Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 1
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 2
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 3
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 4
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 5
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 6
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 7
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 8
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 9
  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trang 10
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM ĐAU thế kỉ XX
ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Một số nét về tình hình xã hội và văn hóa
Những nét chính về lịch sử - xã hội
Thực dân Pháp đặt ách đô hộ thực dân lên toàiì bộ đất nước ta, củng cố’ bộ máy thống trị, liên tiếp tiến hành hai cuộc khai thác về kinh tế với quy mô lớn.
Dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến, và có giai đoạn thêm ách đô hộ của phát xít, không khí xã hội Việt Nam trở nên rất ngột ngạt, đời sông của nhân dân vô cùng cực khổ. Mâu thuẫn giữa dân tộc và bọn thực dân, giữa quần chúng lao động và bọn bóc lột ngày càng trở nên sâu sắc, quyết liệt, thúc đẩy lịch sử chuyển biến mau lẹ.
Phong trào giải phóng dân tộc tuy có lúc bùng phát, sục sôi, có lúc âm ỉ, nhưng không lúc nào tắt.
Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 biến đổi theo hướng hiện đại.
+ Về kinh tế, những đô thị mới ra đời, một số ngành công nghiệp xuất hiện. + Về cơ cấu giai cấp, những giai cấp mới, tầng lớp mới như tư sản, công
nhân, tiểu tư sản lần đầu tiên xuất hiện và ngày càng đông đảo.
Sự biến đổi về văn hóa
Trong sự thay đổi chung của xã hội, văn hóa Việt Nam thời kì này cũng có sự thay đổi. Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với vãn hóa phương Tây mà chủ yếu là vãn hóa Pháp. Đây là thời kì “mưa Âu, gió Mỹ”, “Á, Âu xáo trộn”, cũ mới giao tranh. Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở cả hai chiều tiến bộ và lạc hậu, nền văn hóa Việt Nam thời kì này đã chuyển biến theo hướng hiện đại, từng bước lấn át nền văn hóa cổ truyền phong kiến có bề dày hàng nghìn năm. Một cuộc vận động văn hóa đã được dấy lên, chông lại lễ giáo phong kiến hủ lậu, đòi giải phóng cá nhân.
Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển nền văn hóa dân tộc (trong thời kì Mặt trận Dân chủ, nhất là khi có Bản Đề cưcmg văn hóa, 1943): Đây chính là nhân tô” quan trọng làm cho nền vãn hóa nước ta phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng, chống lại âm mưu của kẻ địch trong việc nuôi dường một thứ văn hóa có tính chất cải lương và nô dịch.
Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này.
Tất cả những nhân tố trên đã góp phần quan trọng tạo nên những điều kiện chín muồi cho sự hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.
Quá trình phát triển của văn học
Văn học Việt Nam thời kì này có thể chia làm 3 chặng phát triển.
Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu của thế kỉ XX (giai đoạn 1900 - 1920)
Đây là chặng mở đầu của thời kì văn học hiện đại. Tính chất hiện đại đã
có, nhung sự níu kéo của cái cũ còn rất lớn.
Thành tựu văn học tiêu biểu của chặng này là văn học yêu nước và cách mạng với những tác giả tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng,...
Dòng văn học này là sự nô'i tiếp và phát triển mạnh mẽ dòng văn học yêu nước chông thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX; trong đó, có không ít những tác phẩm đặc sắc mà tiêu biểu là văn thơ của Phan Bội Châu.
Dòng văn học này có những đổi mới khá rõ nét về nội dung tư tưởng, nhưng về thể loại, ngôn ngữ, văn tự, thi pháp nói chung vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại. Nhưng điều đáng quý hơn cả là các tác giả văn học yêu nước và cách mạng đã mạnh dạn cự tuyệt với lối văn chương cử tử, xa rời quần chúng để biến nó thành vũ khí lợi hại phục vụ cho sự nghiệp duy tân, cứu nước.
Tiểu thuyết mới viết bằng chữ quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam Kì. Có một số tác phẩm có giá trị, nhưng phần lớn còn vụng về, non nớt.
