Soạn bài Đám tang lão Gô - ri - ô

  • Đám tang lão Gô - ri - ô trang 1
  • Đám tang lão Gô - ri - ô trang 2
  • Đám tang lão Gô - ri - ô trang 3
  • Đám tang lão Gô - ri - ô trang 4
  • Đám tang lão Gô - ri - ô trang 5
  • Đám tang lão Gô - ri - ô trang 6
  • Đám tang lão Gô - ri - ô trang 7
ĐÁM TANG LÃO GÔ-RI-Ô
(Trích “Lão Gô-ri-ô”)
Ban-dắc
A. Giới thiệu
Ô-nô-rê đơ Ban-dắc (1799 - 1850) là nhà tiểu thuyết vĩ đại của nước Pháp, là “một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” (Ăng-ghen).
Ông sinh ra ở Tua, trong một gia đình vôh dòng dõi nông dân, sau chuyển lên Pa-ri làm ăn. Chi tiết “dơ” (de), dấu hiệu dòng dõi quý tộc, là do ông thêm vào tên họ của mình.
Sống vào nửa đầu thế kỉ XIX khi Cách mạng 1789 ở Pháp đã thành công, nhưng ánh vàng son của chế độ phong kiến chưa phải đã lụi tàn, Ban- dắc thời thanh niên mơ ước nổi danh, nuôi mộng làm giàu và muôn bước chân vào xã hội thượng lưu.
Ông chọn con đường văn chương, trái với ý của cha muốn con theo học luật. Rồi ông lao vào lĩnh vực kinh doanh mong giàu có, nhưng toàn thua lỗ, thất bại, cuối cùng đành từ bỏ mộng làm giàu, trở về với sự nghiệp văn chương.
Do lòng say mê văn chương kết hợp với vôn sông phong phú và sự hiểu biết sâu sắc các ngóc ngách của xã hội tư sản ông tích lũy được trong những năm bôn ba khắp nơi trên con đường kinh doanh, nên các tác phẩm của ông thời kì này là những tiểu thuyết có giá trị hiện thực phê phán cái xã hội trong đó đồng tiền tác oai tác quái.
Sự nghiệp sáng tác của Ban-dắc khá đồ sộ: 97 tiểu thuyết, hợp thành bộ “Tấn trò đời”.
Với quy mô chưa từng thấy của số lượng tác phẩm, với hơn hai ngàn nhân vật, “Tấn trò đời” đã bao quát bao số phận gắn chặt với thời đại và cuộc sống tới mức tạo nên “một xã hội hư cấu giống, như một xã hội hoàn chỉnh”, đúng như ý đồ của nhà văn.
Các tiểu thuyết nổi tiếng nhất là: “Miếng da lừa", “ơ-giê-ni Grăng-đè”, “Lão Gô-ri-ô”, “Ao mộng tiêu tan",...
Tiểu thuyết “Lão Gô-ri-ô” (1834)
Cốt truyện:
Tại quán trọ của bà Vô-ke ở ngoại ô Pa-ri vào năm 1819, có một số khách thuê phòng dài hạn: Cô Vích-to-rin, con gái nhà tư sản cỡ bự Tay-dơ-phe bị cha ruồng bỏ để Mdồn tài sản cho cậu con trai duy nhất; tên tù khổ sai vượt ngục dưới cái tên giả Vô-tơ-ranh; lão Gô-ri-ô, 69 tuổi, xưa kia giàu có nhờ buôn bán lúa mì, sau khánh kiệt phải ra ở quán trọ, vì có bao nhiêu tiền đều bị hai cô con gái mà ông yêu thương vô cùng bòn rút hết cả; anh sinh viên ơ- gien dơ Ra-xti-nhắc từ tỉnh lẻ lên Pa-ri học luật,...
Ra-xti-nhắc ngán ngẩm cảnh nghèo, muôn nhanh chóng được gia nhập vào xã hội phồn hoa. Chàng tình cờ làm quen được với nữ bá tước A-na-xta-di đơ Re-xtô, con gái lớn lão Gô-ri-ô, liền đến chơi nhà, nhưng do vụng về nói lộ ra tên lão Gô-ri-ô nên từ đó bị cấm cửa. Sau chuyện không may ấy, Vô-tơ- ranh khuyên Ra-xti-nhắc chinh phục cô gái nghèo Vích-to-rin rồi hắn sẽ giúp đỡ bằng cách giết chết đứa em trai của cô, như vậy cô sẽ thừa hưởng được gia tài khổng lồ của bô', nhưng Ra-xti-nhắc không nghe theo. Rồi anh lại tình cờ làm quen được với Đen-phin, con gái thứ hai của lão Gô-ri-ô, vợ chủ ngân hàng Đơ Nuy-xanh-giăng và có nhân tình là Đơ Mac-xây. Anh kể cho lão Gô- ri-ô nghe, lão vô cùng cảm động.
