Soạn bài Xin lập khoa luật

  • Xin lập khoa luật trang 1
  • Xin lập khoa luật trang 2
  • Xin lập khoa luật trang 3
  • Xin lập khoa luật trang 4
  • Xin lập khoa luật trang 5
  • Xin lập khoa luật trang 6
  • Xin lập khoa luật trang 7
  • Xin lập khoa luật trang 8
  • Xin lập khoa luật trang 9
XIN LẬP KHOA LUẬT
(Trích Tế cấp bát điều )
Nguyễn Trường Tộ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
1. Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), là một trí thức Công giáo yêu nước, người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông vừa thông thạo Hán học, vừa thông thạo Tây học nên có tầm nhìn xa rộng hơn nhiều trí thức Nho sĩ đương thời. Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn kiến nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm canh tân đất nước để có thực lực đối phó với họa xâm lăng đến từ phương Tây. Hiện nay, giới nghiên cứu đã sưu tầm được 58 bản di thảo của Nguyễn Trường Tộ.
“Tế cấp bát điều” {Tám việc cần làm gấp) là bản Điều trần sô' 27 của Nguyễn Trường Tộ, viết ngày 20 tháng 10 nãm Tự Đức thứ hai mươi (1867).
Điều trần thuộc loại văn bản mà câp dưới đệ trình lên cấp trên, lên nhà vua nhằm mục đích trình bày chính sự, dâng lên những điều khẩn cấp cần làm.. Vàn bản loại này có tên gọi chung là tấu hoặc tấu tliư.
Về tính chất, điều trần thuộc loại văn nghị luận chính trị-xã hội. Do đặc trưng là vàn bản dâng lên vua, lời lẽ trong điều trần vừa phải uyển chuyển, tế nhị, vừa phải thẳng thắn, không vòng vo hoặc dùng các lối ước lệ, tượng trưng.
Tế cấp bát điều đề xuất tám việc cần làm gấp, gồm:
Xin gấp rút sửa đổi việc võ bị;
Xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt sô' quan lại và khóa sinh;
Xin gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ;
Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng;
Xin điều chỉnh thuế ruộng đất;
Xin sửa sang lại biên giới;
Xin nắm rõ nhân sô';
Xin lập viện Dục anh và trại Tê' bần.
Văn bản “Xin lập khoa Luật” trích trong điều (4) Xin sủa đổi học thuật, chú trỢng thực dụng.
Trong điều (4) Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng, tác giả đề nghị mở bô'n khoa sau đây để dạy cho người Việt:
+ Khoa Nông chính,
+ Khoa Thiên văn và Địa lí,
+ Khoa Kĩ nghệ, .
+ Khoa Luật học.
Vì sao phải sửa đổi học thuật? Nguyễn Trường Tộ viết: “Không có một nền học thuật sáng suốt thì phong tục sẽ ngày một bại hoại, lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm, trống rỗng. Tập tục sẽ làm thay đổi con người, dù người tốt cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, huống gỉ hạng người dưới. Lòng người đã hư hỏng thì khó tìm được người chuộng nghĩa, thực tâm, sốt sắng việc công".
Vậy học cái gì và học để làm gì, tác giả chỉ ra: “Học những gì chưa biết để biết mà đem ra thực hành”. Sau khi phê phán lối học viển vông, lấy nước ngoài (Trung Quốc) làm chuẩn mực, Nguyễn Trường Tộ khẳng định: “Nước ta có những vị danh thần trong các triều vua trước còn để lại danh thơm, tiếng tốt, cùng như các danh thần và các quan chức trong triều đình hiện nay mà việc làm của họ có thể làm khuôn phép cho đời, tại sao không đem ra truyền tụng cho mọi người được hứng khởi, mà cứ ngày đêm luôn miệng kêu réo những người bên Tàu chết đã mẩy ngàn năm như Tiêu Hà, Hàn Tín. (...). Như vậy mà cứ học cho đến bạc tóc, thật là quái gở, không thể nào hiểu nổi”. Từ đó, ông đề nghị chú trọng xây dựng một nền giáo dục thực tiễn để canh tân đất nước.