Chặng thứ hai: Những năm 20 của thế kỉ XX (giai đoạn 1920 - 1930)
ở chặng đường này, nền quốc văn mới đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhiều tác giả có tên tuổi xuất hiện. Một số cây bút có sức sáng tạo dồi dào đã tự khẳng định được tài năng của mình.
Về văn xuôi, đã xuất hiện nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết ở Nam Kì, tiêu biểu là tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Ớ ngoài Bắc, tiêu biểu là tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, truyện ngắn của Phạm Duy Tôn, Nguyễn Bá Học.
Về tùy bút, có các tác giả tiêu biểu như Đông Hồ, Tương Phố.
Đặc biệt cần phải kể đến những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, thể hiện tư tưởng yêu nước và cách mạng, có tính chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện, hiện đại.
Kịch nói lần đầu tiên xuất hiện với những tác phẩm của Nam Xương, Vũ Đình Long,... Những tác phẩm của những cây bút này thường chịu ảnh hưởng rõ nét của văn học Pháp.
Về thơ ca, những tác phẩm viết theo thể tài, thi pháp cũ vẫn xuất hiện nhiều, nhưng không có thành tựu gì đáng kể.
Xu hướng đòi đổi mới thơ ca xuất hiện với một số cây bút có ý thức tìm tòi, thể nghiệm hình thức mới của thơ. Những ngôi sao sáng chói nhất trên thi đàn là Tản Đà và Trần Tuấn Khải.
Chặng ba: Từ dầu những năm 30 của thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 (giai đoạn 1930 - 1945)
ơ chặng cuối cùng này, văn học phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu phong phú, rực rỡ, đặc sắc ở nhiều thể loại; nhiều tác giả thực sự tài năng, một sô' tác phẩm đáng gọi là kiệt tác xuất hiện.
Văn xuôi phát triển mạnh mẽ, phong phú chưa từng có.
Về tiểu thuyết, trước hết phải kể đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với các cây bút tiêu biểu như: Khái Hưng, Nhất Linh. Sau đó là những tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tô', Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,...
Về truyện ngắn, tiêu biểu là những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao,...
Về phóng sự, kí sự, đáng chú ý hơn cả là sáng tác của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến,...
Về bút kí, tùy bút, phải kể tới Xuân Diệu và đặc biệt là Nguyễn Tuân.
Thơ ca phát triển mạnh mẽ với phong trào Thơ mới, tạo nên một thời đại trong thơ ca. Tiêu biểu là những tác phẩm của Thê' Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chê' Lan Viên,...
Thơ ca cách mạng cũng phát triển mạnh mẽ với những sáng tác của Hồ Chí Minh, Tô' Hữu, Xuân Thủy, Sóng Hồng, Đặng Xuân Thiều,... Trong đó, tiêu biểu nhất là tập Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) và Từ ẩy (Tô' Hữu).
Kịch nói tiếp tục phát triển với những sáng tác của Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng,...
Nghiên cứu, lí luận, phê bình ván học cũng phát triển với những công trình tiêu biểu của Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Đinh Gia Trinh,...
Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của nhiều thể loại, trong đó có những thể loại đạt tới mức hoàn thiện đã làm cho văn học giai đoạn này thực sự có một diện mạo mới mẻ, đa dạng, phong phú, mang tính hiện đại.
Những đặc điểm cơ bản của văn học
Văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa
Đặc điểm này nói về khuynh hướng phát triển của văn học.
Vãn học thời kì này đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa vì nó thoát khỏi những đặc trưng của vãn học trung đại, tạo nên được những đặc điểm, tính chất của một nền văn học hiện đại.
Hiện đại hóa văn học là một yêu cầu tất yếu, khách quan của lịch sử.
Nội dung hiện đại hóa diễn ra trên mọi phương diện: Đổi mới quan niệm về văn chương, sự thay đổi kiểu nhà văn, đổi mới hệ thông thi pháp,...
Hiện đại hóa trước hết là ở vấn đề nội dung vãn học (tư tưởng, tình cảm, cách nhìn,... của nhà vãn trước hiện thực đời sống).
