Soạn bài Chuyển nghĩa từ

  • Chuyển nghĩa từ trang 1
  • Chuyển nghĩa từ trang 2
  • Chuyển nghĩa từ trang 3
  • Chuyển nghĩa từ trang 4
  • Chuyển nghĩa từ trang 5
  • Chuyển nghĩa từ trang 6
CHUYỂN NGHĨA TỪ
(Bài thực hành)
Tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời sự chuyển nghĩa gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đôi tượng này sang đối tượng khác khi người nói cho rằng giữa các đôĩ tượng đó có một mối quan hệ nào đó: quan hệ tương đồng (ẩn dụ), quan hệ tương cận (hoán dụ).
Ví dụ: bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến:
Trong bài thơ, tất cả các từ đều được dùng với nghĩa gốc, chỉ có một từ được dùng theo nghĩa chuyển: từ “chân” trong “chân bèo”.
Nghĩa gốc của từ “chân” chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đứng hoặc di chuyển, ở đây, từ “chân” đã được chuyển nghĩa, chỉ bộ phận dưới cùng của “bèo”. Sự chuyển nghĩa này dược thực hiện theo phương thức ẩn dụ.
Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa uèo”, từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt. Nghĩa này có ngay từ đầu khi từ “lá” xuất hiện trong tiếng Việt.
Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm
Giống nhau-, ở từ nhiều nghĩa và cả ở các từ đồng âm đều có hiện, tượng cùng một hình thức âm thanh nhưng nhiều nghĩa.
Khác nhau-.
+ ở từ nhiều nghĩa, các nghĩa có mối quan hệ với nhau, tạo nên một hệ thông;
+ ở từ đồng âm, các nghĩa của từ không có mốì quan hệ với nhau.
Ví dụ 1: từ “xuân” là từ nhiều nghĩa.
Câu thơ trong bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”.
Từ “xuân” trong câu thơ này có thể có cả hai nghĩa:
Nghĩa gốc: mùa đầu tiên trong năm, lúc đó khí trời ấm áp hơn, cây cối đâm chồi nảy lộc, mọi vật như trỗi dậy sức sống mới, tươi hơn, mới hơn.
Nghĩa chuyển: sức trẻ, cảm xúc và khát vọng trẻ trung, tươi đẹp, tràn đầy sức sông trong con người.
Câu thơ trong bài “Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến:
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Từ “xuân” ở đây muốn nói đến những cảm xúc dồi dào, mạnh mẽ, đầy hứng khởi mà những chén rượu ngon (quỳnh tương) khơi gợi trong lúc trò chuyện cùng người bạn thân.
Câu thơ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
Từ “xuân” được dùng với nghĩa chuyển đổi hai lần: lần thứ nhất để chỉ cành cây non tơ, xanh tươi, đầy sức sông; sau đó lại chuyển nghĩa để chỉ người con gái trẻ tuổi, non tươi, chưa lấy chồng.
Câu thơ của Hồ Chí Minh:
Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Từ “xuân” được dùng hai lần:
Lần thứ nhất, từ “xuân” dùng với nghĩa gốc chỉ mùa xuân',
Lần thứ hai dùng với nghĩa chuyển: đất nước càng ngày càng phát triển mạnh mẽ như có sức trẻ, sức lực cường tráng và tình cảm dạt dào của tuổi trẻ.
* Các nghĩa trên đây của từ “xuân” có quan hệ với nhau, tạo nên một hệ thống. Có thể sắp xếp theo trình tự như sau:
Xuân: mùa đầu tiên trong nảm, khí trời ấm áp hơn, vạn vật như bắt đầu cuộc sống mới, tươi trẻ, đầy sức sông.
Xuân: tuổi trẻ tươi đẹp, sức sôhg mạnh mẽ, tình cảm dồi dào.
Xuân: sức sống tươi trẻ, mạnh mẽ.
Ví dụ 2: câu đôi “Ruồi đậu mâm xôi đậu - Kiến bò đĩa thịt bò”.
Trong câu đối trên có hai từ “bò” đồng âm, hai từ “đậu” đồng âm. Các từ đồng âm này không có quan hệ về nghĩa với nhau.
Từ bò (1) chỉ hoạt dộng của loài vật nhỏ (kiến), còn từ bò (2) chỉ loài động vật to thuộc họ nhai lại (dùng để kéo cày, lấy thịt, sữa).
