngàn đời nay. Cao Bá Quát là người đầu tiên dám phê phán và phủ định lối học đó, ông coi lối học từ chương là trò nhai văn nhá chữ, là lối học trẻ con, hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thực tế. ông phê phán bàng lời và cả hành động của mình. Việc ông chữa các bài phạm húy tựu trung cũng mang ý nghĩa phản kháng, phê phán, xuất phát từ chỗ ông không đồng ý với những phép tắc ngu xuẩn của trường thi thời bấy giờ.
Ông quan tâm đến tác dụng của vãn thơ và đề xuất một số quan niệm về văn thơ rất tiến bộ. Ông cho rằng thơ vừa phải có quy cách, vừa phải có tính tình nhưng tính tỉnh là cái quyết định.
Thơ Cao Bá Quát in đậm dấu ấn bản lĩnh và phong cách nhà thơ
Cao Bá Quát là một con người phóng túng, có nhân cách cứng cỏi, có tâm hồn, có trái tim giàu cảm xúc. Những điều đó đã in đậm vào sáng tác và trở thành phong cách riêng của nhà thơ, phong cách đó tạm quy vào mấy nét sau:
Sáng tác của ông mang tính chất phóng túng. Tiêu biểu nhất là trong thơ chữ Hán, ông sử dụng nhiều hình tượng mới mẻ, có nhiều tứ thơ đột xuất.
Nói tới hoa mai, các nhà thơ xưa thường ca ngợi sự trắng trong và tinh khiết của nó. Cao Bá Quát cũng ca ngợi cái tinh khiết, cái trắng trong đó của hoa mai nhưng thiết thực hơn, ông muốn tự tay mình gieo lên núi một rừng mai để rồi khi Xuân đến mai sẽ xanh tươi điểm tô cho bầu trời, mai sẽ trở thành bức tranh tuyệt tác cho đời xem chung (Tài mai).
Nói đến dòng sông Hương của Huế, người ta thường nghĩ tới một dòng sông hiền hòa mềm mại, nhưng dưới con mắt của Cao Bá Quát thì sông Hương lại giông như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh.
Bài phú “Tài tử đa củng” cũng là một hiện tượng đặc biệt. Do tính chất biền ngẫu của câu văn nên phú thường có cái gò bó của nó nhưng đọc bài phú của Cao Bá Quát, ta thấy ngòi bút của ông vẫn phóng túng hết mực. Ông vẫn diễn tả được một cách sôi nổi cái háo hức của tuổi trẻ. Trong bài phú, ông dùng nhiều động từ diễn tả hành động mạnh bạo để thể hiện tư tưởng lành mạnh, tiến bộ của mình.
Thơ Cao Bá Quát kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy nghĩ, giữa tình cảm và lí trí. Lí trí làm cho tình cảm của nhà thơ trở nên sâu sắc hơn, đậm đà hơn; ngược lại, tình cảm làm cho suy nghĩ của nhà thơ trở nên đúng đắn hơn. Ông luôn băn khoăn về con đường đi của mình, về trách nhiệm của một Nhà Nho đốì với nhân dân.
Hiện thực trong thơ ông nôm na mà bay bổng chất thơ đã nói rõ việc Cao Bá Quát không ngại đi vào những chi tiết chân thực nhất của cuộc sông.
Cao Bá Quát là nhà thơ lớn nhất trong khuynh hướng phê phán hiện thực của văn học nửa đầu thế kỉ XIX. Đóng góp của thơ vãn Cao Bá Quát trước hết là ở nội dung, cái hơn người của ông là nội dung tư tưởng, là lòng dũng cảm, là sự sáng suốt cả về chính trị lẫn văn hóa. Cuộc đời của ông vẫn là một bài học quý, khi cần thiết ông biết ném cây bút để nắm lấy Long tuyền.
(Theo giáo trình của Đại học cần Thơ)