Soạn bài Một thời đại trong thi ca

  • Một thời đại trong thi ca trang 1
  • Một thời đại trong thi ca trang 2
  • Một thời đại trong thi ca trang 3
  • Một thời đại trong thi ca trang 4
  • Một thời đại trong thi ca trang 5
  • Một thời đại trong thi ca trang 6
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(Trích)
Hoài Thanh
KIẾN TKỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
Hoài Thanh (1909 - 1982) là bút danh của Nguyễn Đức Nguyên, quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ nàm 1931, tham gia Tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945. Sau Cách mạng, ông dạy học đồng thời làm công tác văn hóa văn nghệ, từng là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I, II), Tổng Thư kí Hội Liên hiệp Văn học - nghệ thuật Việt Nam (1958 - 1968). Hoài Thanh là nhà phê bình, nghiên cứu văn học có uy tín, tác giả của nhiều công trình: “Văn chương và hành động” (1936), “Thi nhân Việt Nam" (1942), “Có một nền văn hóa Việt Nam” (1946), “Quyền sống con người trong “Truyện Kiều’”' (1949), “Nói chuyện thơ kháng chiến” (1951), “Phê bình và tiểu luận” (3 tập - I960, 1965, 1971),...
Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (năm 2000).
“Một thời đại trong thi ca” là bài tiểu luận mở đầu cuốn sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh được xuất bản năm 1942 (sau đó là phần giới thiệu và tuyển thơ của 44 nhà Thơ mới).
Bài viết dài gần bôn mươi trang, đề cập đến nhiều vấn đề: Nguồn gốc Thơ mới, cuộc tranh luận Thơ mới - thơ cũ, quá trình mười năm phát triển, các dòng thơ chính, những đặc điểm về hình thức, thể loại và triển vọng của Thơ mới, tinh thần chủ yếu của Thơ mới và tấn bi kịch của “cái tôi”,...
Đây là một công trình phê bình công phu, khá toàn diện về Thơ mới, chứng tỏ người viết có năng lực thẩm định tinh tế về nghệ thuật thơ ca, am hiểu sâu sắc đổi tượng nghiên cứu, phương pháp khảo sát thận trọng và công tác tư liệu rất chu đáo. Bài viết lâu nay được xem là một đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực phê bình văn học ở nước ta.
Đoạn trích là một đoạn trong phần giữa và phần cuối của tiểu luận nói về sự thắng lợi của Thơ mới (thơ hiện đại 1932 - 1941) đối với thơ cũ (thơ trung đại) và tinh thần Thơ mới.
B. Đọc - Hiểu văn bản
Thời đại thi ca
“Một thời đại trong thi ca” được nói đến ở đây là thời đại thi ca 1932- 1941, được gọi là Thơ mới, thay thế cho thời đại thi ca trung đại trước đây (được gọi là thơ cũ, thơ cổ điển, thơ phong kiến ). Thơ mới đã mở ra thời đại thi ca hiện đại ở nước ta, đem đến cho nền thi ca dân tộc những yếu tô' mới mẻ về nội dung, cảm xúc và về cách tân nghệ thuật.
Đoạn trích nêu lên 2 ý cơ bản:
+ Đoạn đầu (“Một thời đại ... ảnh hưởng Pháp”)-. Sự thắng lợi của Thơ mới;
+ Đoạn sau (tiếp theo đến hết): Phân tích tinh thần Thơ mới.
Sự thắng lợi của Thơ mới (đoạn đầu)
Thơ mới đã thay thế thơ cũ để mở ra “một thời đại mới trong thỉ ca”, đó là thời đại thi ca hiện đại đốì lập với thời đại thi ca trung đại trước đây.
Tác giả đã khẳng định sự thắng lợi ấy bằng một nghệ thuật nghị luận độc đáo, sắc sảo.
Lập luận-. Tác giả đã xây dựng một lập luận khoa học, rõ ràng, chặt chẽ:
+ Nêu vấn đề và khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới:
“Một thời đại vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, Thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bèn giành quyển sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày Tha mới toàn thắng'.
+ Đưa ra tiêu chí đúng và khoa học để so sánh hai thời đại thi ca: “Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại”.
+ Chứng minh sự thắng lợi của Thơ mới qua tiêu chí vừa nêu:
“Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuẩt hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.
+ Giải thích nguyên nhân vì sao có sự xuất hiện của Thơ mới trong thời kì này: “Cá tính con người bị kiềm chế trong bao nhiều lâu bỗng được giải phóng”.
Dân chứng: Tác giả đã đưa ra một loạt dẫn chứng gồm 8 gương mặt thi nhân tiêu biểu cho hàng loạt thi nhân thời này để chứng minh cho “Một thời đại trong thi ca”.