Trước khi đề nghị lập bốn khoa mới là Nông chính, Thiên văn - Địa lí, Kĩ nghệ, Luật học, Nguyễn Trường Tộ đưa ra dự đoán tương lai như sau: “Nếu như đem công lao nửa đời người đã dùng để học thuộc lòng những tên người, tên xứ; rập khuôn việc chính trị, nhai lại những nghĩa lí cặn bã xa xiỉa của Ngu, Hạ, Thương, Chu, Hán, Đường, Tống, Nguyên mà học những việc hiện tại như bình, hình, luật lệ, tài chính, thương mại, xây dựng, canh nông, dệt và những cái mới khác thì dần dần cũng có thể làm cho nước mạnh, dân giàu”.
- Trước đây ở Việt Nam không phải không có các bộ luật. Từ đời Lí, đời Trần, cha ông ta đã tiến hành biên soạn các bộ hình luật. Ngày nay còn lại các bộ luật thời Hồng Đức, thời Gia Long,... Nhưng luật trở thành môn khoa học, một khoa giảng dạy riêng thì mãi đến giữa thế kỉ XX mới có. Phần điều trần Xin lập khoa Luật được viết năm 1867. Qua đó, ta càng thấy Nguyễn Trường Tộ là một trí thức tiến bộ, sớm nhìn trước vấn đề.
Đọc - Hiểu văn bản:
Vãn bản Xin lập khoa Luật được chia thành ba đoạn:
1. Đoạn một (từ đầu đến “... thì đó là quốc dân giết”Ỵ. Nêu lên tầm quan trọng của luật trong đời sông xã hội.
Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm kỉ cương, uy quyền và chính lệnh của quốc gia.
Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương; Nhà nước muôn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng đồng thời cũng phải có chính lệnh (chính sách và pháp luật). Đấy là mối quan hệ của luật đối với mọi người. Vì vậy, Nguyễn Trường Tộ nói: “Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước”. Như vậy, luật bao trùm lên tất cả.
Nguyễn Trường Tộ đặt vấn đề một cách trực tiếp, thẳng thắn. Ngắn gọn, trực tiếp và thẳng thắn là nét riêng trong vãn điều trần của Nguyễn Trường Tộ. vấn đề ông đặt ra là: “Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước”; và dĩ nhiên, để thuyết phục vua Tự Đức bấy giờ, ông nêu thêm phải học “những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay”. Tác dụng của lối vào đề kiểu này là vừa ngắn gọn, vừa làm người nghe hiểu ngay vấn đề mà người viết đặt ra.
Để thuyết phục nhà vua, Nguyễn Trường Tộ khái quát luật pháp bằng những khái niệm của Nho giáo. Trong luật, từ “tam cương ngủ thường cho đến việc hành chính của sáu Bộ đều đầy đủ”.
Tam cương ngũ thường là đạo lớn nhất bao trùm tất cả mọi mốì quan hệ xã hội và gia đình, mọi cách ứng xử giữa con người với con người, là xương sống của chế độ phong kiến; lục Bộ (sáu Bộ) là cơ quan quyền lực đầu não của nhà nước phong kiến. Lí lẽ đó khiến vua Tự Đức - một ông vua tiêu biểu cho chế độ phong kiến không thể chối từ.
Đoạn hai (từ “Biết rằng đạo làm người...” đến “... tệ hơn những người quê mùa chất phác”)'.
Nguyễn Trường Tộ phê phán Nho giáo ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng bằng pháp luật.
Để phê phán Nho giáo, trước hết, Nguyễn Trường Tộ khẳng định trung hiếu vầ lễ nghĩa là cần thiết vì đó là đạo lớn làm người. Nhưng muôn đạo lớn làm người kia trở thành hiện thực thì phải có luật, vì Nho giáo chỉ nói suông trên giấy. Để thuyết phục rằng điều phê phán của mình là đúng, tác giả lấy ngay lời Khổng Tử làm luận cứ: “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt". Cho nên phải có luật:
Các loại sách khác ở thời phong kiến, tác giả cũng cho là vô ích “vì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị được dân” nếu trong nước không có luật, hoặc bản thân người cầm quyền không hiểu luật. Ông chỉ rõ, những sách vở của Nho gia chỉ nói chuyện người xưa, việc xưa mà không nói đêh việc ngày nay, người ngày nay. Đọc các sách đó càng nhiều thì càng “làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì”. Để chứng minh rằng, điều mình phê phán là đúng, một lần nữa tác giả lại dẫn lời Khổng Tử: “Chép những lời nói suông chẳng bàng thân hành ra làm việc”, mà muôn làm được việc thì phải có luật.
Dùng Khổng Tử để phê Nho giáo là phương pháp “gậy ông đập lưng ông” trong văn nghị luận. Kết thúc cho phần phê phán Nho giáo của mình, Nguyễn Trường Tộ đưa ra một hiện thực đáng buồn và không ai có thể phủ định được về tình hình Nho sĩ hiện nay dọ Nho giáo đào tạo nên: “Suốt đời đọc sách [...] mà tại sao có nhiều người, cuộc đời của họ và sự ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác?”. Vì sao có tình trạng đó? Vì họ không được học luật.
Cách lập luận của Nguyễn Trường Tộ vừa sắc sảo, vừa chặt chẽ. Văn ngắn gọn, kiệm lời, tính chiêh đấu mạnh mẽ, hùng hồn.
Đoạn ba (phần còn lại): Nâng cao hơn nữa vai trò của luật đối với con người và xã hội.
Luật có vai trò quan trọng đốì với con người và xã hội: Luật không chỉ có tác dụng cai trị xã hội, mà còn là đạo đức tinh vi, đạo làm người...
Đây là phần kết thúc cho bài điều trần Xin lập khoa Luật. Trở lên, Nguyễn Trường Tộ nói đến vai trò và vị trí của luật đối với đời sông xã hội. Ông e người nghe (nhà vua) sẽ hiểu lệch, cho rằng luật chỉ tốt cho việc cai trị, nên tự đặt ra sự phản bác và giải đáp: Luật là đức, là cái đức lớn nhất chí công vô tư, đấy là đức trời, mà đức trời là đạo làm người, bất tất phải đi tìm cái gì khác, cũng có nghĩa là cần phải học luật.
* Ý nghĩa của bài Xin lập khoa Luật đô'i với thời bấy giờ và với cuộc sông hôm nay:
Bài Xin lập khoa Luật được viết năm 1876. Có lẽ khi đó khoa học về luật pháp chưa phát triển. Mặc dù thời Nguyễn có bộ Luật Gia Long, song bộ Luật này chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho chế độ phong kiến. Luật mà Nguyễn Trường Tộ đề cập đến ở đây là luật tư sản: Tam quyền phân lập (có cơ quan lập pháp, hành pháp và giám sát hành pháp). Bài Xin lập khoa Luật có tác dụng đưa xã hội vào luật pháp, sống trong luật pháp.
Ngày nay điều đó vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Tuy nhiên, vào thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ muốn khẳng định vai trò của luật pháp nên đã thiên về sự khẳng định, thiên về những mặt tốt của nó mà chưa thấy mặt trái.
* Đặc sắc về nghệ thuật điều trần của Nguyễn Trường Tộ
Bài điều trần lập luận chặt chẽ, lời lẽ xác đáng, có sức thuyết phục người nghe. Tác giả vào bài trực tiếp, không vòng vo, nói ngắn gọn. Mở đầu bản điều trần là lời khẳng định như một chân lí “Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước" và kết thúc bằng lời gói lại vấn đề được đặt ra ban đầu: “Trong luật cái gì củng công bằng, hợp với đức trời... Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bắt tất phải tìm cái gì khác". Hơn nữa, tác giả lại luôn lấy lời Khổng Tử để làm minh chứng cho điều mình đưa ra là đúng. Cách lập luận như vậy có sức thuyết phục mạnh mẽ, nhất là đôi với vua Tự Đức thời bấy giờ.
