Soạn bài Ngữ cảnh

  • Ngữ cảnh trang 1
  • Ngữ cảnh trang 2
  • Ngữ cảnh trang 3
NGỮ CẢNH
Ngữ cảnh là bổì cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
Các nhân tố của ngữ cảnh gồm có:
Nliân vật giao tiếp
Quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp chi phôi mạnh mẽ việc lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt trong giao tiếp. Có thể quy về hai kiểu quan hệ: Quan hệ thân sơ và quan hệ vị thế.
Quan hệ thân sơ là quan hệ gần gũi hay xa cách giữa các bên tham gia giao tiếp.
+ Giao tiếp gần gũi: Giao tiếp trong gia đình hoặc giao tiếp giữa bạn bè... + Giao tiếp có khoảng cách: Giao tiếp với người mới gặp gỡ hoặc giao
tiếp giữa các đối tác trong giao dịch...
Gặp bạn cũ, ta có thể vồn vã hỏi han, “tay bắt mặt mừng”, nhưng gặp một người lạ, tà phải giữ ý tứ, khoảng cách trong trò chuyện.
Quan hệ vị thế là quan hệ được xác lập dựa trên địa vị xã hội hay tuổi tác của các bên giao tiếp.
Khi giao tiếp với người bề trên, người bề dưới phải chọn cách nói lễ pháp, lịch sự.
Với quan hệ ngang vai, các bên giao tiếp có thể thoải mái hơn trong cách lựa chọn từ xưng hô, có thể nói “trông không” hoặc có . thể sử dụng những từ ngữ mang màu sắc thân mật, suồng sã (nếu là quan hệ gần gũi).
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
Bối cảnh giao tiếp rộng là bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị,... của cuộc giao tiếp.
Bối cảnh giao tiếp hẹp là cuộc giao tiếp diễn ra lúc nào, ở đâu,...
Hiện thực được nói tới', nội dung giao tiếp nhằm vào vấn đề gì.
Văn cảnh (khi viết)
Văn cảnh là những từ, ngữ, câu đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ nhất định.
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập văn bản và quá trình lĩnh hội văn bản.
Vai trò của ngữ cảnh trong việc tạo lập văn bản
Vai trò của nhân vật giao tiếp
Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp sẽ quyết định cách lựa chọn từ ngữ xưng hô, cách dùng các từ ngữ mang sắc thái biểu cảm.
Vai trò của bối cảnh giao tiếp
Bối cảnh vãn hóa - xã hội, địa điểm và thời gian giao tiếp, cách thức giao tiếp cũng ảnh hưởng đến cách diễn đạt: Văn nói thường không có sự trau chuốt như vãn viết; tình huống giao tiếp không chính thức (trong bữa ăn, lúc gặp nhau ngoài đường, lúc đi chơi cùng nhau,...) không đòi hỏi phải lựa chọn từ ngữ trang trọng như trong những tình huống giao tiếp chính thức (ở cuộc họp, ở hội nghị,...)
Vai trò của văn cảnh
Văn cảnh chi phối cách dùng từ, đặt câu.
Một từ khi được 'dùng trong cầu phải phù hợp ở mức độ nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp với các từ trong câu.
Một câu khi được dùng trong vãn bản phải có quan hệ hợp lí về nghĩa, tương đồng về phong cách với những câu đi trước và đi sau nó.
Vai trò của ngữ cảnh trong việc lĩnh hội văn bản
Vai trò của nhân vật giao tiếp và bối cảnh giao tiếp
Bốĩ cảnh giao tiếp cụ thể giúp hiểu được nghĩa của những từ, ngữ mà nghĩa của chúng gắn bó mật thiết với tình huống nói năng (như tôi, anh, nó, hôm qua, hôm nay, bây giờ, lát nữa, ở đây, ở đó,...ỵ Nghe một câu nói như “Lát nữa, anh và chúng nó sẽ phải rời khỏi nơi này", ta không thể hiểu được đầy đủ nội dung của nó nếu không biết câu nói đó được ai nói, nói với ai, nói lúc nào, nói ở đâu,...
Bôi cảnh giao tiếp cụ thể giúp ta hiểu được ý nghĩa đích thực của câu nói, cái ý nghĩa mà người nói (người viết) muôn chuyển tải đến người nghe (người đọc). Đặc biệt, ý nghĩa hàm ẩn trong hội thoại chỉ được lĩnh hội dựa vào bối cảnh giao tiếp cụ thể.
Vai trò của văn cảnh
Vàn cảnh giúp xác định từ ngữ được dùng trong văn bản.
Trong ngôn ngữ, tồn tại những từ đồng âm, từ đa nghĩa. Chính văn cảnh là đầu mốì quan trọng giúp người đọc nhận biết được từ nào (trong số’ các từ đồng âm) đang được sử dụng, nghĩa nào của từ (trong số các nghĩa của một từ đa nghĩa) đang được dùng.
Vần cảnh giúp người đọc hiểu được những từ ngữ liên quan đến đoạn văn bản đi trước (hoặc đi sau).
Văn cảnh giúp người nghe (người đọc) khôi phục lại được những từ ngữ bị tỉnh lược trong văn bản.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh trong bài thơ “Tưcmg tứ’ của Nguyễn Bính.
Đọc lại đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" {“Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu), thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Nhận xét lời nói của Vân Tiên nói với bọn cướp Phong Lai.
Nhận xét lời nói của Vân Tiên nói với Kiều Nguyệt Nga.
Chỉ ra vai trò của ngữ cảnh trong hai tình huống giao tiếp trên.