Soạn bài Viết đề cương thuyết trình

  • Viết đề cương thuyết trình trang 1
  • Viết đề cương thuyết trình trang 2
  • Viết đề cương thuyết trình trang 3
VIẾT ĐỀ CƯƠNG THUYẾT TRÌNH
Chuẩn bị tôt đề cương giúp cho việc thuyết trình được chủ động, tránh được lúng túng, thiếu ý, lặp ý và nói lan man, lộn xộn.
Thuyết trình là một hoạt động giao tiếp miệng. Người thuyết trình phải tiếp xúc trực tiếp với người nghe, không có thời gian dừng lại để suy nghĩ tìm ý, tìm lời; có thể có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra trong khi thuyết trình.
Như vậy, chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là viết đề cương thuyết trình một cách chi tiết, rõ ràng, dự kiến được các tình huống xảy ra và cách xử lí chúng là việc thuyết trình đã thành công một nửa.
Cách viết đề cương thuyết trình
Việc viết đề cương thuyết trình bao gồm các bước:
Tìm các ý lớn, ý nhỏ làm sáng tỏ đề tài;
Lựa chọn, sắp xếp các ý, xác định mức độ trình bày mỗi ý;
Viết thành đề cương trên giấy.
Đề cương thuyết trình gồm ba phần:
Mở đầu;
Triển khai;
Kết thúc.
Ngoài ra, cũng nên dự kiến trước cách chuyển ý, chuyển đoạn, giọng điệu, cử chỉ trong khi thuyết trình.
'Vi dụ: Viết đề cương thuyết trình về đề tài Đi ẩu, nguyên nhân của tai nạn giao thông:
а.	Tìm ý cho bản thuyết trình
Cần có các ý lớn:
Thế nào là đi ẩu?
Đi ẩu gây hậu quả tai hại như thế nào?
Làm thế nào để khắc phục tình trạng đi ẩu hiện nay?
Từng ý lớn đó, lại có thể triển khai thành các ý nhỏ cụ thể, chi tiết bằng các biểu hiện, các dẫn chứng cụ thể mà chúng ta được chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng.
б.	Lựa chọn, sắp xếp và xác định mức độ triển khai các ý
Có thể sắp xếp các ý từ khái quát đến cụ thế hoặc ngược lại; các biểu hiện cụ thể của việc đi ẩu có thế sắp xếp theo mức độ nghiêm trọng của chúng.
Sau đây là một cách sắp xếp:
Nêu khái quát quan niệm thế nào là đi ẩu.
Cụ thể hoá các ví dụ, các biểu hiện của hành vi đi ẩu theo trật tự giảm dần về tính nghiêm trọng của chúng:
Đua xe, đánh võng.
Phóng nhanh, vượt ẩu đâm vào người khác.
Đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm.
Đi xe trên vỉa hè.
Đi chen lấn, xô đẩy.
Rú ga, bóp còi inh ỏi.
Đi lê guốc, dép quèn quẹt.
Xác định ý trọng tâm của bài thuyết trình: Các biểu hiện của hành vi đi ẩu và cách khắc phục hành vi ấy.
c. Trình bày các ý thành đề cương
Lần lượt xây dựng các phần mở đầu, phần triển khai và kết thúc bài thuyết trình. Khi trình bày các ý thành đề cương, cần đặt tiêu đề thông nhất và ngắn gọn, dùng các kí hiệu khác nhau đặt trước các tiêu đề để phân biệt cấp độ và lớp lang của các ý trong đề cương.
Có nhiều cách mở đầu bài thuyết trình, cách chào hỏi, tự giới thiệu, giới thiệu nội dung cơ bản sẽ thuyết trình, cách chuyển từ ý này sang ý khác và cách kết thúc bài thuyết trình.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Sắp xếp lại các nội dung sau theo thứ tự các yếu tố quan trọng tạo nên thành công của một bài thuyết trình:
Xác định được mục đích thuyết trình.
Có những hiểu biết về đặc điểm của đói tượng thuyết trình.
Lựa chọn được vấh đề thuyết trình phù hợp với sự quan tâm của đối tượng.
Lựa chọn nội dung triển khai phù hợp với sự tiếp nhận của đốì tượng.
Hệ thông lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
Giọng điệu và cách trình bày lôi cuốn, hấp dẫn.
Có những phương tiện trực quan sinh động, có ý nghĩa.
Viết đề cương thuyết trình về vấn đề: Trang phục của học sinh trong nhà trường và việc thể hiện cá tính của tuổi trẻ.
Dự kiến những điều chỉnh trong đề cương thuyết trình với hai đối tượng sau:
Học sinh ở thành phô'.
Học sinh ở vùng sâu, vùng xa..