Soạn bài Bài ca ngất ngưởng

  • Bài ca ngất ngưởng trang 1
  • Bài ca ngất ngưởng trang 2
  • Bài ca ngất ngưởng trang 3
  • Bài ca ngất ngưởng trang 4
  • Bài ca ngất ngưởng trang 5
  • Bài ca ngất ngưởng trang 6
  • Bài ca ngất ngưởng trang 7
  • Bài ca ngất ngưởng trang 8
  • Bài ca ngất ngưởng trang 9
	BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Nguyễn Công Trứ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
À. Giới thiệu
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1859), xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ nhỏ cho đến năm 1819, ông sông nghèo khó, nhưng chính trong thời gian này, Nguyễn Công Trứ đã có điều kiện tham gia hát ca trù - một hình thức sinh hoạt văn hóa vôh khá phát triển ở làng cổ Đạm gần làng ông.
Năm 1819, ông thi đỗ Giải nguyên và được nhà Nguyễn bổ làm quan. Thời kì làm quan, ông đã chứng tỏ là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. Một trong những đóng góp lớn của ông là việc nhận giữ chức Dinh điền sứ, tổ chức công cuộc khai hoang lấn biển ở hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
Nhưng đường làm quan của Nguyễn Công Trứ không suôn sẻ. ông được thẳng chức và bị giáng chức thất thường. Có lúc Nguyễn Công Trứ được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên - hai tỉnh phía Đông Hà Nội), có lúc lại bị giáng chức làm lính thú ở biên thùy Quảng Ngãi.
Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ông ưa thích là hát nói (hát nói là một điệu của ca trù nên có người còn gọi chung là ca trù). Hát nói được hình thành từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, nhưng Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
về thể loại
2.1. Ca trù
Là một loại hình ca hát dân tộc gồm trên bốn mươi điệu thức (làn điệu), có lịch sử phát triển lâu đời, được diễn xướng trong nhiều môi trường khác nhau: nghi lễ, dân gian, cung đình, ca quán, tư dinh, đình đám,... nó có nhiều tên gọi: hát nhà trò, nhà tơ, ả đào (cô đầu), cửa đình,..
Khái niệm ca trù-. Ca trù là một loại ca nhạc thính phòng thịnh hành trong giới Nho sