Soạn bài Tự tình (bài II)

  • Tự tình (bài II) trang 1
  • Tự tình (bài II) trang 2
  • Tự tình (bài II) trang 3
  • Tự tình (bài II) trang 4
  • Tự tình (bài II) trang 5
  • Tự tình (bài II) trang 6
  • Tự tình (bài II) trang 7
  • Tự tình (bài II) trang 8
VĂN HỌC VIỆT NAM
Tự TÌNH
(Bài II)
Hổ Xuân Hương
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu:
Hồ Xuân Hương ựỉ -?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Có tài liệu ghi bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 -?), song cũng có tài liệu nói thân phụ của bà là Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783). Ông ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ người Bắc Ninh, sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình bà có thời sống ở Thăng Long. Khi trưởng thành, nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội ngày nay) lấy tên là cổ Nguyệt Đường (Cớ’ Nguyệt là chiết tự của chữ Hồ - họ của Xuân Hương). Bà đã đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ như Nguyễn Du, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm,... Cuộc đời tình duyên của Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái.
Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán, hiện nay còn lại khoảng 40 bài thơ Nôm và tập “Lưu hương kí” bằng chữ Hán.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương là hiện tượng độc đáo vào bậc nhất: Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ. Là nhà thơ phụ nữ nhưng vũ khí châm biếm, đả kích chủ yếu của bà lại là cái tục, thật táo bạo và quyết liệt. Thơ của nữ sĩ trào phúng mà sâu đậm chất trữ tình. Bà là tác giả của văn học viết nhưng tác phẩm lại đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Thơ Hồ Xuân Hương rất dân tộc mà cũng rất hiện đại.
uTự tình” (bài II) trích từ chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.
Bài thơ trực tiếp bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình qua sự cảm nhận thời gian, cảnh vật, duyên phận.
Đọc - Hiểu văn bản:
Bài thơ thể hiện hai tâm trạng tưởng chừng như trái ngược nhưng thông nhất trong bản lĩnh, tính cách Hồ Xuân Hương: Vừa buồn tủi, vừa phẫn uất nhưng cuối cùng vẫn đọng lại nỗi xót xa.
Hai câu đề
Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân Hương được gợi lên giữa một đêm khuya: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Tra cái hồng nhan với nước non.
Thông thường, giữa không gian rợn ngợp, con người cảm thấy mình nhỏ bé, cô đơn. Ở đây, Xuân Hương lại cảm nhận sự cô đơn trước thời gian. Thời gian cũng vô thuỷ, vô chung như không gian nhưng chứa đựng trong bước đi của nó còn là sự phá huỷ. So với câu thơ đầu của bài “Tự tình ĩ”: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên hom” thì câu đầu bài “Tự tình ir buồn hơn: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. Cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trông vừa là sự cảm nhận, vừa là sự thể hiện bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian cứ gấp gáp trôi thì còn lại là sự bẽ bàng:
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Từ “írơ” đặt đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ cho thấy, bên cạnh bản lĩnh Xuân Hương vẫn là nỗi đau Xuân Hương. “Trơ” là tủi hổ, “trơ” là bẽ bàng. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ “cái” thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan.” “trơ” “với nước non” không chỉ là dầu dãi mà còn là cay đắng. Dù câu thơ chỉ nói về một vế “hồng nhan” nhưng vẫn gợi lên vế “bạc phận”, vì vậy, nỗi xót xa càng thấm thìa, càng ngẫm lại càng đau. Nhịp điệu câu thơ: “Trơ / cái hồng nhan / với nước non" cũng là để nhấn mạnh vào sự bẽ bàng.
Tuy nhiên, bên cạnh nỗi đau Xuân Hương là bản lĩnh Xuân Hương. Bản lĩnh ấy đã thể hiện ngay trong chữ “trơ”. Chữ “trơ” không chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà còn là thách thức. Từ “trố’ kết hợp với từ “nước non” thể hiện sự bền gan, thách đố. (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt - Bà Huyện Thanh Quan).
Hai câu thực: Nói rõ hơn thực cảnh và thực tình Hồ Xuân Hương:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trâng bóng xế khuyết chưa tròn.