Từ đậu (1) chỉ trạng thái tồn tại cố định của con ruồi ở một điểm, từ dậu (2) chỉ loại hạt để chế biến thức ăn.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Từ nhiều nghĩa là:
Từ có nhiều cách hiểu khác nhau ngay trong cùng một ngữ cảnh.
Từ có nhiều cách phát âm khác nhau nhưng cùng nghĩa.
c. Từ có thể gọi tên nhiều sự vật và diễn đạt nhiều hiểu biết khác nhau.
D. Từ có hình thức âm thanh và ý nghĩa khác hẳn với các từ khác.
Tính nhiều nghĩa của từ do đâu mà có?
Do quy ước từ đầu, khi mới xuất hiện trong đời sông ngôn ngữ.
Do quá trình chuyển nghĩa trong thực tế sử dụng ngôn ngữ. c. Do từ có khả năng diễn đạt rất lớn.
D. Do thực tế đời sông luôn sinh sôi mà từ vựng thì cô' định.
Quá trình chuyển nghĩa từ gắn với hai phương thức cơ bản là:
A. Ấn dụ và hoán dụ.	B. Hoán dụ và nhân hóa.
c. Nhân hóa và tượng trưng.	D. Tượng trưng và phóng đại.
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi 4, 5:
Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Trong bài thơ trên có mấy từ được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Một từ.	B. Hai từ.
c. Ba từ.	D. Không có từ nào.
Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, từ “lá” được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc.	B. Nghĩa chuyển,
c. Nghĩa bóng.	D. Nghĩa tượng trưng.
Dòng nào không đúng khi nói về nghĩa gô'c của từ “Zó”?
Chỉ bộ phận của cây, ở trên ngọn cây hay cành cây.
Chỉ vật có hình tấm, mảnh, nhẹ. c. Thường có màu xanh.
D. Thường có hình dáng mỏng, có bề mặt.
Từ “lá” nào được dùng với nét nghĩa “vật dùng để che đ3,,rỉ
A. Lá cải.	B. Lá chắn. c. Lá chét. D. Lá lách.
Từ “lá” trong “lá lách” được dùng với nghĩa nào?
Chỉ bộ phận cơ thể người hoặc cơ thể động vật có hình dáng giông lá cầy.
Chỉ vật bằng giấy có bề mặt, mỏng, c. Chỉ vật bằng vải có bề mặt, mỏng.
D. Chỉ vật bằng kim loại có bề mặt, mỏng.
Trong các từ “lả phổi”, “lả thư”, “lá buồm”, “lá cót”, “lá đồng”,... các nghĩa của từ “lá” giông với nghĩa gôc ở mặt nào?
B. Màu sắc của vật.
D. Hình dáng của vật.
A. Vị trí của vật. c. Chức năng của vật.
Từ “xuân” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc (mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, được coi là mùa mở đầu của một năm)?
Gần xa nô nức yến anh - Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (Nguyễn Du — Truyện Kiều).
Ngày xuân em hãy còn dài - Xót tình máu mủ thay lời nước non (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
c. Thanh niên là mùa xuân của đất nước.
D. Cô ấy trông còn xuân sắc lắm.
Từ “chân” trong câu nào được dùng với nghĩa chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác!
Đề huề lưng túi gió trăng - Sau chân theo một vài thằng con con (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
Thằng con tôi kì này có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khỏe Phù Đổng” đấy !
c. Dù ai nói ngả nói nghiêng - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Ca dao).
D. Chiếc tàu thủy phải dừng lại vì chân vịt bị gãy.
Ân dụ là phương thức chuyển nghĩa của từ theo quan hệ nào giữa các đôi tượng mà từ gọi tên?
A. Quan hệ tương cận.	B. Quan hệ tương đồng,
c. Quan hệ tương phản.	D. Quan hệ tương hỗ.
Từ “tay” trong câu nào được dùng với nghĩa chỉ người chuyên hoạt dộng hay giỏi về một môn, một nghề nào đó?
Được lời như cởi tấm lòng - Giở kim thoa với khăn hồng trao tay (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
Cũng nhà hành viện xưa nay - Cũng phường bán thịt, cũng tay buôn người (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
c. Đây suối Lê-nin, kia núi Mác - Hai tay gây dựng một sơn hà (Hồ Chí Minh). D. Chính quyền đã về tay nhân dân.