Tổng kết:
Bài Xin lập khoa Luật thể hiện nhiệt tâm yêu nước của Nguyễn Trường Tộ, khát khao muốn đưa đất nước theo hướng hiện đại, tiên tiến của phương Tây. Tác phẩm là một bài văn nghị luận tiêu biểu cho thề văn điều trần: Lập luận chặt chẽ, có tình, có lí, dầy sức thuyết phục.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦA NGUYỀN TRƯỜNG TỘ
Cả cuộc đời Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương pháp nghiên cứu của ông là "quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời".
Với phương pháp nghiên cứu và mục đích nghiên cứu ấy, Nguyễn Trường Tộ đã lí giải nhiều vấn đề có sức thuyết phục lớn, khiến người đời kinh ngạc. Nguyễn Trường Tộ - người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt Nam với tư cách là một bộ phận của lịch sử thế giới, tức là ông nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử dân tộc trong sự tiến hóa của lịch sử nhân loại.
Từ một lịch sử quan như vậy, Nguyễn Trường Tộ đã nghiên cứu kĩ lịch sử thế giới trong vòng 500 năm trở lại đây để hiểu thêm lịch sử dân tộc và tìm con đường cứu nguy cho dân tộc. Vì theo ông, con đường cứu dân tộc lúc đó "không phải tìm ở trong nước mà phải tìm trong thiên hạ" {“Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo”, NXB TP Hồ Chí Minh, 1988).
Khi nghiên cứu lịch sử thế giới trong thời kì chuyển biến từ chế độ phong kiến trung cổ sang chế độ tư bản cận đại, mặc dù chưa giải thích được nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xầm lược củạ các nước tư bản phương Tây, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã nhận thức thấy được sự chuyển biến của các nước phương Tây. Ông viết: "Hiện nay thiên hạ hôn tẩu như điên chỉ gấp rút tranh thế mạnh yếu và lợi nhuận, đường lối xưa vĩnh viễn không còn thấy lại nữa, khắp thế giới chỗ nào sinh sống được, chồ nào canh tác được thì người Tây đã tìm kiếm hét rồi,... đã chia nhau hết rồi" và "người Tây phàm đến xứ nào thì trước hết để chiếm thị trường nhưng cuối cùng... để kinh doanh khai thác". Trong "Bàn về các tình thế lớn trong thiên hạ", Nguyễn Trường Tộ viết: “Ngày nay các nước phương Tây dã hao chiếm khắp từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn bộ lãnh thổ châu Phi... Ớ lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người châu Âu đều đặt chân tới". Nhìn lại các nước phương Đông và trong khu vực, đặc biệt là từ khi thực dân Anh chiếm đóng Ấn Độ, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: “Miến Điện, Xiêm La là thân cá chậu, còn nước ta và Nhật Bản coi như đô thị lớn của vùng biển Đông. Triều Tiên bên cạnh như một phố nhỏ cho bọn chúng điểm tâm buổi sáng, Trung Quốc như một cái chợ lớn để các nước phương Tây đánh chén. Còn nước ta và Nhật Bản là hai con đường lớn của hai đầu chợ ấy, chắc nhắn sẽ là nơi chúng buông gánh nghỉ vai. Điều đó sớm muộn sẽ xảy ra không sao tránh khỏi". Việc nước Đại Nam bị xâm lược là một điều dễ hiểu. Vấn đề là ở chỗ dân tộc Việt Nam làm gì để chiến thắng được kẻ xâm lược. Nguyễn Trường Tộ đã nghiên cứu kĩ "vận hội trong thiên hạ" "sự thể xưa nay dời đổi ra sao", đặc biệt là nghiên cứu sự đổi thay của các quốc gia trong khu vực và sự thay đổi chuyển biến của Nhật Bản. Từ một quan điểm lịch sử đúng đắn, Nguyễn Trường Tộ đã phân tích và khẳng định tất yếu các quốc gia phương Đông và Việt Nam phải tiếp thu văn minh phương Tây, tiếp thu khoa học - kĩ thuật phương Tây. Ông viết: "Xem thế thì thời thê' vận hội trong thiên hạ đã tiến dần tới thời kì tráng thịnh, tung hoành bốn phương. Giá như có một nước nào đó ngày nay muốn đóng cửa không tiếp khách để hưởng yên vui một mình củng không thể được. Bởi vì, ta không đến với người, người cũng đến với ta".
Trong tư tưởng Nguyền Trường Tộ, quan niệm về lịch sử và ý thức .dân tộc không phải là điều trừu tượng. Chính điều đó đã đưa ông tới một hệ thông quan điểm cụ thể. Từ sự nghiên cứu lịch sử thế giới trong 500 năm qua, Nguyễn Trường Tộ đã nhận thức được điều quan trọng là lịch sử đã đưa các quốc gia văn minh trên thế giới vào "lí thế tung hoành bôn biển" tức là cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Ông nhận thấy, Đại Nam là một quốc gia văn minh hạng nhì ở phương Đông, muôn phát triển không thể đứng ngoài sự cạnh tranh ấy. Nhưng muôn cạnh tranh để phát triển thì phải có thế và lực, nghĩa là phải tự cường dân tộc. Mà muốn tự cường dần tộc thì phải canh tân đất nước. Theo Nguyễn Trường Tộ, canh tân, đổi mới đất nước vừa là điều kiện, vừa là thể hiện của việc đưa nước Đại Nam hòa nhập vào xu thế của thời đại, hòa nhập vào vãn minh nhân loại, nhanh chóng đưa nước Đại Nam lên ngang tầm phát triển của lịch sử thế giới lúc bấy giờ.
Theo Nguyễn Trường Tộ, chỉ có canh tân đất nước mới đủ sức chiến thắng kẻ xâm lược. Canh tân đất nước là con đường duy nhất để giữ được độc lập và phát triển.
Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về việc đổi mới đất nước cũng thật đúng đắn. Theo ông, để đổi mới cần phải tiếp thu những thành tựu của nền văn minh phương Tây, tiếp thu khoa học, kĩ thuật phương Tây nhưng không có nghĩa là “vứt bỏ hết cái củ và mưu cầu cái mới...", phải lấy cái hay của mình sẵn có, còn phải lấy cái hay trong thiên hạ mới sáng tạo ra. Lấy hai điều biết mà địch lại một điều biết. Như thế ai dám khinh rể nước mình".
Nguyễn Trường Tộ, một mặt đã phân tích đầy đủ những điểm "sở trường" của người Việt Nam, nhưng mặt khác ông cũng phân tích đầy đủ những điều "sở đoản", thậm chí là thiếu. Bởi khi so sánh, đối chiếu với lịch sử thế giới, ông đã trình bày với triều đình Huế phương pháp khắc phục những điều "sở đoản" của người Việt Nam mình là phải "quan sát thế giới”, rồi sau đó "chịu khó” nghiên cứu cho sâu, học cho hết rồi hoạch định kế hoạch mới và phương pháp mới.