Dường như Xuân Hương đã “ngồi nhẫn tàn canh”, ngồi một mình trong cô đơn đô'i diện với đêm khuya, với vầng trăng lạnh. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Cảnh tình Hồ Xuân Hương được thể hiện qua hình tượng thơ chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi. Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo.
Hai câu luận là nỗi niềm phẫn uất:
Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Thiên nhiên như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé hèn mọn, còn hèn mọn hơn cả “cỏ nội hoa hèn” như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên mà là “xiên ngang mặt đất”. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. Bên cạnh đó, những động từ mạnh “xiên”, “đâm” được kết hợp với bổ ngữ “ngang”, “toạc” độc đáo đã thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn oán, không chỉ là phẫn uất mà còn là phản kháng. Cách dùng từ “xiên ngang”, “đâm toạc” là cách dùng từ rất Xuân Hương. Nữ sĩ đặc biệt tài năng khi sử dụng các từ làm định ngữ và bổ ngữ. Chính những định ngữ, bổ ngữ này làm cho cảnh vật trong thơ Xuân Hương bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sức sống, một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thảm nhất.
Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi:
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con !
“Ngán” là chán ngán, là ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương ngán lắm rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo. Xuân đi rồi xuân lại, tạo hoá chơi một vòng quay luẩn quẩn. Từ “xuân” mang hai nghĩa, vừa là “mùa Xuân”, vừa là “tuổi xuân”. Mùa Xuân đi rồi mùa Xuân trở lại với thiên nhiên, với muôn nghìn hoa cỏ, lá cây, nhưng với con người thì tuổi xuân qua là không bao giờ trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” mang hai nghĩa khác nhau. Từ “lại” thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ “lại” thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa Xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: Mảnh tình - san sẻ - tí - con con. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ ra thành ít ỏi, chỉ còn tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ được viết ra có thể là từ tầm trạng của người đã mang thân đi làm lẽ. Tuy nhiên, cái tầm khái quát của nó lại lớn hơn một hoàn cảnh lấy chồng chung. Nó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Có lẽ vì cả hai điều, vừa đau buồn, vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, vì cả hai điều ấy mà ý nghĩa nhân văn của bài Tự tình II sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.
c. Tổng kết:
“Tự tình” (bài II) nằm trong chùm tha “Tự tình” gồm ba bài của Hồ Xuân Hương, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Vừa đau buồn, vừa thách thức duyèn phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy bản lĩnh và tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm”.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề'. Hãy nhận xét về cách biểu hiện chủ thể trữ tình trong thơ trung đại qua hai bài “Đọc tập Tiểu Thanh kĩ' của Nguyễn Du và “Tự tình” 'hài II) của Hồ Xuân Hương.
GỢlÝ
Đọc hai bài thơ “Đọc tập Tiểu Thanh kí” và bài “Tự tình”, có thể thấy chủ thể trữ tình (cái tôi của tác giả) không xuất hiện trực tiếp.
Bài thơ “Đọc tập Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du
Câu thứ hai “Riêng viếng bên song mảnh giấy tàn”, chủ thể viếng là . ai, không nói rõ. Người đọc hiểu ngầm là tác giả.
Câu thứ ba “Son phẩn có thần chôn vẫn hận”, ai hận cũng không nói rõ.
Câu thứ sáu trong nguyên tác “Phong vận kì oan ngã tự cư’, nhà thơ tự xưng “ngã” (tôi, tà), nhưng ở bản dịch câu ấy lại đã chuyển thành “Phong vận niềm oan khách tự mang” (“khách” chỉ là một danh từ chứ không phải là đại từ xưng hô).
Như vậy, các động từ, tính từ chỉ hoạt động, tình cảm của chủ thể đều không có chủ ngữ.
Bài “Tự tình”
Câu thứ hai “Trơ cái hồng nhan với nước non”, không biết là ai “trớ”.
Câu thứ ba “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”, ai “say lại tỉnh” cũng không thấy nói ra.
Tương tự như thế, ở các câu còn lại, cũng không thấy chủ thể của tâm trạng ngao ngán là ai.