Tuy nhiên, hiện đại hóa dễ nhận ra ở hình thức của văn học. Sự hình thành nền vãn xuôi quốc ngữ, sự xuất hiện phong trào Thơ mới nói lên rất rõ điều đó. Ngoài ra, sự đổi mới còn được thể hiện qua việc xuất hiện các thể loại mới, chưa từng có trong văn học các giai đoạn trước, như kịch nói, phóng sự và phê bình văn học.
- Hiện đại hóa vãn học là một quá trình.
Ớ hai chặng đầu, đặc biệt ở chặng thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràng buộc, níu kéo của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời của vản học những chặng đường này.
Đến chặng thứ ba, công cuộc hiện đại hóa mới thực sự hoàn thiện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn học.
Ví dự'.
+ Ở chặng thứ nhất, thơ Phan Bội Châu có tư tưởng tiến bộ, đổi mới nhưng về hình thức vẫn còn hoàn toàn theo lối cũ (sáng tác bằng chữ Hán, thể thơ Đường luật, bút pháp ước lệ, tượng trưng,...).
+ Ớ chặng thứ hai, thơ Tản Đà lãng mạn, phóng khoáng, tràn đầy tình cảm, cảm xúc, bộc lộ một cách khá chân thành “cái tôi” cá nhân của nhà thơ. Tuy nhiên, thơ Tản Đà vẫn còn ít nhiều vương vấn với lối viết cũ, chưa thực sự có những sáng tạo về ngôn ngữ và thể loại, nên chưa thể thật sự làm nên một cuộc cách mạng trong thơ. Tản Đà là nhịp cầu nối giữa hai thời đại thi ca Việt Nam.
+ Ớ chặng thứ ba, phong trào Thơ mới dấy lên từ năm 1932, tập hợp khá đông đảo các nhà thơ trẻ từ Bắc chí Nam. Họ chông lại lối thơ cũ mà họ cho là quá gò bó, trói buộc, đề xướng việc đổi mới thơ ca để giải phóng cho cảm hứng. Phong trào Thơ mới đã đạt được nhiều thành tựu và góp phần hết sức quan trọng vào quá trình hiện đại hóa nền thơ ca Việt Nam, thực sự tạo nên “một thời đại trong thi ca” Việt Nam với nhiều tên tuổi nổi bật. Và trong đó, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà Thơ mới”, là nhà thơ “đem lại cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất”.
Văn học hình thành theo hai khu vực và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã hình thành hai khu vực: công khai và không công khai. Trong mỗi khu vực lại có sự phân chia thành nhiều khuynh hướng. Những khuynh hướng này trước hết được xác định bởi khuynh hướng tư tưởng, khuynh hướng cảm hứng.
Khu vực văn học công khai là khu vực văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân, phong kiến. Khu vực văn học này phân hóa thành nhiều dòng, trong đó có hai dòng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Dòng văn học lãng mạn
Dòng văn học lãng mạn trực tiếp thể hiện “cái tôi” trữ tình đầy tình cảm, cảm xúc và có phần muốn vượt ra khỏi cuộc sống tầm thường, chật hẹp. Bất hòa với thực tại tù túng, ngột ngạt, “cái tôi” này tìm cách thoát khỏi thực tại đó bằng trí tưởng tượng phóng túng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn có hứng thú đặc biệt khi viết về tình yêu, về những vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của quá khứ và thường thấm đượm một nỗi buồn.
Do có những thuận lợi cả về chủ quan lẫn khách quan, dòng văn học lãng mạn đã giữ một vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Những cây bút tiêu biểu:
+ Trước những nãm 30 của thế kỉ XX: Hoàng Ngọc Phách, Tản Đà, Trần Tuấn Khải,...
+ Sau những năm 30: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính,...
Tuy còn một số’ hạn chế nhất định về mặt nội dung tư tưởng, nhưng nhìn một cách bao quát, đây là dòng văn học “nằm trong văn mạch dân tộc” (Xuân Diệu), đậm đà chất Việt Nam, có không ít những yếu tô’ tích cực. Nó giúp cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, giúp họ thêm yêu mảnh đất quê hương, quý trọng tiếng mẹ đẻ, tự hào về nền văn hóa lâu đời của dân tộc, và biết buồn đau, tủi nhục trước cảnh mất nước,...
