Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta

  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 1
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 2
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 3
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 4
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 5
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 6
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 7
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 8
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 9
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 10
  • Về luân lí xã hội ở nước ta trang 11
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI ở NƯỚC TA
(Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”)
Phan Châu Trinh
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
1. Phan Châu Trinh (1872 - 1926) tự Hi Mã, biệt hiệu Tây Hồ, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, thị xã Tam Kì), tỉnh Quảng Nam, là nhà yêu nước và cách mạng lớn của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Cuộc đời
Năm 1901, sau khi thi đỗ Phó bảng, ông có ra làm quan một thời gian ngắn rồi lại cáo về, đi khắp trong nước rồi sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem xét thời cuộc.
Phan Châu Trinh chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp; lợi dụng chiêu bài “khai hóa” của thực dân Pháp để đấu tranh hợp pháp, không tán thành bạo động hay nhờ ngoại viện.
Năm 1908, khi phong trào chông sưu thuế dậy lên ở Trung Kì, ông bị bắt đày đi Côn Đảo cùng với nhiều chí sĩ khác.
Ba nãm sau, khi được trả tự do, Phan Châu Trinh xin sang Pháp với ý đồ tranh thủ sự giúp đỡ của Hội Nhân quyền Pháp đòi chính quyền thực dân ở Đông Dương cải cách chính trị, nhưng công việc không thành.
Năm 1925, ông về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất ngày 24 - 3 - 1926. Lễ truy điệu Phan Châu Trinh trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước.
Văn chương
Phan Châu Trinh viết rất nhiều, bàng cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Ông rất nổi tiếng với những áng văn chính luận đầy tính chất hùng biện, có lập luận đanh thép. Ông sáng tác nhiều thơ, tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.
Các tác phẩm chính: “Đầu pháp chính phủ thứ” (1906), “Tỉnh quốc hồn ca” I, II (1907, 1922), “Giai nhân kì ngộ diễn ca” (1915), “Tày Hồ thi tập” (1901), “Xăng-tê thi tập” (1915), “Thất điều trần” (1922), “Đạo đức và luân lí Đông Tây” (1925), “Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa” (1925),...
2. “Về luân lí xã hội ở nước ta” là một đoạn trích trong phần 3 của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” (gồm năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hộị Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố’ Hồ Chí Minh).
Nội dung
Bài diễn thuyết khá dài, có nội dung phong phú, đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thôhg. Phan Châu Trinh phân biệt đạo đức với luân lí, cho đạo đức là cái bất biến còn luân lí là cái có thể thay đổi theo thời; bởi vậy, muốn đưa Việt Nam thoát khỏi thảm trạng hèn yếu, mất độc lập, dứt khoát phải cải tổ luân lí đổ nát bấy nay, xây dựng luân lí mới trên nền tảng truyền thống vinh quang (cũng là đạo đức chân chính) từng có. Phan Châu Trinh chỉ ra rằng, sự tiến bộ, giàu mạnh và nền dân chủ tư sản của các nước phương Tây hiện thời là thành quả của việc xây dựng nền đạo đức, luân lí có phần tương tự với đạo đức, luân lí Khổng - Mạnh ở Trung Quốc và Việt Nam vào các thời thịnh trị. Từ điểm này, ông chủ trương: “Đạo Khổng - Mạnh đã mất rồi, nay ta muốn nước ta có một nền đạo đức, luân lí vững vàng, thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu châu về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần hiệu để chữa bệnh chuyên chế của nước ta vậy. Đem văn minh Ầu châu về tức là đem đạo Khổng - Mạnh về”.
Cũng trong bài diễn thuyết, Phan Châu Trinh đã không xem chủ trương dùng bạo lực cách mạng là con đường đúng đắn để khôi phục nền đạo đức cũ, xây dựng nền luân lí mới cần cho nước Việt Nam trong buổi tranh cường cùng các quốc gia khác trên thế giới.
