Soạn bài Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

  • Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự trang 1
  • Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự trang 2
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHAM Tự sự
Trung tâm của tác phẩm tự sự là nhân vật. Để hiểu rõ tác phẩm, cần phân tích nhân vật dựa trên hàng loạt chi tiết, sự kiện (tên gọi, ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi giao tiếp, nội tâm, ngoại cảnh,...).
Cái đích của phân tích là xem nhân vật có chân thực không, nhân vật tiêu biểu cho một tầng lớp nào, có ý nghĩa xã hội gì,... Mặt khác, còn phải chú ý đến tính nghệ thuật: nhân vật có sinh động, hấp dẫn không, có mang lại nét mới nào cho quá trình phát triển văn học dân tộc không.
Ví dụ 1: Về bài Nhân vật của “Tắt đèn”-.
Nguyễn Tuân đã làm cho đoạn văn sinh động hẳn lên bằng cách dùng những từ thật xác đáng hoặc dân dã, hoặc trang trọng để điểm qua các nhân vật của “Tắt đèn”. Ví du: Tri phủ ba que, ba dọi, bô' lão quan tỉnh dê cụ, một tràng nhân vật cầm cờ chạy hiệu, một đài hoa sen dã ngoại,...
Có nhiều chi tiết trong tác phẩm nhưng người viết đã không kể la liệt khi phân tích. Nguyễn Tuân đã chọn những chi tiết tiêu biểu (ở đây là qua những câu nói) để khắc họa tính cách nhân vật. Ví du :
Cái bà Nghị, giàu thế mà còn làm điêu...
Lão phủ Tư Ân đểu quá...
Đàn bà di đánh nhau như thế, là hư thân lắm...
Tính cách đôn hậu của người dân quê thẳng thắn, tự nhiên, hành động theo lẽ phải hiện lên khá rõ.
Để cho bài văn khắc sâu vào trí nhớ người đọc, từng đoạn, từng đoạn phải có những câu gây được ấn tượng. Nguyễn Tuân đã làm được việc đó với các câu như:
Trên đầm bùn ẩy, ngoi lên một đài hoa sen dã ngoại. Tên cái thứ sen quê ấy là chị Dậu.
“Chị Dậu” là cái đốm sáng đặc biệt của “Tắt đèn”.
... và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương “ Tắt đèn” đó lên.
Ví dụ 2: về bài Nhân vật Chí Phèo-.
Tác giả bài viết đã tóm lược toàn bộ cuộc đời nhân vật Chí Phèo với những chi tiết:
Chí Phèo là một “thằng cùng hơn cả dân cùng”, không cha, không mẹ, không thân thích họ hàng, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi...
Chí Phèo sống cuộc sông tô'i tăm của một con vật, và chết cái chết thê thảm của một con vật.
Bài phân tích đưa ra những kết luận về nhân vật Chí Phèo:
Sô' phận khốn khổ của nhân vật Chí Phèo chính là số phận của cả một lớp người cô' cùng dưới đáy xã hội nông thôn Việt Nam cũ.
Hiện tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình.
Hiện tượng Chí Phèo chưa hết chừng nào bọn địa chủ cường hào còn tác oai, tác quái trên đầu dân làng.
Bài viết đã cho người đọc thấy sự tàn bạo khủng khiếp của thực dân và phong kiến trước Cách mạng tháng Tám.
Nhận xét lời văn đoạn trích:
Viết theo một dàn ý mạch lạc, rõ ràng.
Các luận điểm đều được soi sáng bằng nhiều chi tiết cụ thể. Không biện luận suông, dài dòng.
Lời vãn trong sáng, dễ hiểu.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Cliữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Phân tích nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khốp.