Lão Gô-ri-ô thu vét tiền nong mua một căn hộ nhỏ để Ra-xti-nhắc có chỗ gặp gỡ với Đen-phin và lão cũng dự định sẽ dọn đến ở cùng. Đúng dịp đó, hết cô em lại cô chị đến khóc lóc với cha về hoàn cảnh quẫn bách không có tiền trang trải những khoản tiêu giấu chồng. Lão Gô-ri-ô đâm ra ôm nặng. Ra-xti- nhắc đến tìm A-na-xta-di và Đen-phin báo tin cha các cô khó lòng qua khỏi, nhưng cả hai đều viện lí do không tới được. Cuối cùng A-na-xta-di đến thì đã quá muộn. Ra-xti-nhắc phải tự bỏ tiền ra chôn cất cho lão Gô-ri-ô, người láng giềng của anh trong quán trọ của bà Vô-ke.
“Lão Gô-ri-ô” đã quy tụ nhiều nét đặc trưng của tiểu thuyết Ban-dắc: Nhân vật chứa chất dam mê mãnh liệt; những tính cách chịu sự chi phối nghiệt ngã của cuộc sống - đặc biệt là đồng tiền; một số nhân vật sẽ trở đi, trở lại trong những cảnh đời khác nhau ở nhiều truyện trong bộ “Tấn trò đời”.
3. Đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô” nằm ở phần cuối tiểu thuyết “Lão Gô-ri-ô”.
Tiểu thuyết “Lão Gô-ri-ô" được kết cấu liền mạch, không chia thành các chương, mục, và theo trật tự thời gian. Đó là kiểu kết cấu khá đơn giản của tiểu thuyết truyền thống, không có đảo ngược thời gian hoặc thời gian gấp khúc.
Lối kể chuyện ấy được phản ánh ngay trong đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô”. Tất cả diễn ra tuần tự trước sau, căn cứ vào đấy có thể chia bài này thành bôn phần:
Phần 1: Từ quán trọ bà Vô-ke đến nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông;
Phần 2: Cuộc hành lễ ở nhà thờ;
Phần 3: Từ nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông đến nghĩa trang Cha-La-se-dơ;
Phần 4: Ra-xti-nhắc còn lại một mình sau khi chôn cất xong lão Gô-ri-ô.
B. Đọc - Hiểu văn bản
Một cảnh tượng não lòng
Đám tang lão Gô-ri-ô được đặt vào không gian và thời gian xác định, đó là đặc điểm bút pháp hiện thực của Ban-dắc, đem lại cho người đọc ấn tượng như thật.
+ Về thời gian, nhà văn chú ý đến sự chính xác từng phút. Ba lần yếu tô' giờ giấc được iihắc đến: Nghi lễ cử hành ở nhà thờ hết “hai mươi phút" theo lời người kể chuyện; ngay sau đó vị linh mục nói là đã “năm giờ rưỡi”', rồi người kể chuyện lại cho biết đến “sáu giòi” xác ông cụ Gô-ri-ô được hạ huyệt. Quãng thời gian từ khi xuất phát ở nhà trọ của bà Vô-ke đến lúc hành lễ ở nhà thờ tuy nhà vãn không nói rõ nhưng ta vẫn cảm nhận được qua chi tiết nhà thờ “không cách xa phố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-va mấy tí", song phải “chờ hai vị lỉnh mục, chú bé hát lễ và người bõ nhà thờ”. Chắc cũng chỉ kéo dài khoảng vài chục phút như quãng thời gian từ khi hạ huyệt đến lúc Ra-xti-nhắc rời nghĩa trang Cha-La-se-dơ.