Dòng văn học hiện thực
Dòng văn học hiện thực chú trọng miêu tả và lí giải một cách khách quan hiện thực xã hội thông qua việc xây dựng những hình tượng điển hình. Có những tác phẩm thơ trào phúng của Tú Mỡ, Đồ Phồn, nhưng thành tựu chủ yếu của văn học hiện thực vẫn là thể loại văn xuôi.
Những cây bút tiêu biểu:
+ Trước những năm 30: Cây bút truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; cây bút tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
+ Sau những năm 30: Cây bút truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Bùi Hiển, Tô Hoài,...; cây bút tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,...; cây bút phóng sự Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố,...
Dòng văn học hiện thực có nhiều giá trị tích cực. Các tác phẩm thường thấm đượm tinh thần nhân đạo và dân chủ. Nó “đã vạch trần bộ mặt tàn bạo và thối nát của chế độ thực dân và phong kiến, diễn tả những nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân ta đang hướng về cách mạng” (Trường Chinh).
* Do tính chất đa dạng, phức tạp về ý thức, do sự dao động của tư tưởng tiểu tư sản và sự phát triển phong phú của vãn học, hai dòng văn học lãng mạn vậ hiện thực phát triển một cách không thuần nhất. Có nhiều tác giả không phải lúc nào cũng có thể phân biệt rạch ròi về khuynh hướng tư tưởng cũng như phương pháp sáng tác. Do đó, việc sắp xếp họ vào dòng này hay dòng khác thường chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn, những nhà văn lãng mạn như Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân đôi khi cũng viết những tác phẩm hiện thực; những nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan cũng không phải không có những tác phẩm lãng mạn.
2.2. Khu vực văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là sáng tác thơ của các chiến sĩ trong tù.
Có khi thơ văn cách mạng được lưu hành nửa hợp pháp, như thơ văn Đông Kinh nghĩa thục, thơ vàn cách mạng vô sẵn thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936 - 1939.
Đây là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng tham gia phong trào yêu nước. Họ coi thơ văn trước hết là một thứ vũ khí chiến đấu sắc bén chông kẻ thù cướp nước và bán nước, là phương tiện để truyền bá tư tưởng cách mạng. Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh khó khăn, luôn bị kẻ địch khủng bố ráo riết, thiếu thôn cả những điều kiện vật chất tô'i thiểu để sáng tác và phổ biến, nhưng cùng với phong trào cách mạng, thơ văn cách mạng ngày càng phát triển phong phú, mạnh mẽ, tiêu biểu là các sáng tác của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Tô' Hữu, Sóng Hồng, Trần Huy Liệu, Lê Văn Hiến, Đặng Xuân Thiều, Xuân Thủy,...
Văn học cách mạng vô sản đã khắc họa thành công hình ảnh những con người mới của thời đại - những chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ớ bộ phận văn học không công khai này, quá trình hiện đại hóa gắn liền với quá trình cách mạng hóa văn học.
* Nhìn tổng quát, giữa các bộ phận, các khuynh hướng và trào lưu văn học luôn luôn có sự đấu tranh với nhau về xu hướng chính trị và quan điểm nghệ thuật. Nhưng trong thực tế, ít nhiều chúng vẫn có sự tác động lẫn nhau để cùng phát triển.
Văn học phát triển với một nhịp độ hết sức nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt
Đặc điểm này nói lên tốc độ phát triển của văn học thời kì này.
Trước thế kỉ XX, ở Việt Nam hầu như chưa có nền văn xuôi quốc ngữ, ngoại trừ một số ít truyện còn rất đơn giản xuất hiện ở Nam Bộ vào CUỐỈ thế kỉ XIX; nhưng chỉ sau mấy thập niên, ta đã có một nền văn xuôi quô'c ngữ bề thế, hoàn chỉnh với nhiều thể loại.
+ Tiểu thuyết từ trước 1930 còn ít ỏi và có phần sơ lược, thậm chí một sô' chỉ là phỏng tác. Đến những năm 30, thể loại này trở nên phong phú và thật sự đổi mới, có nhiều tiến bộ - nhất là về kết cấu và xây dựng tính cách nhân vật. Ở đây, phải kể đến vai trò nổi bật của nhóm Tự lực văn đoàn với
những cây bút như Nhất Linh, Khái Hưng trong dòng văn học lãng mạn và những sáng tác đưa thể loại tiểu thuyết lên đỉnh cao của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tô', Nam Cao,... trong dòng văn học hiện thực.
