Soạn bài Viết một đoạn văn lập luận bác bỏ

  • Viết một đoạn văn lập luận bác bỏ trang 1
  • Viết một đoạn văn lập luận bác bỏ trang 2
  • Viết một đoạn văn lập luận bác bỏ trang 3
VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN LẬP LUẬN BÁC BỎ
Đoạn văn bác bỏ có nội dung bác bỏ một ý sai lầm nào đó nhằm góp phần hoàn thiện cả bài văn.
Muôh viết đoạn văn bác bỏ, ta cần:
Viết câu chủ đề nêu ý kiến sai,
Sau đó, dùng lí lẽ và dẫn chứng viết các câu tiếp theo để phát triển ý phản bác;
Cuối đoạn, ta dùng một, hai câu nói về hậu quả của những sai lầm, cách sửa chữa, hoặc đưa ra ý đúng đề’ nhân mạnh những điều đã bác bỏ.
Ví dụ 1: "... Ông chủ bút báo Le Courrier d’ Hai phong đã từng viết bài bàn về việc Đông Dương. Trong đó nói về cái tệ sưu thuế thì kĩ càng lắm, song còn vấn đề quan lại thì ông lại nói rằng phải đem cái chế độ cũ của An Nam thì mới trị được dân An Nam. Câu dó thật lầm to ! Chính phủ bảo hộ dùng quan lại An Nam để áp chế dân An Nam đã lâu rồi, quan lại An Nam nhờ oai thế của Chính phủ bảo hộ mà gây nên tội ác với dân cũng đã sâu rồi; đến nay hưng lợi mà muốn không trước hết trừ-hại, nói trị dân mà không chọn quan, tôi chưa hề thấy hại không trừ mà lại hưng được lợi, quan không chọn mà lại trị được dân bao giờ..”
(Phan Châu Trinh, Luận về một chính sách khai hóa)
Câu chốt trong đoạn văn của Phan Châu Trinh: “Trong đó... song còn vấn đề quan lại thì ông lại nói rầng phải đem cái chế độ cũ của An Nam thì mới trị được dân An Nam”.
Câu ấy nêu một chính sách sai lầm và thâm độc của thực dân Pháp trong việc khai hoá, hưng lợi đốì với nhân dân, đất nước Việt Nam.
Các câu sau thuộc phần thân đoạn làm nhiệm vụ phản bác, phê phán đô'i phương.
Ở câu cuối tác giả nêu hậu quả của chính sách ấy.
Trong đoạn văn của Phan Châu Trinh không có câu kết đoạn. Ý cuối đoạn văn “tôi chưa hề thấy hại không trử mà lại hưng được lợi, quan không chọn mà lại trị được dân bao giờ.." vẫn nằm trong mạch văn phản bác, phủ nhận ý kiến, quan niệm sai lầm của đối tượng.
Ví dụ 2: Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về tha, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày nôm na mách qué, đã trở thành những lời tha được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần’’ mà còn viết:
Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao !
Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước Cách mạng. Nhà thơ Pháp Baudelaia (Bô-dơ-le) đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết đầy dòi bọ, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba- dô-ca, cho đến cái ba lô trên vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc,... đều có thể đem nói trong thơ. Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người...
(Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ)
Câu chốt trong đoạn văn của Nguyễn Đình Thi: “Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào củng không đủ”.
Câu ấy nêu “những định nghĩa phiến diện về thơ” để phản bác.
Các câu sau thuộc phần thân đoạn, làm nhiệm vụ nêu ra những sai lầm cụ thể (định nghĩa về thơ) để phản bác.
Câu cuối “Nhà thơ ngày nay... con người" là kết đoạn, nêu ý đúng để thuyết phục đối tượng và bạn đọc nói chung. Nó vừa nêu ra suy nghĩ đúng của tác giả (thơ ngày nay gắn bó với cuộc sống), vừa nhấn mạnh để phê phán ý thiếu chính xác của những ai cho rằng “thơ là những lời đẹp”, phải viết về “những đề tài đẹp" một cách chung chung”.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Lập luận bác bỏ là gì?
Dùng lí lẽ để bác bỏ những ý kiến sai lệch, hoặc thiếu chính xác.
Dùng dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến sai lệch, hoặc thiếu chính xác. c. Nhằm đến việc nêu ý kiến đúng, có tính thuyết phục.
D. Cả ba ý trên.
Nghị luận bác bỏ không bắt buộc có thao tác nào?
Nêu quan điểm, ý kiến sai lệch.
Dùng dẫn chứng minh họa tác hại của sai lầm; dẫn chứng trái ngược để phủ nhận.
c. Dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm.
D. Nêu cảm xúc của mình trước những ý kiến sai lầm đó.
A
A. Mở bài
Nốì hai cột A và B đê có được bố cục một bài nghị luận bác bỏ:
Nêu ý kiến, quan điểm đúng, hoặc rút ra bài học, việc làm cần thiết.
B. Thân bài 2. Nêu rõ ý kiến sai lệch.
c. Kết bài	3. Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ.
Muôn viết đoạn văn bác bỏ, người viết không cần phải làm gì?
Đặt tiêu đề cho đoạn văn.
Viết câu chủ đề nêu ý kiến sai.
c. Dùng lí lẽ và dẫn chứng viết các câu tiếp theo để phát triển ý bác bỏ.
D. Cuối đoạn, ta dùng một, hai câu nói về hậu quả của những sai lầm, cách sửa chữa, hoặc đưa ra ý đúng để nhấn mạnh những điều đã bác bỏ.
Đọc đoạn đôi đáp sau và cho biết phương pháp bác bỏ được vận dụng là phương pháp nào?
Bớc-na Sô khi đã nổi tiếng, có một vũ nữ đề nghị ông cưới cô ta với lí do: “Nếu ông và em lấy nhau thì con của chúng ta sẽ thông minh như ông và xinh đẹp như em, thật tuyệt”.
Bớc-na Sô hóm hỉnh bác lại: “Nếu tôi và em lẩy nhau, con cái chúng ta “đẹp” như tôi và “thông minh” như em, thì đáng sợ biết bao ỉ”.
Dùng thực tế để bác bỏ.
Dùng biện pháp phân tích để chỉ ra chỗ sai trái, phiến diện của luận điểm, c. Dùng lối phản chứng đưa ra và chứng minh một luận điểm trái ngược
với luận điểm cần bác bỏ.
D. Dùng phép suy diễn để làm cho cái sai của luận điểm được bộc lộ đầy đủ.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:
ID, 2D,	3 (A-2, B-3, C-l), 4A,	5C.