Đặc thù của văn bản diễn thuyết
Diễn thuyết là hình thức giao tiếp với công chúng, thường được các nhà chính trị dùng để khẳng định, phổ biến một tư tưởng, một quan niệm, một đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa nào đó. Người diễn thuyết có thể chọn hình thức ứng tác hay nói dựa vào bài đã soạn sẵn. Muôn bài diễn thuyết có sức thuyết phục, diễn giả phải nắm chắc đốì tượng người nghe, xác định chủ đề của bài nói rõ ràng, lập luận khúc chiết, ngôn ngữ có thể dung dị hay bóng bẩy nhưng không quá trừu tượng, khó hiểu. Đặc biệt, tâm huyết của người diễn thuyết phải được thể hiện rõ trong giọng điệu, ngữ điệu của bài nói. Như vậy, tài hùng biện phải đi đôi với sự sâu sắc của tư tưởng và sự nồng nhiệt của cảm xúc. Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đã sử dụng hình thức diễn thuyết rất có hiệu quả trong cuộc đời hoạt động của mình.
Đại ý đoạn trích'. Người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lí xã hội và điều kiện để xây dựng luân lí xã hội ở Việt Nam cũng chưa có, bởi dân không biết đoàn thể, không trọng công ích mà tình trạng này lại có nguyên nhân từ sự manh tâm phá hoại đoàn thể của đám quan trường.
B. Đọc - Hiểu văn bản
Sự giao tiếp sống dộng giữa người nói và người nghe
Đổi tượng hướng tới của bài diễn thuyết trước hết là những người trực tiếp nghe Phan Châu Trinh nói vào đêm 19 - 11 - 1925 tại nhà Hội Thanh niên. Rộng ra, đó là những người đồng bào thân yêu của diễn giả - những người biết đau nỗi đau mất nước, đang muôn chia sẻ với ông những trăn trở trong việc xác định con đường đi tới cho xã hội. Những cụm từ, những câu trong bài có thể giúp ta nhận ra đối tượng đó: “Người nước mình", “người mình”, “anh
em”, “dân Việt Nam”,	; “ Luân lí của bọn thượng lưu - tôi không gọi bọn ấy
là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi - ở nước ta là thế đấy !”.
Cách đặt vấn đề thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe
Vào đề, tác giả không ngần ngại dùng cách nói phủ định để đánh tan
những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề luân lí xã hội: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều". Tiếp sau, dường như lường tính được khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả mạnh mẽ bồi thêm một câu để gạt phắt khỏi nội dung bài nói những chuyện vô bổ: “Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì". Câu văn này cho thấy rõ sự sông động trong tư duy và sự nhạy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả. Uy lực của lời nói tác giả cũng được khẳng định từ đó.
Trong đoạn văn từ câu “Cái chủ nghĩa xã hội bên Âu châu" đến “không can thiệp gì đến mình”, tác giả đã so sánh “bên Âu châu”, “bên Pháp” với “bẽn mình" về vấn đề trung tầm ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Tất nhiên, đằng sau đó, ta vẫn có thể nhận ra được cái nhìn của tác giả về sự thua kém của “bên mình” về các vấn đề còn lại là sự công bằng và sự hiểu biết.
Theo tác giả, nguyên nhân sâu xa của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” nằm ở sự phản động, thối nát của lũ quan trường. Từ đây, tác giả hướng mũi dùi đả kích vào bọn chúng (đỗì tượng mà ông khi thì gọi là “bọn học trò”, khi thì gọi là “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, khi thì gọi là “bọn quan lại”, “bọn thượng lưu",... ). Chỉ mới quan sát cách tác giả gọi tên chứ chưa nói tới việc ông tố cáo cái tội của chúng, ta đã nhận ra sự căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh đốì với tầng lớp quan lại Nam triều. Trong mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để. Các hình ảnh, ví von đáng chú ý thể hiện thái độ phủ định đó: “Có kể mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới”,... “Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn là một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy”.
Sự xuất hiện của những câu cảm thán cho thấy tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bàng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội Việt Nam. Qua trậng thái cảm xúc ấy, ta nhận rõ phẩm cách trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng toàn tâm, toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tô' biểu cảm với yếu tô' nghị luận là một đặc điểm nổi bật của văn diễn thuyết. Những câu cảm thán, câu hỏi tu từ, các cụm từ “người nước ta”, “ông cha mình”, một sô' trường hợp mở rộng thành phần câu để nhấn mạnh (như ở câu “Luân lí của bọn thượng lưu - tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi - ở nước ta là thế đấy !”) đầy ắp màu sắc cảm xúc đã làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục. Ta luôn thấy ở đây mối giao hòa, giao cảm giữa người nói và người nghe. Đó chính là một trong những điều kiện quan trọng làm nên khả năng lay chuyển nhận thức và tình cảm ở người đọc của bài diễn thuyết.
c. Tổng kết:
Đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” toát lên dũng khí của một người yêu nước: Vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Qua đó cũng thấy được một phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích lập luận của Phan Châu Trinh về mốì quan hệ giữa truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do, độc lập cho Tổ quốc.