+ về không gian, những địa điểm chính xác được nhắc đến trong đoạn văn càng góp phần tô đậm thêm ấn tượng như thật, nhất là đối với những người dân đã từng sông ở Pa-ri. Tuy chỉ là hư cấu nghệ thuật, nhưng quán trọ của bà Vô-ke có địa chỉ. Nó được đặt vào phô' Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơ ở ngoại ô Pa-ri vào thập niên thứ hai của thế kỉ XIX. Ngày nay, vùng ngoại ô ấy thuộc nội thành; ở Quận 5 có một phô' mang tên gần giống như thế: Phô' Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơ. Nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông là ngôi nhà thờ có thật xây dựng từ thế kỉ XIII ở quảng trường Păng-tê-ông, nghĩa là rất gần với phô' nơi nhà văn chọn làm địa điểm cho quán trọ. Nhà thờ này là nơi đặt thánh tích Nữ thánh Giơ-nơ-vi-e-vơ, vị nữ thánh bảo trợ kinh thành Pa-ri. Nghĩa trang Cha-La-se-dơ cũng là một nghĩa trang có thật, ở xa hơn về phía Đông Bắc, lập ra nãm 1804, trước khi xảy ra câu chuyện trong tiểu thuyết này không lâu.
Lão Gô-ri-ô bấy giờ đã chết, nằm trong quan tài, nhưng vẫn cứ là nhân vật trung tâm của đoạn trích, cũng như lão là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Nhà vãn dùng nhiều biện pháp nghệ thuật cụ thể nhằm khắc họa đậm nét sô' phận bi đát của lão. Chẳng phải không có dụng ý khi nhà văn kết thúc quyển tiểu thuyết về lão bằng một đám tang, đám tang của chính lão. Ban-dắc chọn khung cảnh là một vùng ngoại ô buồn tẻ (ngày nay cả khu vực ấy, từ dãy phố, nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông đến nghĩa trang Cha- La-se-dơ, đều thuộc nội thành Pa-ri náo nhiệt), ông chọn thời gian vào lúc ngày tàn. Đám tang nào mà chẳng buồn, nhưng khung cảnh không gian, thời gian này rõ ràng càng làm tăng thêm tính chất bi đát. Ánh sáng lờ mờ của giáo đường đã “nhỏ” lại “thấp và tối”, rồi đến quang cảnh “ngày tàn” với một “buổi hoàng hôn ẩm ướt” là thứ ánh sáng và màụ sắc được lựa chọn để miêu tả đám tang. Ánh sáng và màu sắc ấy càng trở nên ảm đạm hơn khi cuối cùng, xa xa về phía trung tâm thành phô' đã lên đền.
Ánh đèn rực rỡ và cả âm thanh {cái tổ ong “rào rào”) là ở chỗ xa xa kia, còn nơi đây lặng lẽ đến rợn người. Nhà văn như cô' tình bỏ qua không nhắc đến những tiếng động: không có tiếng xe ngựa, không nghe tiếng cuốc xẻng; không nghe âm vang những lời cầu kinh vì chúng chỉ được nhắc thoáng qua trong lời kể. Không phải ngẫu nhiên trong bài “Đám tang lão Gô-ri-ô”, nhà văn chủ yếu sử dụng ngôn từ gián tiếp của người kể chuyện. Chỉ có ba lần lời nói trực tiếp vang lên, ba câu ngắn ngủi, ba lời đối thoại, nhưng là đối thoại một chiều, một lời của Cri-xtô-phơ, một của vị linh mục và một của Ra-xti-nhắc.
+ Cri-xtô-phơ nói với Ra-xti-nhắc: “Đúng thế đấy, cậu ơ-gien ạ... ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội”. Ban-dắc đưa câu này vào đây thật đúng lúc. Nó gợi lên nghịch cảnh tâm lí: người chết càng tốt bụng, hiền lành bao nhiêu thì đám tang càng có vẻ xót xa, trớ trêu bấy nhiêu.