Nhận xét:
Xét về lí thuyết ngữ pháp, có thể xem đó là những câu thiếu chủ ngữ. Tuy nhiên, xét ở sự biểu hiện tự nhiên của con người thì không nhất thiết khi nào phát ngôn cũng đều xưng tôi (ta) cả, nhất là khi bộc bạch nỗi niềm cảm xúc của mình, cho chính mình nghe thì có thể tỉnh lược, và điều đó tạo thành một đặc điểm của cú pháp thơ.
Một đặc điểm khác của cú pháp thơ ở đây là nhiều câu đặt ngược (đảo trang), bổ ngữ, vị ngữ đặt trước (cả hai bài đều có). Cách đảo ngữ như thế gây ấn tượng mạnh mẽ hơn.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
HỒ XUÂN HƯƠNG, BÀ CHÚA THƠ NÔM
Như một hiện tượng vãn học đặc biệt, Xuân Hương được tôn vinh là một bậc kì nữ, kì tài. Nàng là một kì nữ vì con người nàng độc đáo khác đời. Xuân Hương là một bậc kì tài vì nàng trí tuệ hơn người, là "bà chúa thơ Nôm" với lối viết lạ lùng đến kinh ngạc.
Thời Xuân Hương là thời những người đàn bà suốt đời nhất nhất chỉ biết ép mình theo khuôn khổ "tam tòng tứ đức", lặng lẽ “ngậm bồ hòn làm ngọt”, sống tan loãng vào giạ đình, lấy hạnh phúc của người khác làm niềm vui lẽ sống, lấy sự hi sinh cho chồng con làm hạnh phúc của chính mình. Như mặt trăng, họ chỉ biết tỏa sáng vì người khác, tận tụy vun đắp cho tổ ấm, sinh con đẻ cái, nhẫn nại cam chịu như hạt mưa sa, như con rùa tội nghiệp, như cái giếng giữa đàng... Cuộc đời cứ thế chảy trôi, để rồi mọi kiếp người lặp lại số phận buồn tẻ: làm con gái, làm vợ, làm mẹ, làm bà và âm thầm đi vào lòng đất.
Xuân Hương là một người đàn bà đa đoan lệch chuẩn, nàng không xuất hiện như một cái bóng mờ bên chồng trong gia đình mà là một cá nhân độc lập ngoài xã hội. Ở người đàn bà "lỗi mùa sinh" ấy, trời cho cái gì lại lấy đi cái đó. Nàng thông minh, mẫn tiệp, yêu đời, khát khao hạnh phúc thì suốt đời mệnh bạc. Nàng ôm đàn mà vắng cả năm cung. Người có khả năng tuyệt vời làm mẹ, làm vợ nhưng không chồng, không con, không nơi nương tựa, đơn côi giữa cõi trần. Căn nhà tăm tối lạnh lẽo, không ánh sáng, không lửa ấm là hình ảnh cuộc đời nàng.
Đó là bi kịch lớn nhất của kiếp đàn bà, bởi đối với họ hạnh phúc, tình yêu, tổ ấm gia đình vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Thuyền mạnh vì lái, gái mạnh vì chồng. Như rồng không vây, Xuân Hương càng tài hoa, càng mệnh bạc. Đã hai lần nàng nhắm mắt, vin vào chút phận "sắn bìm", nhưng cả hai lần "cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm", gần như suốt đời nàng độc thân với những bi kịch của kiếp hoa dại bị dập vùi.
Nỗi đau của Xuân Hương đâu phải của riêng nàng, "Chỉ có những nhà văn bé nhỏ mới nói lên tiếng nói của riêng bản thân mình, và cũng chỉ anh ta nghe được tiếng khóc than lí nhí của anh ta mà thôi" (Bi-ê-lin-xki). Xuân Hương đã ôm trong trái tim nỗi đau của cả thời đại - một thời đại đầy bi kịch. Xuân Hương mang trong mình bi kịch của Thúy Kiều, của nàng ơ-giê-ni Grăng-đê tội nghiệp, của người phụ nữ đơn chiếc trong ca dao:
Tròng trành như nón không quai,
Như thuyền không lái, như ai không chồng.