Khi xác định con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam chỉ là con đường canh tân, đổi mới đất nước, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên triều đình Huế một chương trình canh tân đất nước phong phú, trên nhiều lĩnh vực thể hiện trong gần 60 bản "điều trần". Vặ ông thường xuyên nhắc nhở triều đình thực thi chương trình canh tân đất nước ấy. Cho đến những ngày cuối đời, Nguyễn Trường Tộ vẫn còn trăn trở trước sô' phận đất nước, với vận mệnh đất nước. Tháng 9-1871, tức là 2 tháng trước khi qua đời, Nguyễn Trường Tộ vẫn còn giục giã triều đình thực hiện ngay chương trình canh tân đất nước mà ông đã đề xuất từ năm 1863, mà theo ông, “nếu dem ra thực hành trăm năm cũng không hết. Thế mà bảy tám năm nay chưa thực hành tí nào, chả lẽ đợi đến trăm năm sau mới thực hành được sao. Nay có thể làm được rồi, thời đã đến, thê đã có, mở cửa để xem của cải thiên hạ đến, chấn hưng phưcmg pháp mới để làm hưng thịnh nguồn lợi trong nước. Tiến hành cả hai thì mọi cái hỗ trợ cho nhau, lợi ích sẽ ùn ùn đưa đến. Tôi tính toán cái thời hạn 20 năm chỉ một ngày có thể hi vọng được". "Thời đã đến, thể đã có” được Nguyễn Trường Tộ xác định căn cứ vào sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước tư bản, đặc biệt là sự kiện Pháp thất bại trước Phổ và tình hình nước Pháp trong những năm 1870, 1871. Nguyễn Trường Tộ đã theo dõi, nắm bắt, phân tích kĩ và kịp thời những sự kiện của nước Pháp và giục giã triều đình khẩn thiết lợi dụng thời cơ ấy. Ông nói: "nếu để thời kì bối rối của họ đi qua thì còn làm chi được nữa, hiện nay hết sức khẩn cấp. Hãy đứng dạy nhảy xổ ra bắt tay thực hiện ngay. Thời đã đến rồi ! Thời khó đến mà dễ mất. Chớ nên nói hãy để sang năm”.
Nguyễn Trường Tộ đã phê phán chính sách của triều đình Huế trong 10 năm (1858 - 1867) là "lầm lạc". Đứng trên tầm cao của lịch sử dân tộc để khuyên triều đình sửa chữa những lầm lạc, ông viết: "Phàm kẻ có chí trong thiên hạ là người không phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, không phải không có sai lạc nhưng phải sửa chữa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ vì không làm được điều gỉ mới, không nhìn lại dĩ vãng mà chuyên mưu việc tương lai, không nghĩ đến bảo toàn tên tuổi của mình, mà lo lợi ích chung cho đất nước. Thế mới gọi là mới. Nếu sợ rằng trước kia chủ trương sai lầm mà nay phải sửa đổi công việc thỉ sẽ bị người ta chê cười nên xấu hổ không làm, thế thì không biết chính vì không chịu thay dổi chủ trương mới phải cam chịu sai lầm. Như vậy có dáng hổ thẹn hơn không?”. Theo Nguyễn Trường Tộ, triều đình Huế phải sửa chữa sai lầm bằng cách khẩn trương thực thi chương trình cải cách, hiện đại hóa đất nước.
Thật là đúng đắn khi Nguyễn Trường Tộ nhắc nhở triều đình là, bây giờ mới là cơ hội để làm được nhiều việc. Vừa quý trọng quá khứ nhưng không nên chỉ có ngoảnh lại với quá khứ. "Thời đại nào có chế độ ấy, con người sinh ra thời đại nào cũng chi đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì sinh vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa, rồi dần dần thời thế đổi đời, làm sao có thể cứ nhất nhất ôm giữ phép xưa mới được?". Từ đó Nguyễn Trường Tộ khẳng định, sứ mệnh của người Việt Nam, của triều đình Huế cuối thế kỷ XIX là canh tân đất nước, làm cho đất nước phú cường để bảo vệ độc lập dân tộc và đưa đất nước phát triển ngang hàng với các nước văn minh trên thế giới lúc bấy giờ.
Nguyễn Trường Tộ qua đời cách đây 120 năm, nhưng ngày nay khi đọc lại những tác phẩm của ông để lại, chúng ta không chỉ khâm phục tinh thần dân tộc cao cả của ông, tri thức khoa học uyên bác của ông mà chúng ta còn ngạc nhiên về những phương pháp, quan điểm trong sự nghiên cứu của ông. Chính từ ý thức dân tộc cao cả ấy, tri thức khoa học uyên bác ấy và với những quan điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu ấy mà những tác phẩm, tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ đã vượt lên trên tất cả những người có học thức và muôn cứu nước đương thời, phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ. Và cho đến nay, những vấn đề mà Nguyễn Trường Tộ nêu ra, những giá trị tư tưởng của ông vẫn còn có ý nghĩa thời sự.
(Theo Nguyễn Trọng Văn, Tạp chí Triết học)