+ Truyện ngắn cũng phát triển mạnh mẽ. Trước năm 1930, truyện ngắn xuất hiện chưa nhiều và ít tác phẩm có giá trị. Nhưng từ năm 1930 trở đi, đã xuất hiện một loạt tác giả có tên tuổi, với hàng trăm truyện ngắn đặc sắc, trong đó một sô' truyện có thể coi là kiệt tác, sánh ngang với những truyện ngắn nổi tiếng của thê' giới.
Ớ giai đoạn 1930 - 1945, truyện ngắn phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy:
+ Mở đầu là kiểu truyện ngắn trào phúng độc đáo của Nguyễn Công Hoan. Mỗi truyện ngắn của ông như một màn hài kịch, chứa đựng một tình huống độc đáo với lối dẫn chuyện tự nhiên, linh hoạt, gây bất ngờ đô'i với người đọc.
+ Tiếp theo là kiểu truyện ngắn giàu chất trữ tình, thấm đượm chất thơ của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzê'nh.
+ Truyện ngắn của Nguyễn Tuân có một khuynh hướng thiễn về quá khứ, mang màu sắc vừa cổ điển, vừa hiện đại.
+ Truyện ngắn của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân,... khai thác về mảng đề tài phong tục với những trang viết hóm hỉnh và tài hoa.
+ Còn truyện ngắn của Nam Cao lại tập trung vào việc khai thác những tâm lí đạt tới trình độ bậc thầy.
+ Phóng sự, kí sự và tùy bút là những thể loại mới xuất hiện nhưng cũng ghi nhận được những thành tựu đáng kể.
+ Kịch bản vãn học cũng đạt được những thành công đáng trân trọng.
Trong lĩnh vực thơ ca, phong trào Thơ mới đã đem lại sự đổi thay sâu sắc với đội ngũ thi sĩ đông đảo, đa dạng, phong phú về phong cách nghệ thuật.
Do phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ở dòng văn học cách mạng, thơ ca là thể loại phát triển mạnh nhất. Nhiều tác phẩm tuy viết trong ngục tù của kẻ thù, nhưng có nội dung sâu sắc, tràn đầy tình cảm cách mạng và nghệ thuật độc đáo, mới mẻ.
Ngôn ngữ văn học đã tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt, văn xuôi được diễn đạt một cách tinh tế, chính xác, khác xa với văn biền ngẫu của thời kì trước.
Nói về tốc độ phát triển của văn học thời kì này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuôh “Nhà văn hiện đại” đã khẳng định: “Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người”.
* Nguyên nhăn phát triển của văn học thời kì này.
Kê' thừa, phát huy những truyền thống tô't đẹp trong văn học dân tộc;
Sức sông tinh thần mãnh liệt của dân tộc;
Phong trào cách mạng ngày càng dâng cao;
Sự thức tỉnh của “cái tôi” cá nhân, sau hàng trăm năm bị xã hội phong kiến kìm hãm.
Ghi nhớ
Văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phát triển theo ba chặng (chặng thứ nhất: hai thập niên đầu của thế kỉ XX; chặng thứ hai: nhưng năm hai mươi của thế kỉ XX; chặng thứ ba: từ những năm ba mươi đến năm 1945) và có ba đặc điểm chính:
Đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa;
■ Phân hóa thành hai khu vực và hỉnh thành nhiều dòng văn học;
Phát triển hết sức nhanli chóng và đạt được những thành tựu rực rỡ. Tư LIỆU THAM KHẢO
KHÁI NIỆM HIỆN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA
Thử áp dụng cái nhìn văn hoá học vào nghiên cứu văn học, sơ bộ có thể nhận ra những đặc trưng nhất quán sau đây của văn học Việt Nam hiện đại, chính nó cũng là những nhân tố tạo nên sự liên tục của thế kỉ.