GỢIÝ
Phan Châu Trinh nhìn thấy mối quan hệ mật thiết giữa truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do, độc lập.
Tác giả luôn biết hướng về cái đích cuối cùng (giành tự do, độc lập) nhưng cũng hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn bước đi. Từ chỗ nhận thấy một sự thực nhức nhối là dân trí nước ta quá thấp và ý thức đoàn thể của người dân rất kém (điều này gây trở ngại cho mưu đồ cứu nước), ông kêu gọi gây dựng đoàn thể, dĩ nhiên, đi kèm với nó là việc đánh đổ chế độ vua quan thôi nát. Nhưng, “muốn có đoàn thể thì có chi hay hom là truyền bá chủ nghĩa xã hội trong dân Việt Nam này”.
Lập luận như thế là rất chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
Đề 2‘. Bình luận về lập trường tư tưởng, chính trị và tư thế văn hóa của Phan Châu Trinh khi đưa ra lời kêu gọi xây dựng luân lí xã hội ở Việt Nam.
GỢIÝ
Lời kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Nó thuộc về một cái gì rất căn cốt, vững bền trong nhận thức của ông - người suốt đời bảo vệ lập trường tư tưởng dân chủ và lập trường chính trị đánh đổ chế độ quan lại Nam triều thôi nát.
Khi đưa ra lời kêu gọi đó, Phan Châu Trinh đã chứng tỏ được tư thế văn hóa rất đáng trọng của mình. Việc tác giả đã từng hấp thụ được những luồng tư tưởng tiến bộ của thế giới, từng thể nghiệm, kiểm chứng những ưu điểm của nền dân chủ phương Tây đã giúp ông có được khả năng bao quát vấn đề rộng rãi, biết đặt câu chuyện giành độc lập cho Tổ quốc vào bốỉ cảnh rộng hơn của công cuộc xây dựng một nền văn hóa thực sự vì con người.
Tư LIỆU THAM KHẢO
PHAN CHÂU TRINH VÀ sự THỨC TỈNH DÂN TỘC THẾ KỈ XX
Có thể nói suốt cả cuộc đời, Phan Châu Trình đã kiên trì thực thi theo một chủ thuyết. Kể từ khi theo các đồng chí tham gia chuyên Nam du, cho đến khi từ Pháp trở về Sài Gòn và mất ở đây, ông vẫn ôm ấp cao vọng: Khôi phục lại độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền cho đất nước. Muôn thế, trước hết phải thức tỉnh dân tộc, làm cho dân tộc thoát khỏi hôn mê của độc hại chuyên chế cổ hủ. Một trong các con đường đi tới là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, cải thiện đời sông nhân dân. Đây là con đường đấu tranh công khai hợp pháp, dần dần đưa dân tộc đi lên. Phải dựa vào chính sách "khai hóa vãn minh" để công khai đấu tranh đòi các quyền dân chủ. Nhiệm vụ to lớn, lâu dài là làm cho dân ý thức được các quyền của mình, làm cho quyền dân chủ được thấm sâu, lan rộng đến mọi người.
Cùng với hai đồng chí là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp, Phan Chầu Trinh cho rằng, phải tìm kiếm một con đường đi lên cho dân tộc khác với con đường đấu tranh vũ trang bất hợp pháp. Phải kiên nhẫn tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu rõ, toàn dân một ý để đến ngày "đông tay vỗ nên bộp". Không thể nôn nóng đặt ra mục tiêu độc lập dân tộc ngay mà phải đi dần đến mục tiêu ấy theo kiểu "Ngu công dời núi", “Tỉnh vệ lấp biển". Đó là chủ thuyết đấu tranh công khai đòi cải cách xã hội dần dần.
Chủ thuyết có vẻ ôn hòa này của các ông đã được nhân dân khắp ba Kì hướng theo, dấy lên một phong trào Duy tân rộng lớn. Chính quyền thực dân phong kiến hoảng sợ dồn phong trào trong máu lửa. Sự kiện này đánh dấu sự thức tỉnh của dân tộc, sự chuyển mình đấu tranh hướng theo ngọn cờ dân chủ tư sản, đánh dấu một giai đoạn mới khác trước về chất lượng. Quan niệm máy móc trước đây khi nghiên cứu Phan Châu Trinh là cố gắng quy tìm lập trường giai cấp của ông. Đi theo hướng này, hoặc cho rằng ông đang ở lập trường tư sản, hoặc cho rằng về thực chất ông vẫn là nhà Nho phong kiến. Bởi vậy nên thường chỉ thấy mặt hạn chế, mặt tiêu cực của lập trường hai giai cấp này, thể hiện các điểm yếu trong chủ thuyết và hành động của ông.
Ngày nay, đang ở giác độ tiến bộ xã hội, nếu chú ý nghiên cứu kĩ yêu cầu cụ thể của xã hội Việt Nam tại thời điểm ông sống, ta sẽ nhìn thấy đúng mức tầm chuyển hướng tư duy cho dân tộc của ông, từ một lối tư duy truyền thông, tư duy nông nghiệp phong kiến trì trệ, khép kín sang tư duy cận đại hướng ra bên ngoài, hướng tới những giá trị mới mẻ của các nền văn minh cao hơn, phù hợp với hướng chung của thế giới.
Việc lựa chọn hướng đi của Phan Châu Trinh không phải là một sự ngẫu hứng mà được suy ngẫm, đúc rút từ những kinh nghiệm đấu tranh của bản thân, quê hương, dân tộc. Như ta đã biết, ông đã từng theo cha tham gia phong trào võ trang chống Pháp và đã tận mắt chứng kiến kết cục đau
thương của phong trào này. Bản quán quê hương và gia đình đã phải li tán, chia lìa vì mang tội "theo nghịch đảng". Ông đã quay về với sách vở thánh hiền, tham gia vào quan trường, không phải để "vinh thân phì gia" mà để thực thi chí lớn cứu nước an dân, nên đã có một cái nhìn thực tế về thực chất sự hư hại của chế độ đương thời. Do có óc quan sát đặc biệt sâu sắc và tinh tế mà ông đã đi tới quyết định trên, khác xa với những người đương thời với ông.
Ngay từ 1905, cùng một hướng Nam du để khảo sát thực tiễn, bắt mạch sĩ khí dân tình, nhưng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lại đi tới những kết luận khác nhau. Phan Bội Châu căn cứ vào sự nhiệt tình, hăng hái chống Pháp của dân Nam để cho rằng, lòng dân Nam chịu ơn chúa Nguyễn đã nhiều, vẫn hằng thờ chúa cũ. Đây là “đất chứa tiền của” của cả đất nước, muốn làm bạo động võ trang ắt cần tới sự ủng hộ tài chính của dân Nam. Do vậy, cần dựng một vị hoàng tộc làm minh chủ để tranh thủ sự ủng hộ nhân tài, vật lực ở đây. Cũng tại thời điểm này, Phan Châu Trinh lập luận khác rằng, lòng người dân Nam yêu nước chưa bao giờ hết. Chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu với hệ thông khoa cử cổ hủ của nó là chất độc dược làm “chết lòng” ! Bởi vậy, việc đầu tiên là phải đánh tan tư tưởng quân chủ cổ hủ, phải đánh tan mộng khoa cử, mới mong phục hồi lại hồn nước, từ đó mới dần đi tới độc lập tự chủ.
Tuy khác nhau về trình tự, nhưng sự thống nhất về đích đi tới của hai ông đều là khôi phục độc lập dân tộc. Chính cụ Huỳnh Thúc Kháng là người hiểu hai cụ hơn ai hết đã nhận xét đây là hai con người, hai khuynh hướng "tương phản nhi tương hành".
Trước đây, bởi ảnh hưởng quan niệm tuyệt đối hóa coi bạo lực cách mạng chỉ là bạo lực võ trang, và biện pháp đấu tranh cách mạng chỉ là đấu tranh võ trang, mà có nơi, có lúc, chúng ta không chú ý khai thác cống hiến của cụ Phan Châu Trinh. Thậm chí, có người còn cho cụ là sợ Pháp, sợ vũ khí tối tân, người đại diện cho giai cấp tư sản dân tộc yếu ớt, bạc nhược, nên đã lựa chọn con đường “cách mạng cải lương”. Ngay ở khái niệm “cải lương” này cũng là vấn đề phải xem lại.
Nếu như theo quan niệm phổ biến trước đây, để tuyệt đối hóa sự đối lập không khoan nhượng giữa cải lương và cách mạng, thì cải lương phản động là tư sản, phải đấu tranh đến cùng, chông mọi biểu hiện cải lương. Khi đánh giá cụ Phan Châu Trinh là cải lương, vô hình trung chúng ta đã khoác cho cụ một cái áo không vừa. Thực tế lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX đã nảy sinh ra một yêu cầu dân tộc tiến lên con đường mới. Cụ Phan Châu Trinh là nhà yêu nước chủ trương mới, canh tân nhằm phát triển đất nước. Nếu cứ theo con đường cũ, thì nước không thể không mất vào tay ngoại bang. Bấy giờ, chủ quyền ta đã lọt vào tay thực dân Pháp, thực lực của ta thì yếu kém đủ đường, nếu tiếp tục con đưcng bạo động võ trang, ắt cũng sẽ thất bại ! Phát hiện con đường mới - con đường cách mạng ôn hòa để nâng cao trình độ dân tộc lên mức mới, là công lớn của ông. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà cả dân tộc vừa mới trải qua một cuộc chống trả quyết liệt theo kiểu phong kiến cũ và không tránh khỏi thất bại.
Khi một không khí thất bại bao trùm đất nước thì những bài thơ của ông, đặc biệt là bài "Tỉnh quốc hồn ca” đã có sức thổi bạt luồng tà khí đang vây bủa, để thức tỉnh hồn nước đang hồi mê ngủ. Nhiều lần ông khêu gợi lòng tự hào chính đáng cho dân nước:
Ngồi mà nghĩ dư đồ Hồng Việt,
Ta cũng là một nước Á Đông.
Xưa nay vẫn chán anh hùng...
Đất nước có lịch sử oai hùng, văn hiến rực rỡ mà sao để lọt vào tay người. Lí giải nguyên nhân mất nước, ông cho là bởi:
Vua ngồi thăm thẳm cung sâu,
Một đời chỉ biết đè đầu dân đen.
Dưới đại thần đua chen tước lộc,
Ngoài trăm quan hì hục thân danh.
Và do mặt khác nữa là trình độ mọi mặt của dân ta thấp kém, thua sút so với các nước khác trên thế giới nên khi tố cáo thực dân, phong kiến, Phan Bội Châu nhằm mục đích kích thích lòng căm thù giặc ngoại xâm, kêu gọi đồng bào đoàn kết nổi dậy đánh thực dân Pháp. Phan Châu Trinh đã phân biệt có những người Pháp vãn minh. Ông còn tập trung tô' cáo những tệ nạn ở chôn hương thôn, quan trường, vua quan bù nhìn, tượng gỗ. Mục đích lúc này của ông là vạch chỉ cho nhân dân ta thấy rõ tính chất thối nát, bất hợp lí của thượng tầng kiến trúc đương thời. Điểm mới này rất có ý nghĩa. Bởi vì, cho đến tận trước khi xã hội Việt Nam đối diện với phương Tâỵ, qua một thời gian hết sức lâu dài, kiến trúc ấy đã tỏ ra có tính hợp lí cao, nó bảo đảm duy trì trật tự xã hội theo hình chóp nón, có độ ổn định tương đối. Trong xã hội cũ đã ăn sâu một tư tưởng coi trật tự đó là tiền định, được chế định bởi một lực lượng siêu nhiên, có thể coi như là quy luật, Phan Châu Trinh hiểu rất rõ tính chất "thâm căn cô' đế" của tư tưởng này. ông dô'c sức vào đả phá, vạch trần trật tự của chính thể đó là:
Vua tôn như thánh như thần,
Phận tôi rơm rác, phận dân trâu bò.