+ Vị linh mục nói: “Không có người đưa đám...”. Gần đúng như thế nếu ta tạm gác sang một bên nhân vật Ra-xti-nhắc. Thật mủi lòng phải chứng kiến một đám tang không có người đưa ! Chẳng ai là người thân thích. Chỉ một dúm người dưng đếm được trên đầu ngón tay, hầu hết là những nhân vật phụ không đáng để nhà vàn đặt cho một cái tên, trừ Ra-xti-nhắc và Cri-xtô- phơ. Đi theo chiếc xe chở người xâu sô' từ quán trọ đến nhà thờ Thánh-Ê- chiên-đuy-Mông chỉ có bôn người: Ra-xti-nhắc, Cri-xtô-phơ và hai gã đô tuỳ. Lúc hành lễ có thêm bôn người nữa là hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bõ nhà thờ. Khi xe tang chuyển bánh đến nghĩa trang, có thêm hai gia nhân trên hai chiếc xe ngựa không có người ngồi của bá tước Đơ Re-xtô và của nam tước Đơ Nuy-xanh-giăng, nhưng lại bớt đi người bõ nhà thờ và một vị linh mục. Tới nơi, có thêm hai gã đào huyệt nữa, nhưng hai gã đô tuỳ chắc là quay về ngay theo với xe tang, chẳng đợi chôn cất xong, tuy không thấy người kể chuyện nhắc đến. Nhà văn khéo bô' trí để sô' người đã ít ỏi kia lại cứ vơi đi dần: Mới đầu là bọn gia nhân của hai cô con gái cùng với vị linh mục và chú bé hát lễ sau khi đọc xong bài kinh ngắn ngủi; rồi đến lượt hai gã đào huyệt lúc vùi xong nấm mộ; cuối cùng Cri-xtô-phơ bỏ đi nô't, để lại một mình Ra- xti-nhắc, và chàng sinh viên cũng không đứng bên mộ mà được nhà văn cho đi “về phía đầu nghĩa địa”.
Ngòi bút hiện thực của Ban-dắc thường hết sức tỉ mỉ, chú ý đến từng chi tiết khi kể và tả. Dường như ông sử dụng biện pháp nghệ thuật hoàn toàn ngược lại ở đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ò”. Nhà vãn tránh không tả. Bạn đọc không được biết gì về nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông bên ngoài cũng như nội thất, trừ chi tiết “một giáo đường nhỏ, tliẩp và tối”. Ta cũng chẳng được biết gì về quãng đường đi và quang cảnh nghĩa trang Cha-La-se-dơ, ngoài hình ảnh “thành phố Pa-ri nằm khúc khuỷu dọc hai bờ sông Xen” hiện ra trước mắt chàng sinh viên Ra-xti-nhắc.
Nhà văn chỉ kể, mà kể cũng rất lướt, không dừng lại ở một cảnh nào cả, nên ta không thể hình dung được nghi lễ cử hành ở nhà thờ và việc chôn cất ở nghĩa trang. Những biện pháp nghệ thuật kể trên nhằm rút ngắn càng nhiều càng tốt đoạn vãn miêu tả đám tang lão Gô-ri-ô, để mọi người cảm nhận được ngay trên trang giấy tính chất sơ sài quá đáng của thủ tục tang lễ. Nghi lễ cử hành ở nhà thờ chỉ hai mươi phút ư? Ta cảm nhận được điều đó ngay ở sô' dòng ngắn ngủi nhà vãn dành cho thủ tục này. Đếm sô' dòng dành cho việc chôn cất ở nghĩa trang cũng thấy được việc làm qua quýt.
Đám tang thiếu vắng tình người
Lão Gô-ri-ô là nạn nhân đau khổ của thói đời đen bạc; các nhân vật - trừ nhân vật Gô-ri-ô - dưới ngòi bút của Ban-dắc đều ít nhiều bị biến chất đi trong xã hội đồng tiền. Một đoạn văn không dài lắm mà bao nhiêu lần nhà vãn nhắc đến tiền. Cri-xtô-phơ gắn việc làm của mình với “mấy món tiền đãi công kha khá”-, các vị nhà đạo tiến hành nghi lễ xứng đáng “với giá tiền bảy mươi quan....”-, bài kinh ngắn ngủi cầu cho lão ở nghĩa trang đo “chàng sinh viên trả tiền”. Hai gã đào huyệt mới hất được vài xẻng đất thì đã đòi “tiền đãi công”, khiến Ra-xti-nhắc móc túi không còn đồng nào, buộc phải vay Cri- xtô-phơ “hai mươi xu”. Đồng tiền đã len vào mọi ngóc ngách của xã hội.