Nàng thu nhận cả bi kịch của người cung nữ, cả nỗi đau của người chinh phụ, cả nỗi đoạn trường của công chúa Ngọc Hân lá ngọc cành vàng. Trong xã hội phong kiến suy tàn, mọi người đàn bà đều chịu chung số phận bất hạnh:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
(Nguyễn Du)
Dù an phận như Thị Kính, hay phóng túng như Thị Mầu, liều lĩnh như Xúy Vân, họ đều bất hạnh trong nỗi đoạn trường cay đắng, trong khi từ thẳm sâu trái tim, mọi phụ nữ đều muốn bình yên, hạnh phúc. Cực chẳng đã, Xuân Hương đành phải vùng lên chống lại xã hội phong kiến tàn nhẫn, chông lại cường quyền và thần quyền; cất tiếng nói đòi quyền sống cho người phụ nữ. Đó là quyền làm mẹ, làm vợ, quyền được yêu và hưởng hạnh phúc chăn gối - những quyền sông tô'i thiểu và thiết yếu của cả giới mình.
Thơ Xuân Hương là tiếng hát trái tim của Xuân Hương. Đó là những vần thơ của người phụ nữ viết cho người phụ nữ. Văn chương nàng in rõ sắc màu giới tính, bởi đàn bà luôn nhìn đòi bằng con mắt riêng. Xuân Hương không chỉ cảm nhận cuộc đời bằng cái nhìn giới tính mà còn cảm nhận bằng cái nhìn đầy cá tính.
Nàng có một cái nhìn sắc nhọn của phóng sự, vì đã chọn những điểm nóng bỏng của cuộc sông, và từ mặt trái của xã hội phong kiến thôi nát. Là một người khát sông, thèm yêu, nàng đã cảm nhận thế giới bằng toàn bộ giác quan, bằng đôi mắt xanh non mới lạ, bằng đôi tai thính nhạy, bằng xúc giác mạnh mẽ, bằng tất cả sức sông của tuổi trẻ, chứ không phải chỉ bằng cái tâm, cái chí như các nhà Nho hành đạo.
Góc tiếp cận thực tại mới mẻ này đã giúp Xuân Hương phát hiện và lí giải hiện thực một cách hết sức độc đáo. Ở nàng đã xuất hiện một quan niệm mới lạ về con người. Con người xuất hiện mang màu sắc cá nhân, con người với những đặc điểm về giới tính, với hạnh phúc trần tục, với tình yêu và khát vọng tự nhiên. Dưới con mắt của kẻ khát sông, thèm yêu, vạn vật dường như ở trạng thái gợi tình, nhún nhảy, mời gọi. Nàng đã phả vào cái thế giới đông cứng, già nua một sức sông mới. Tất cả như được lạ hóa, trở nên cựa quậy, sông động, rõ ràng, trẻ trung, tinh nghịch, đáng yêu. Toàn bộ sáng tác của Xuân Hương được soi chiếu qua cái nhìn độc đáo của- giới tính, của cá tính sáng tạo và của thể loại phóng sự này.
Với cái nhìn của phái đẹp, mục đích cuôĩ cùng mà Xuân Hương ngưỡng vọng, kiếm tìm chỉ là việc hướng tới hạnh phúc cho con người, giải phóng người phụ nữ ra khỏi sự trói buộc nghiệt ngã, khắt khe của lễ giáo phong kiến ngàn đời, nàng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó. Kể như thế đã là quá nhiều. Còn nhiệm vụ giải phóng xã hội có những đấng mày râu như Chàng Lía, Nguyễn Hữu cầu, Nguyễn Huệ... đảm đương. Người đàn bà đơn thương độc mã, “một mình chống lại mafia" đành phải chọn một thủ pháp có phần cực đoan mà phương Tây gọi là "Grotesque". Âu đây cũng là lẽ thường tình trong tranh luận. Cuộc đời buộc Xuân Hương phải chao chát, phải bỗ bã, suồng sã, dữ dằn, thậm chí phải văng tục. Nhưng nàng tục thì tục chứ không dâm. Thơ Xuân Hương tục mà thanh, bởi đó chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. (Đây là điều mà xưa nay các nhà nghiên cứu thường đặc biệt quan tâm khi nhắc đến thơ nàng). Cái tục giúp Xuân Hương hạ bệ thần tượng, lên án cường quyền và thần quyền, lột trần bộ mặt đạo đức giả của những kẻ đại diện cho tôn ti trật tự phong kiến. Đó là điều mà giai cấp phong kiến kiêng kị, lo sợ, và luôn tìm mọi cách bưng bít. Tất cả lũ vua chúa, hiền nhân, quân tử, quan thị, sư sãi, những đại diện cho chế độ phong kiến suy tàn đều bị Xuân Hương vạch mặt, chỉ trán, bắt quả tang giữa thanh thiên bạch nhật.