Trong câu “Đã mấy xuân qua mà không hề nhận dược tin nhà”, từ “xuân” được dùng với nghĩa nào?
Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, được coi là mùa mở đầu của một năm.
Tuổi trẻ tươi đẹp, sức sông mạnh mẽ, tình cảm dồi dào. c. Sức sôhg tươi trẻ, mạnh mẽ.
D. Một năm.
Từ “hồng nhan” trong câu thơ sau có nghĩa gì?
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
A. Má hồng.	B. Gương mặt đẹp.
c. Nét mặt đẹp.	D. Người con gái đẹp.
Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa của từ theo quan hệ nào giữa các đôĩ tượng mà từ gọi tên?
A. Quan hệ tương cận.	B. Quan hệ tương đồng,
c. Quan hệ tương phản.	D. Quan hệ tương hỗ.
Từ đồng âm là:
Những từ giông nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh.
Những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa, c. Những từ giống nhau cả về âm thanh lẫn nghĩa.
D. Những từ khác nhau cả về nghĩa lẫn âm thanh.
Câu nào sau đây có từ đồng âm?
Vụ lúà hè.- thu này, bà con thu được khá nhiều !
Sự có mặt của anh làm bọn chúng xanh cả mặt.
c. Anh ấy đã có danh sách những danh ca tham gia đêm diễn.
D. Vũ trường không phải là môi trường dành cho học sinh.
Từ “mặt trời” trong câu nào được chuyển nghĩa để chỉ lí tưởng cách mạng, ảnh sáng của tư tưởng cách mạng'!
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Mặt trời chân lí chói qua tim (Tô' Hữu - ‘Tứ ấy”).
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương - “Viếng lăng Bác").
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm - “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”).
D. Mặt trời xuống biển như hòn lửa - Sóng đã cài then, đêm sập cửa (Huy Cận — “Đoàn thuyền đánh cá”).
Từ “chạy” trong nhan đề bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu được dùng với ý nghĩa nào sau đây?
Từ dời chỗ bằng chân của người hay loài vật với tốc độ nhanh.
Chuyển chỗ một vật khác một cách khẩn trương, gấp gáp.
c. Tìm kiếm người hay vật cần thiết một cách khẩn trương, gấp gáp.
D. Trôh tránh người hay vật nguy hiểm một cách khẩn trương, gấp gáp.
Câu nào dưới đây dùng từ “chạy” với nghĩa chỉ hành động tìm kiếm người hay vật cần thiết một cách khẩn trương, gấp gáp?
A Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy - Mất tổ, bầy chim dáo dác bay (Nguyễn Đình Chiểu).
B. Trời sắp mưa, phải chạy thóc vào nhà thôi !
c. Mấy hôm nay, anh ấy phải vất vả chạy hợp đồng cho công ti.
D. Nạn chạy án gây tác hại nghiêm trọng đến việc thực thi pháp luật.
Từ “mặt” trong câu nào được dùng với nghĩa gôc?
Người quốc sắc, kẻ thiền tài - Tình trong như đã, mặt ngoài còn e (Nguyễn Du - “Truyện Kiều”).
Sương in mặt, tuyết pha thân - Sen vàng lãng đãng như gần như xa (Nguyễn Du - “Truyện Kiều”).
c. Làm cho rõ mặt phi thường - Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia (Nguyễn Du - “Truyện Kiều”).
D. Cuộc họp hôm nay mọi người đều có mặt đúng giờ.
Từ đổng nghĩa là:
A. Từ cùng âm, cùng nghĩa.	B. Từ khác âm, cùng nghĩa,
c. Từ khác âm, khác nghĩa.	D. Từ cùng âm, khác nghĩa.
Từ nào nói đến cái chết gắn với quan niệm sống ở trần thế chỉ là hể khổ, khi chết là được siêu thoát và đến với cõi cực lạc?
Bác Dương thôi đã thôi rồi ! - Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta !
Làm sao bác vội về ngay? - Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời ! c. Ai chẳng biết chán đời là phải - Vội vàng chì đã mải lên tiên?
D. Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở - Tôi tuy thương, lẩy nhớ làm thương. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:
1C 2B	3A	4A 5A 6B	7B	8A	9D 10A lie	12B
13B, 14D	15D	16A 17B 18A	19A	20D	21C 22B 23B	24C