Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ

  • Thao tác lập luận bác bỏ trang 1
  • Thao tác lập luận bác bỏ trang 2
  • Thao tác lập luận bác bỏ trang 3
  • Thao tác lập luận bác bỏ trang 4
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC Bỏ
Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ đế phê phán, gạt bò nhũng quan điềm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu. chính xác,... từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,... của luận điểm, .luận cứ. lập luận ấy.
Khi bác bỏ, cần diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển để người có quan điểm, ý kiến sai lệch và người nghe (người đọc) dễ chấp nhận, tin theo.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc các văn bản sau và tìm hiểu cách lập luận bác bỏ của tác giả:
... Thậm chí sùng bái “Truyện Kiều” mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nám” - không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyền Du mà nói rằng: Nguyễn Du dịch Kiều từ đời •Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc hoa, không quốc túy, không quốc hồn, thế thì cái vãn trị vũ công mấy trào Đinh, Lí, Trần, Lê sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đâu đem đến cho bọn “học thuê viết mướn” â'y mà thôi; thế thì những bậc đại hào kiệt, đại huân nghiệp, cứu dân, cứu nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho giống nòi, không ai đáng kỉ niệm cả, mà chỉ ông văn sĩ “trăm năm trong cõi” là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giông nòi ta vẻ vang ra thế nào?
(Ngô Đức Kế, Luận về cìúnh liọc cùng tà thuyết: Quốc văn - Kim Vân Kiều - Nguyễn Du, báo Hữu Thanh số 21, ngày 1-9-1924).
Như bị gò bó, dồn ép trong bao nhiêu lâu, lòng người trước làn gió mới như được mở tung ra. Người ta bắt đầu phê phán, tỏ thái độ trước mọi vấn đề, không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào. Với sự ra đời ồ ạt của báo chí, thật là một dịp tốt, một trường sở thích hợp đế các cây bút đua nhau đấu trí, bày tỏ lập trường, bộc lộ tâm tình đô'i với nhau. Đặc tính của văn học thế hệ 1932 - 1945 là sự động đạt bằng những cuộc tranh luận sôi nổi giữa các phe nhóm. Không phải trước đây không có những cuộc tranh luận. Thực ra, lịch sử văn học vẫn còn ghi nhận những cuộc tranh luận mà tôi gọi là vụ án chữ Hán xảy ra giữa Nguyễn Háo Vĩnh và Phạm Quỳnh, hay vụ án truyện Kiều bùng nổ giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế... Ngần ấy thứ, dầu sao, cũng chỉ là những thái độ cá nhân với cá nhân, chứ chưa được cấu kết thành những mặt trận có chiến tuyến rõ rệt.
Đà tiến của văn phê bình, như vậy, là thấp kém thua hẳn các thể văn khác. Phải chăng vì thái độ nghi kị và e dè có từ ngàn đời? Cái tâm lí đó ngay năm 1933, hãy còn chưa gột rứa hết được. Trên báo Đông Thanh, sô' 16 rã ngày 15 tháng 2 năm 1933, nhà học giả Nguyễn Văn Tô' có viêt:
"Nhiều người cho nhà bình phẩm là một kẻ đố kị, tự mình không làm được gì, thấy người làm sách đem lòng ghen ghét; không thì cũng là người xét đoán thiên lệch vì tính chất và cái thị hiếu riêng của mình nó bó buộc: hễ thấy cái gì mình không ưa thì nhất thiết bài bác cả. Ý kiến ấy có lẽ đối với lôi "cảm giác phê bình" thì có phần đúng, mà đối với lối "khoa học phê bình" thì thật là sai. Sự học vấn ngày nay càng ngày càng coi như cái kết quả của công phu nhiều người. Đời bây giờ không phải là đời người học giả có thể tự cao đứng đặc biệt một mình mà xướng ra những học thuyết cao kì không cần đối chiếu xem có hợp với sự thực không, miền là phô diễn ra lời văn xán lạn thì thôi. Các nhà làm sách nước Pháp có trí thông hiểu hơn, biết rằng trong sự học cốt nhất là phải sưu tập lấy nhiều sự thực, nghiên cứu khắp các phương diện, rồi cái triết lí tự khắc nó suy diễn ra. Muôn sưu tập, nghiên cứu như vậy, thì cần phải có nhiều người gia công học tập, người nọ giám đốc người kia, ai sai lầm chỗ nào thì chỉ trích ra, ai phát minh điều gì thì tuyên bố lên. Như vậy thì mỗi người vừa là nhà làm sách, vừa là nhà bình phẩm, như thế tức là một cách giúp cho đường học vấn mỗi ngày một tấn tới lên".
Mấy dòng trích trên đây cho ta thây, ngay đối với Nguyễn Văn Tô', ông cũng chỉ chấp nhận giá trị phê bình khoa học, áp dụng vào việc tìm tra các tài liệu, chứ thực ra phê bình nghệ thuật xét cho cùng chỉ là công việc của hạng người không làm nổi công việc sáng tác và phê bình, rút cục, cũng chỉ là công kích, chê bai cái mà mình chẳng có thể thưởng thức nổi, chứ phê bình đâu có phải là một lô'i thể hiện sự thưởng thức, thông đạt sự thưởng thức và càng không phải là một niềm cảm thông giữa hai tâm hồn hay một công trình sáng tạo.
(Thanh Lãng, Phê bình văn học thế hệ 1932)
Sáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án.