Sự hình thành một môi trường văn học thông nhất trong cả nước
Sự sáng tác ở nước Việt Nam qua các triều đại phong kiến có trồi sụt khác
nhau, nhưng nói chung có tính chất tự cấp tự túc, tác phẩm viết ra không trở thành một sản phẩm được lưu thông trong xã hội. Xuất bản lúc ấy mang tính cách một thứ hoạt động tiểu thủ công, manh mún, lặt vặt. Báo chí lại hoàn toàn không có. Tác phẩm sau khi viết ra sống âm thầm như trong bóng tôĩ, may thì gặp người tri kỉ, không may thì xếp xó một chỗ. Bước sang thế kỉ XX, cả xã hội là một mặt bằng liền lặn, sự sáng tạo được đặt trong mặt bằng đó để luôn luôn lưu thông vận chuyển, từ người viết tới người đọc. Nhờ có máy in, sách được in ra rồi nhờ có hệ thông phát hành, sách được mang bán, nơi nào có nhu cầu là sách đi tới. Bước đầu có thể nói tới một lớp công chúng làm nên một luồng dư luận đa dạng tác động lại sự sáng tạo.
Sự hình thành một lớp người làm nghề
Lắng nghe trong văn học đầu thế kỉ, người ta bắt đầu nhận ra một tiếng kêu than hơi lạ: Tiếng kêu của những người sôhg bằng nghề cầm bút, như Tản Đà, hoặc lớp sau, như Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng... Một thứ tiếng kêu như thế chưa hề thấy trong vãn học Việt Nam từ thế kỉ XIX trở về trước, đơn giản là vì hồi ấy, những người viết văn, làm thơ chẳng qua rỗi rãi nên thử viết để trình bày vài điều tâm huyết hoặc một ít xúc động, chứ không ai sông bằng nghề bao giờ. Có người e sợ việc hình thành lớp người có nghề khiến cho sự sáng tạo của họ trở nên nhàm chán rồi bị thui chột, song thực ra thì ngược lại, do sự thúc bách của công việc mưu sinh, sức sáng tạo của nhiều cây bút lại được giải phóng. Từ sau 1945, nghề cầm bút được quan niệm khác đi, song bộ phận chủ yếu của giới sáng tác thực tế vẫn là làm việc trong một guồng máy riêng do Nhà nước tổ chức, và bởi họ chỉ làm những việc có liên quan đến sáng tác nên vẫn có thể nói họ thuộc loại người viết chuyên nghiệp mà các thế kỉ trước không có.
Vai trò chỉ đạo của một nguyên tắc thi pháp khác trước
Bút pháp của văn học cổ điển về căn bản là sùng cổ và ước lệ, tức xa lạ với tinh thần thiết thực và chỉ có quan hệ xa xôi với thực tại đời sông đương thời. Cô' nhiên, để văn chương cử tử sang một bên, cũng còn những áng văn chương cơ, ở đó phập phồng những vui buồn, đau khổ của con người. Nhưng nếu muôn tìm những tình cảnh con người được phác hoạ, những phong cảnh được miêu tả, những phong tục được khảo sát... chỗ nào rõ chất Việt Nam thì ngay cả ở Truyện Kiều, hoặc Chinh phụ ngâm cũng không tìm thấy. Có điều đó không phải là lỗi của người viết, mà là do quy phạm của thời đại quy định. Về phần nhà văn thế kỉ XX, việc hướng về đời thực, dùng những phương cách biểu hiện vay mượn từ đời thực lại là những lề luật bắt buộc, và chính điều này mở ra cho ngòi bút của họ một trường hoạt động rộng rãi. Một khi các ngành nghệ thuật nghe nhìn dựa trên kĩ thuật hiện đại như điện ảnh, truyền hình phát triển, việc ghi chép đời sống lại do chính văn chương đảm nhiệm.