Ông chỉ rõ, đây là chính thể độc tôn, độc đoán. Vua có quyền tối thượng về cả lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chính thể chuyên chê' bóp nghẹt mọi nhân quyền và dân quyền, mọi con tim và khôi óc:
Cám chẳng cho liỏỉ han việc nước,
Cấm chẳng cho ao ước thở than.
Khắp chôn công quyền đầy rẫy tệ nạn:
Người cương trực lo lui bước trước,
Lủ nịnh tà lần lượt đầy sân.
Thói tham lam nhuộm sâu đến tủy,
Thói tham quan như đĩ tham tiền.
Như thế, tại thời điểm đen tối ấy, ông đã biết đặt vấn đề phát triển, tồn vong của dân tộc vào một xu hướng rộng lớn hơn của thế giới, của khu vực, đó là xu thế dân chủ tư sản. Để tìm hướng đi mới, ông đã suy nghĩ về điểm mạnh, điểm yếu của dân tộc mình khi so sánh với các nước láng giềng, với phương Tây. So sánh, đối chiếu không phải là một, nhưng Phan Châu Trinh đã biết vượt qua lối suy nghĩ tập tổ, “Hoa hạ man di”, vượt qua cả trình độ suy nghĩ tiểu nông hạn hẹp, dám vươn tới những mẫu hình kiến trúc mới, đặt ra vấn đề thay đổi thể chế, một việc “phạm thượng” chưa từng có trong lịch sử tư tưởng của dân tộc. Không chỉ vì trật tự Vua - Quan kiểu phong kiến đã từng kéo dài hàng trăm, nghìn năm, mà điều lưu ý nữa là chế độ thực dân đang cố’ tình duy trì trật tự ấy, để làm công cụ cho chúng áp chế nhân dân. Tầm vóc tư tưởng của ông phải được nhìn nhận ở khía cạnh đó nữa.
Tuy nhiên, trên thế giới lúc bấy giờ, vâh đề dân quyền, nhân quyền đang là những làn sóng sôi nổi, đội vào cả phương Đông, thức tỉnh dân tộc Việt Nam. Điểm khác ở chỗ, bấy giờ Việt Nam đã mất chủ quyền, nhân dân bị giam trong ngục tối, nhưng là người hết lòng yêu nước, ông đã dũng cảm, dám chỉ ra con đường dân tộc tiến lên. Suôt cả cuộc đời ông lúc được tự do hay cả lúc bị giam cầm, khi ở Việt Nam hay ở Pháp, tất cả đều nhằm một mục đích phấn đấu làm cho dân nước thấy rằng, mình có quyền, cần hướng theo tôn chỉ mới:
Công quyền là thánh, tự do là thần.
Khắp thế giới toàn dân làm chủ...
Cùng với các đồng chí của mình, hòa với dòng tư tưởng cách tân đổi mới xã hội, hướng tới những giá trị chung phổ biến, đang có ý nghĩa cấp thiết đối với nhân dân Việt Nam, Phan Châu Trinh đã không tiếc sức mình tuyên truyền cổ vũ cho nền dân chủ. Do điều kiện lịch sử lúc đó và do cả những hạn chế của bản thân ông mà tư tưởng dân chủ này còn nhiều điểm đơn giản và gò ép Nho hóa. Dù thế nào chăng nữa, việc đưa ý thức dân quyền thật sự là một cống hiến vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỉ XX.
Như trên đã nói, ông chủ trương cải cách, đổi mới xã hội. Bởi vì nếu cứ như cũ thi dân Nam chỉ có nước chết. Họ sẽ nổi dậy đâu tranh vũ trang. Đây là con đường chết, vì nước Việt Nam là nơi nước Pháp thâu lợi quyền và do đó nước Pháp sẽ mất lợi quyền. Ông khuyên Chính phủ Pháp hãy thay đổi chính sách chính trị ở Việt Nam để có thể duy trì lợi quyền của cả hai nước.
Đây là cơ sở của thuyết “ỷ Pháp cầu tiến bộ” của ồng. Thực tế đã chỉ ra đó chỉ là ảo tưởng. Hi vọng ở thiện chí của chính quyền thực dân là một khả năng không hiện thực.