Hai người con gái của lão Gô-ri-ô không được nhà vãn cho xuất hiện ở mấy trang cuối cùng của tiểu thuyết này, nhưng ta lại không thể không nói đến. Ban-dắc ba lần nhắc tới họ. Khi thi hài của người quá cố sắp được chuyển đến nhà thờ, người kể chuyện nhắc đến “cái hình ảnh thuộc về một thời mà Đen-phin và A-na-xta-di còn bé bỏng, đồng trinh và trong trắng....”-, ở trong nhà thờ, chàng sinh viên đã “hoài công tìm hai cô con gái...”. Khi xe tang sắp chuyển bánh đến nghĩa trang thì “... xuất hiện hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người ngồi,.một của bá tước Đơ Re-xtô và một của nam tước Đơ Nuy-xanh-giăng”. Lần đầu gợi về quá khứ, hai lần sau nhắc đến hiện tại; thoạt tiên, người kể chuyện gọi họ bằng tên thời con gái A-na-xta-di và Đen-phin, cuối cùng người kể chuyện thay bằng tên các đức ông chồng, bá tước Đơ Re-xtô và nam tước Đơ Nuy-xanh-giăng.
Ý đồ nghệ thuật của nhà vãn bộc lộ rõ ràng qua cách bô' trí và sử dụng ngôn ngữ như trên. Nó gợi cho ta thấy được quá trình biến chất của những đứa con ấy, mà nguyên nhân sâu xa là sự nhào nặn của xã hội thượng lưu. Chồng của cô chị là một nhà quý tộc, chồng của cô em là một chủ ngần hàng. Địa vị phu nhân của bá tước và vợ chủ ngân hàng giết chết “A-na-xta-di” và “Đen- phin” trong tâm hồn họ. Thật bi đát cho số phận của người cha Gô-ri-ô có những đứa con như vậy. ơ cùng một thành phô' mà lánh mặt cha lúc cha còn sông, xấu hổ vì cha nghèo; lúc cha ốm đau không đến thăm vì còn mải những thú vui riêng; khi cha qua đời, không có mặt; và đến bây giờ không đưa cha về nơi an nghỉ cuô'i cùng. Mà đấy lại là người cha thương con rất mực và “chưa từng làm điểu gì nên tội”.
Chi tiết hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người iigồi là hình ảnh rất đạt nhà văn đưa vào đám tang này. Nó vừa là sự có mặt, vừa là sự vắng mặt của hai vợ chồng Đơ Re-xtô và Đơ Nuy-xanh-giăng, nhưng chủ yếu là của hai bà vợ, vắng mặt thật và có mặt giả. Nó gợi nhớ cho những ai quên là lão Gô-ri-ô có hai cô con gái. Nó tăng thêm tính chất bi đát cho sô' phận và đám tang của người cha bất hạnh. Nếu không có hai chiếc xe ấy, chắc linh hồn người xấu sô' nằm trong chiếc quan tài kia đỡ đau đớn hơn nếu linh hồn vẫn tồn tại. Và những người chứng kiến đám tang, cũng như chúng ta đọc đến đoạn này đỡ xót xa hơn. Thời gian sẽ làm cho bạn đọc quên đi nhiều chi tiết trong tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô, thậm chí quên cả tên hai cô con gái. Nhưng chắc chắn người ta sẽ nhớ mãi hình ảnh hai chiếc xe không !
Một đám tang chôn cả hai người
Đám tang ấy đã đưa lão Gô-ri-ô - người cha bất hạnh - về nơi an nghỉ
cuối cùng. Nhưng đám tang ấy còn chôn cả phần người tốt đẹp của chàng thanh niên Ra-xti-nhắc. Chứng kiến những điều não lòng trong suốt đám tang của lão Gô-ri-ô, cuối cùng, trong cảnh ngày tàn, Ra-xti-nhắc “nhìn ngôi mộ và vùi xuống đấy giọt nước mắt cuối cùng của người trai trẻ, giọt nước mắt trào ra vì những mối xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng, cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút lên đến tận trời cao”. Ban-dắc đã viết một câu văn lãng mạn duy nhất trong suốt cả đoạn này để ca ngợi giọt nước mắt của tình người cao quý.
Sau giọt nước mắt ấy, chỉ còn lại trên đời này một Ra-xti-nhắc lạnh lùng “khoanh tay ngắm những đám mây”, và chuẩn bị dấn thân vào xã hội thượng lưư với một trái tim lạnh lùng.
c. Tổng kết
Với một ngòi hút hiện thực sắc sảo, Ban-dắc trong đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô” đã phơi bày hiện thực xấu xa của xã hội tư sản quý tộc, trong đó đồng tiền đã giết chết tình cảm và lương tri của con người.