Cách viết: Cách viết ở đây vừa rõ ràng, chặt chẽ của văn chính luận lại mang sắc thái văn chương được biểu hiện ở cách dùng hình ảnh (“Cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vã đê”), cách dùng từ (các từ chỉ hồn thơ của các nhà Thơ mới được dùng rất chính xác và tinh tế: Rộng mở, mơ màng, hùng tráng, trong sáng, ảo não, ... ) và nhất là cách viết có sư nhấn mạnh ý: “Tôi quyết rằng... chưa bao giờ... chưa bao giờ... cùng một lần...; bỗng được giải phóng... nó chỉ làm giàu cho thi ca’").
- Giọng điệu của đoạn vãn thể hiện tình cảm yêu quý và trân trọng của tác giả đốì với Thơ mới.
3. Tinh thần Thơ mới (đoạn sau)
Theo Hoài Thanh, tinh thần Thơ mới nằm trong chữ “tôi”. “Cái tôi” của Thơ mới đốì lập với “cái ta” của thơ cũ - cả mặt tích cực và mặt bi kịch của nó. Tất cả những điều này đã được Hoài Thanh nói lên thật rõ ràng, khúc chiết; chặt chẽ và hấp dẫn qua thể nghị luận văn chương.
“Cái tôi” trong Thơ mới
“Cái tôi” (individu) là bản ngã của mỗi con người mà ai cũng có. Nhưng trong những thời kì lịch sử nhất định, do hệ tư tưởng chính thống của thời đại không chế, ép buộc nên cái bản ngã ấy không được bộc lộ, phải giấu kín hoặc triệt tiêu, nhà thơ phải nói lên tiếng nói của “ cái ta - đạo lí” chung của thời đại ấy. Đó là thơ phi ngã. Chỉ khi nào “cái tôi” ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. “Cái tôi” - đó chính là “khát vọng được thành thực" như Hoài Thanh đã nói, là sự tự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội. “Cái tôi” ấy đã bị xã hội phong kiến kiềm chế trong bao nhiêu thế kỉ, giờ đây trong một bối cảnh sử mới của thời kì hiện đại, đặc biệt là vào những năm của thế kỷ XX, mới có điều kiện để giải phóng và bùng nổ mãnh liệt “cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê”. Và khi đã được giải phóng thì nó sẽ “làm giàu cho thi ca” bằng những cảm xúc mới mẻ và những cách tân nghệ thuật.
3.2. Mặt tích cực của “cái tôi” trong Thơ mới (trong sự đôì sánh với “cái ta” của thơ cũ)
“Cái íôi” của Thơ mới
“Cái ta” của thơ cũ
+ Xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó bỡ ngỡ, như lạc loài nơi đất khách.
+ Mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân (tức là sự ý thức về bản thân mình chứ không phải là chủ nghĩa cá nhân).
+ Chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, làm nhiều người khó chịu, nhưng ngày càng mất dần cái vẻ bỡ ngỡ và được vô sô' người quen.
+ Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: Lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình.
+ Cái bản sắc cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.
+ Các nhà văn, thơ không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyên với mình hay với tất cả mọi người, không tự xưng, ẩn mình sau chữ ta, một chữ có thể chỉ chung nhiều người.
Mặt bi kịch của “cái tôi” trong Thơ mới
“Cái tôi” của các nhà Thơ mới thật đáng thương và tội nghiệp vì nó đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh và bơ vơ, muôn thoát đi đâu cũng không được. Bởi họ là những thi nhân mất nước, đang sống trong cuộc đời mòn mỏi, tù túng lúc bấy giờ, lại mang trong mình “cái tôi” cô đơn, bé nhỏ của các thi sĩ lãng mạn.
“Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
Trong đoạn văn trên, bi kịch của “cái tôi” trong Thơ mới đã được làm nổi bật bằng sự tương phản, đối lập giữa con đường muôn thoát thân với sự thực hiện hữu của cuộc đời các nhà Thơ mới lúc bấy giờ:
Thoát lên tiên	> <	- Động tiên đã khép
Phiêu lưu trong trường tình	> <	- Tình yêu không bền
Điên cuồng	> <	- Điên cuồng rồi tỉnh
Đắm say	> <	- Say đắm vẫn bơ vơ
Từ đó dẫn đến nhận định của tác giả: “Thật chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”. Đây là nỗi buồn thơ của một thế hệ thi nhân mất nước mang “cái tôi” cô đơn, bé nhỏ trước Cách mạng tháng Tám đã làm nên âm hưởng, giọng điệu đặc trưng của Thơ mới giai đoạn này.
Rõ ràng đó là một bi kịch không dễ gì giải quyết. Vậy thì, trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, các nhà thơ đã giải qùyết cái bi kịch ấy như thế nào? Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt, vào tình yêu quê hương, vào tinh thần nòi giống: “Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Bi kịch, và cũng là bế tắc, họ chỉ còn một giải pháp duy nhất xuất phát từ tấm lòng của họ đối với quê hương là tình yêu tiếng Việt: “Tiếng Việt, họ nghĩ, là tẩm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”. Và như thế, “trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng”. Các nhà Thơ mới đã tìm thấy một chỗ dựa tin cậy của tinh thần nòi giông của các thể thơ xưa, của tiếng Việt,... để vin vào những điều bất diệt ấy mà hi vọng, mà tin tưởng... Hoài Thanh đã nhấn mạnh điều đó bằng những câu văn thật thiết tha:
“Chưa hao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống củng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.
Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tỉm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.
Cách viết nghị luận văn chương của Hoài Thanh
Tinh thần Thơ mới là một vấn đề không dễ gì giải thích. Vậy mà phần viết này lại rất dễ hiểu, không những thế còn rất hấp dẫn. Vì sao? Bởi vì tác giả đã có một cách viết nghị luận vãn chương rất hàí hòa, tinh tế, hấp dẫn:
Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, logic.
Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc; cách nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng xác đáng, tinh tế.
Cách viết có hình ảnh, dùng so sánh, hay gợi nhiều liên tưởng (“Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước chìm đắm trong biển cỏ”; “Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua", ...).
Dùng từ chính xác, tinh tế, gợi cảm: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tỉnh cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu”, “Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”...
Chuyển ý khéo léo, cách viết liền mạch, tạo ra sự tiếp nối liên tục, không bị ngắt quãng.
Nhưng quan trọng và bao trùm lên trên hết vẫn là mạch văn và giọng điệu của tác giả: Mạch vãn trong sáng, khúc chiết với giọng điệu thiết tha, thông cảm khiến cho bài nghị luận không khô khan mà thấm đượm tình người - ở đây là tình của người phê bình với các thi sĩ Thơ mới mà rõ nhất là đoạn nói về bi kịch và tình yêu tiếng Việt của họ ở cuối bài.
Đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
Nội dung tư tưởng
Bài vãn khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới đã thay thế cho thơ cũ và mở ra “một thời đại trong thi ca” như là một tất yếu của tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, đồng thời ca ngợi và ủng hộ sự giải phóng của “cái tôi” và những mặt tích cực của nó trong Thơ mới, trong sự đô'i sánh với “cái ta” của thơ cũ; lí giải bi kịch của “cái tôi” cùng cách giải quyết của các nhà Thơ mới lúc bấy giờ. Bài viết đã nhìn nhận vấn đề Thơ mới trên cơ sở bốì cảnh lịch sử và thực tiễn thơ ca một cách đúng, đắn, khoa học. Đó cũng là một cách nhìn tiến bộ đôi với hiện tượng Thơ mới 1932 -1941 theo quan điểm lịch sử, xuất phát từ chính con người và hồn thơ các thi nhân lúc bấy giờ. Cách lí giải của Hoài Thanh cách đây hơn sáu thập kỉ cũng rất gần với cách hiểu của chúng ta về Thơ mới trong những ngày hôm nay.
Nghệ thuật
Có thể xem đoạn trích (cũng như cả bài tiểu luận này) là một mẫu mực đẹp đẽ, một thành tựu xuất sắc của Hoài Thanh trong thể nghị luận văn chương thuộc lĩnh vực phê bình văn học.
c. Tổng kết
Với cách nhìn nhận khoa học, tiến bộ, cách viết tài hoa, tinh tế, tác giả “Một thời đại trong thi ca” đã khẳng định mạnh mẽ sự thắng lợi của Thơ mới, phân tích sâu sắc những biểu hiện chủ yếu của tinh thần Thơ mới với những ưu điểm và bi kịch của nó cùng tình yêu tha thiết tiếng Việt của các nhà thơ. Đoạn trích (cũng như tiểu luận này) lâu nay vẫn được xem như là một mẫu mực đẹp đẽ của thể nghị luận văn chương ở nước ta.
II. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Bình giảng đoạn văn sau trong bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ “tôi”. Mắt bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu du trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
GỢIÝ
Đoạn vãn nói đến bi kịch của “cái tôi” trong Thơ mới. Cái hay của đoạn văn là ở mấy điểm chủ yếu sau:
Khái quát rất đúng, bao quát rất cao về những hướng thoát li giải tỏa nỗi buồn của các hồn Thơ mới tiêu biểu. Vởi mỗi nhà thơ, tác giả chỉ dùng một cụm từ, một cụm từ rất chuẩn (thoát lên tiên, phiêu du trong trường tình, điên cuồng, đắm say...) đã có thể gợi lên cái phong vị, phong cách riêng của thơ họ. Điều đó thể hiện chiều sâu và sự tinh tế của tác giả trong sự tiếp nhận vãn học và khả nâng thẩm định các hồn thơ.
Cách diễn đạt hàm súc, giàu chất thơ. Cấu trúc câu được láy lại, ứng chiếu vào nhau một cách nghệ thuật, kèm thêm âm điệu mượt mà, uyển chuyển, hài hòa, đã tạo cảm xúc và rung động thẩm mĩ cho người đọc.
Nghệ thuật tương phản, đối lập giữa con đường muôn thoát thân với sự thực hiện hữu của cuộc đời các nhà Thơ mới lúc bấy giờ đã làm nổi bật bi kịch của “cái tôi” trong Thơ mới.