Để thức dậy hồn nước, Phan Châu Trinh còn đặt ra vấn đề phản ánh rất sâu vào Nho giáo, vào nọc độc khoa cử, xương sông của nó, đả phá trật tự tiên thiên vua quan cũ kĩ. Ông dành nhiều thời gian, sức lực cho việc hạ bệ mẫu người Nho sĩ đương thời với nguyên lí cũ cho rằng "Sĩ nhất, thứ dân". Đối với ông, đây chẳng phải như vậy mà là bọn người:
Chẳng qua là qua quào ba chữ,
May ra rồi ăn xớ củạ dân.
Ông đề ra nhiệm vụ phải xóa bỏ nhân sinh quan cũ kĩ của loại này, bắt tay vào xây dựng những quan niệm con người lí tưởng mới, có trí tuệ cao xa, mang màu sắc người hùng của giai cấp tư sản đang lên. Nhưng nhìn kĩ, ta vẫn còn thấy phảng phất ở đây hình ảnh người quân tử với những phẩm cách cao đẹp cổ truyền như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đi sâu vào tầng sâu nhất của đời sông tinh thần, ông đã biết đặt vấn đề xây dựng phong tục, tập quán mới tốt đẹp, chông lại những thói hư, tật xấu ở chôn hương thôn mà nhiều người đã nói tới!
Càng nhận thấy tính chất ưu trội của một nền văn hoá mới cao hơn, ông càng thấy phải hướng nhân dân mình theo đó, vừa cố gắng duy trì những phẩm giá tốt đẹp của văn hóa cổ truyền. Bởi vậy mà có người nói ông phê phán Nho nhưng lại đứng trên lập trường Nho. Thực ra không phải như thế, bởi vì, so với các nguyên lí Nho giáo, ông đã có bước tiến vượt về cán bản, như trên đã nói. Bên cạnh đó, những giá trị nhân đạo, đạo đức cá nhân của Nho giáo vẫn có ý nghĩa phù hợp trong mọi thời đại, phải kế thừa và phát triển. Đây là sự tiếp thu có phê phán rất đáng trân trọng của ông.
Khác với "Lễ trị”, “Đức trị” của Nho giáo, ông chủ trương lấy pháp luật làm chuẩn mực để điều hành xã hội: ông coi Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ là những tiền bốì, sách của họ được coi là sách gô'i đầu giường, ông coi học phương Tầy là cần thiết, nhưng ông cảnh tỉnh luôn những người học phương Tây một cách thụ động, máy móc. Với loại sùng ngoại vô lối này, ông nói bọn họ là hủ Tây. Hủ Tây và hủ Nho, đều là hạng người dân nước cần sớm lìa xa, kẻo vạ cho dân nước. Nhìn lại khoảng đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam ở thời kì bi đát nhất, không có lối ra, trên thì chính quyền thực dân có đủ mọi mánh khóe đã man khôn khéo, giữa thì bọn tham quan ô lại mất hết tính người, dưới nữa dân ta lầm than, trình độ hết sức thấp kém, lạc hậu. Mọi nẻo đường hầu như đã bị chặn đứng. Không bó tay chờ chết, Phan Châu Trinh và các đồng chí của mình đã không tiếc sức vạch ra một hướng đi, theo dòng tư tưởng canh tân đất nước trước đây, hướng dân tộc phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa, hòng dần dần đưa nước ta hòa nhập vào dòng văn minh chung của thế giới. Nhân dân đã không nhầm khi đi theo ngọn cờ của các ông. Về mọi mặt, dân tộc Việt Nam đã có những nhảy vọt, từ phạm trù tư duy phong kiến truyền thống sang phạm trù tư duy thời cận đại, chuẩn bị cho những bước tiếp theo.
Nhìn chung, những phát hiện, đổng góp của ông có ý nghĩa tiếp nô'i chủ nghĩa yêu nước truyền thông, khơi dậy những giá trị tốt đẹp. Ông là đại biểu xuất sắc cho tầng lớp trí thức tiến bộ chuyển hướng tư duy dân tộc sang một thời kì mới một cách chủ động, tích cực, xứng đáng là nhà dân chủ tiền khu của Việt Nam đầu thế kỉ XX này.
Đỗ Hòa Hới, Tạp chí Triết học