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng,
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
(Đèo Ba Dội)
Chúa dấu vua yêu một cái này.
(Vịnh cái quạt)
Nếu chỉ thấy một Xuân Hương nổi dậy mà chưa thấy một Xuân Hương với trái tim người đàn. bà tự hát, một Xuân Hương đã rút ruột thành tơ, dệt nên những vần thơ óng ánh sắc màu và trĩu nặng ưu tư là chưa thấy cái hồn Xuân Hương gửi gắm trong thơ. Nàng có một đời sống kép. Nàng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập: sự yếu mềm, tinh tế rất đàn bà và sự thông minh, cứng cỏi đầy bản lĩnh làm đám mày râu muôn thuở phải "kính nhi viễn chi". Mà sự dịu dàng mới là yếu tố làm nên sức hấp dẫn độc đáo của đàn bà, của Xuân Hương.
Xuân Hương là sự thống nhất giữa một trái tim nhân hậu, đa cảm và bộ óc mẫn tiệp, thông tuệ, bởi nhiều yêu thương nên lắm ầu lo. Và hai nửa ấy cứ đan xen, hòa quyện tạo nên một Xuân Hương kì nữ, kì tài.
Đó là sự gặp gỡ giữa hai dõng dân gian và bác học để rồi thăng hoa thành một Xuân Hương dung dị mà kiêu sa, hồn nhiên, nồng nàn mà sâu lắng. Sự kết hôn giữa hai nền văn hóa đã sinh ra một Xuân Hương, nhưng “gien trội” ở nàng thuộc về văn hóa mẹ và đó là cái duyên làm cho nàng trở nên tràn trề sức sông.
Sự đa thanh, phức điệu, khả năng gợi trường liên tưởng, gợi trí tò mò, tài sử dụng ngôn ngữ thiên biến vạn hóa mà Xuân Hương thừa hưởng từ dòng sữa dân gian, từ những câu đô' thần tình, thanh thanh, tục tục...
Cũng tư duy nghệ thuật ấy, Xuân Hương đã phát huy và dân chủ hóa văn chương bác học một cách điệu nghệ. Ngôn ngữ trong thơ bà căng phồng ý nghĩa, không đứng yên mà nhảy múa..
Là người trong cuộc, Xuân Hương dũng cảm bênh vực cho quyền lợi của những người phụ nữ. Nàng công khai giải quyết những vấn đề của phụ nữ, công khai đề cập quyền lợi và hạnh phúc ái ân, chăn gối chốn buồng the, xem đố là một hiện tượng tự nhiên, bình thường, tất yếu, là quy luật sinh tồn và phát triển của xã hội, và bởi vậy, Xuân Hương căm ghét và lên án tất cả những thế lực kìm hãm nó. Điều đó làm cho nàng hình như đi trước thời đại, cũng là lí do mà độc giả phương Tây cảm thấy Xuân Hương trở nên thân thiết, gần gũi với họ. Còn giai cấp phong kiến, trái lại thì thấy "thi trung hữu quỷ" và coi nàng như một kẻ nổi loạn. Những ý tưởng mới lạ, táo bạo, bất ngờ của nàng như một cơn gió mát lành, thấm đẫm tinh thần nhân văn, dân chủ, song cũng là ngọn roi sắt quất thẳng vào chế độ phong kiến tàn bạo, góp phần làm rung chuyển tôn ti trật tự của nền chuyên chế thối nát ấy.
Trên cả hai phương diện lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học, Xuân Hương đã có những đóng góp rất quan trọng và loại biệt mà trước đó và đương thời không ai làm được. Và trở thành một nghệ sĩ đầy cá tính với bút pháp độc đáo, một bậc kì nữ, kì tài.
Trần Thị Trâm