Hệ thông thể loại gần với châu Âu
Văn, thơ, phú, lục là những thể chính trong sáng tác thời xưa. Chúng có một mục đích chung là cốt để giúp tác giả nói chí mình {.ngôn chí), nói tình cảm mình {mạn hứng), chuyên chở tư tưởng {tải đạo). Điều đó phù hợp với thi pháp sùng cổ, ước lệ như trên vừa nói. Còn trong văn chương thời nay, người ta thấy nổi lên những thể tài mới. Kịch nói là thể hoàn toàn ngoại nhập. Tiểu thuyết thì ngày xưa thấp thoáng cũng có, nhưng theo một quy phạm riêng và ngày nay ngả hẳn sang quy phạm của tiểu thuyết phương Tây. Nói chung, trong hệ thông thể loại mới, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo, chính nó, với khả năng phong phú vốn có, sẽ diễn tả đầy đủ các sắc thái đa dạng của thực tại, kể cả cái “chất văn xuôi” tức là cái chất phàm tục của đời sống đương thời. Đây chính là một đặc điểm quán xuyến trong toàn bộ đời sống văn học thế kỉ XX, nó làm cho hệ thống thể loại có một trọng tâm khác hẳn trước.
Ngôn ngữ văn học
Một bộ phận lớn của văn học từ thế kĩ XIX trở về trước được viết bằng chữ Hán. Việc sử dụng một thứ văn tự xa lạ với tiếng nói thông thường khiến cho các sáng tác lúc ấy chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển ngôn ngữ dân tộc như lẽ ra có thể có. Đến các tác phẩm viết bằng chữ Nôm cũng bị hạn chế, ngày nay đọc lại các truyện Nôm, chúng ta thấy ngoại trừ những kiệt tác 
như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm,... thì ở phần lớn trường hợp còn lại, ngôn ngữ văn học thường có phần thô thiển, khi nôm na, dông dài, khi lúng túng học đòi và không tiêu hoá tốt những ảnh hưởng của tiếng Hán. Bước sang thế kỉ XX, ngôn ngữ văn học nhờ tiếp thu được sự trong sáng và khúc chiết của tiếng Pháp, nên trở thành thanh thoát và linh hoạt hơn hẳn. Điều quan trọng nhất là từ đây, nó hướng về đời thực, muốn có được cái vẻ tự nhiên và đa dạng của ngôn ngữ hàng ngày.
Đến đây, có thể tóm tắt:
Khái niệm văn học hiện đại trong nghiên cứu văn học, theo chúng tôi nên dành để chỉ văn học Việt Nam thế kỉ XX.
ở đâu kia, ở thời điểm nào kia, hiện đại có thể có nghĩa khác, nhưng xét chung trong vòng hơn một thế kĩ nay, một nền văn học hiện đại là một nền văn học xây dựng theo mẫu hình phương Tây. Cố nhiên ở mỗi dân tộc, việc này được làm theo một cách riêng, với sự sáng tạo riêng. Nói như Naguib Mahfouz, nhà vãn Ai Cập được giải Nobel văn chương 1988: “Những trào lưu văn hoá phương Tây đã được chúng tôi tích nhập vào đất đai phong thổ của chúng tôi, vào nền văn hoá của chúng tôi nhuần nhuyễn đến nỗi không phân biệt được nữa. Sự đồng hoá đạt đến nỗi tưởng như những trào lưu ấy vẫn có ở nước chúng tôi vậy".
Để chuyển dịch cả một nền văn học (và rộng hơn, cả nền văn hoá) từ mô hình trung đại sang mô hình hiện đại, cần có cả một quá trình. Đó là quá trình hiện đại hoá văn học khởi động từ đầu thế kỉ, và đến 1945, coi như đã hoàn thành một chặng cơ bản (Còn như tới những năm tám mươi, chín mươi, một quá trình hiện đại hoá lại đang xảy ra, thì đó là một việc khác, có sắc thái khác).
Quá trình hiện đại hoá đồng thời cũng là quá trình trong đó các xu thế dân tộc hoá, và dân chủ hoá đóng vai trò những định hướng liên tục và ổn định. So với vàn học trung đại, nền văn học Việt Nam hiện đại thực sự trở thành một nền văn học dân tộc, với nghĩa đầy đủ của từ này. Mặt khác, cũng chỉ đến giai đoạn hiện đại, tinh thần dân chủ vốn sẵn có trong văn chương các thế kỉ trước, mới được hoàn thiện. Bề nào mà xét thì văn học hiện đại cũng là cả một bước tiến lớn lao và chúng ta chỉ hình dung ra một cách đầy đủ trong sự so sánh với quá khứ.
(Vương Trí Nhàn, Tạp chí Văn học số 1 năm 2002)