Khi nhận xét về “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi", “Chiếc lư đồng mắt cua", “Nguyễn”,... cả những nhà nghiên cứu thận trọng và nhiều thiện cảm với tác giả cũng thường nhâh mạnh rằng, con người được miêu tả trong các tác phẩm đó là những cá nhân thông minh nhưng bất lực, họ quay lưng lại xã hội, họ phủ nhận cuộc đời, đi vào hưởng lạc, và như vậy tư tưởng bao trùm trong ông Nguyễn là duy mĩ, là suy đồi. Lí do khiến cho các sáng tác ấy có giá trị lâu dài chĩ là ở chỗ trong đó bàng bạc một tinh thần yêu nước kín đáo.
Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác:
- Đô'i chiếu với xu thế chung của thời đại và xét theo sự tiến hoá xã hội thì con người trong Nguyễn Tuân là loại con người tích cực. Họ muôn sông với những đổi mới mà thời đại mang lại. Họ khao khát được bộc lộ lòng ham sống và ý muốn được sống hết tầm người. Họ khao khát tự do (cái tự do chân chính mà chỉ trong xã hội hiện đại, các cá nhân được phát triển toàn diện trên phương diện tinh thần mới cảm thấy và biết sử dụng). Các nhân vật ấy cho thấy S'f chuyển biến về chất lượng của con người Việt Nam thế kỉ 20 so với các thế kỉ trước, nó cũng là điều kiện đế nước Việt Nam gia nhập vào thế giới hiện đại.
- Không chỉ yêu nước mà điếu quan trọng là lòng yêu nước của Nguyễn Tuân có sắc thái mới so với cách hiểu thông thường, kể cả lòng yêu hước của sĩ phu trong các thời kì trước. Chắc chắn việc chĩ ra lòng yêu nước ấy mang đậm dâu ấn thời đại thế nào, cách yêu nước của Nguyền Tuân độc đáo ra sao, là cần thiết, bởi đó là những bài học mà ngày nay chúng ta có thể tiếp nhận khi bàn về thái độ nhà văn đối với các vấn đề xã hội.
Nhiều nhà văn Việt Nam họ Nguyễn, song nói đến cliàng Nguyễn, cụ Nguyền, nhiều người nghĩ ngay đến Nguyễn Tuân. Chính tác giả góp phần tạo ra thói quen đó. Bởi một trong những cuốn tuỳ bút hay nhất của ông mang tên “Nguyễn" và nhân vật chính ở đó được gọi là Nguyễn. Nhưng nhà văn còn sông với một cái tên nữa là Bạch, cái tên ông dùng để gọi nhân vật chính của cuốn truyện dài duy nhất của mình là “Thiếu quê hương" (1940).
Khoảng 1955 - 1956, mấy năm Hà Nội trong vùng Pháp chiếm mới trở về với các lực lượng cách mạng (tiếng hồi ấy gọi là tiếp quản), cũng là đoạn cuối Nguyễn Tuân đảm nhận vai trò Tống thư kí Hội văn nghệ Việt Nam. Trên tờ Văn nghệ chuyển từ tạp chí ra hàng tháng sang thể tuần báo, Nguyễn Tuân đã viết nhiều bài kí tên là Bạch. Hồi còn Liên Xô, Nguyễn Tuân có một người bạn là nhà văn Xô viết Tkachev, ông này khi tỏ ra thân mật thường hay gọi Nguyễn Tuân là cụ Bạch.
Trong tùy bút “Tờ hoa” viết những năm sáu mươi cũng có dẫn lời một người lấy tên là Bạch. Bạch với Nguyễn tuy hai mà một.
Sau nữa, “Thiếu quê hương" đáng để chúng ta quan tâm còn ở những lí do sâu xa hơn. Nếu trong các bài tùy bút nhỏ (lúc đầu rải rác in báo sau tập hợp lại thành các tập Tùy bút I, II và Nguyễn), nhà văn này đã rất tài trong việc khai thác mọi ngóc ngách tâm hồn các nhân vật, từ đấy giúp người đọc nhận ra bóng dáng thời đại thì đến “Thiếu quê hương”, những yếu tố thời đại lại được ngưng kết trong một con người lãng tử cụ thể. Bạch cùng lúc tập trung trong mình những mối quan hệ xã hội khác nhau. Nhất là Bạch được đặt trong một không gian rộng lớn và hết sức đa dạng. Hai chữ "quê hương" hiện ngay trên tên sách không chỉ có nghĩa cụ thể nơi chôn rau cắt rốh. Mà nó còn là môi trường tồn tại, là xứ sở, cái hoàn cảnh thân thiện cần có cho sự phát triển hết tầm vóc của con người. Có thế nói ngay trong văn học tiền chiến cũng hiếm thấy một nhân vật có đời sống tinh thần phong phú và cao đẹp như Bạch.
' u
Trở lại với những nhận xét đã làm nên một thành kiến về Nguyễn Tuân (rằng ông bất mãn, ông quay lưng lại xã hội chung quanh). Điều thú vị là ở chỗ, sở dĩ cái huyền thoại đó về ông kéo dài, một phần chính vì ông cũng tham gia vào việc xây dựng nó. Trên các trang viết ông, tự khuếch trương tô
đậm, tức tự tô' cái chất cá nhân ở mình lên một cách quá đáng, tự xỉ vả, tự chỉ trích quá nhiều. Song tình yêu với "cuộc sống mới" vừa hình thành đã nằm rất sâu trong tâm tình con người khinh bạc này và mặc dầu có thể chính ông cũng không biết là mình có song nó vẫn len lỏi trong tâm tình ông, tha thiết nồng nàn đến độ chi phối mọi suy nghĩ, tình cảm của ông. Không nên cường điệu những bực bội, khó chịu nơi ông Nguyễn mà nên ghi nhận nó như một dấu hiệu tích cực, đơn giản là bởi chỉ ở những người có mối liên hệ rộng lớn với thời đại mới có thế có những đay nghiến, dày vò nó, cãi cọ với nó như Nguyễn đã tự miêu tả.
(Vương Trí Nhàn, Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới)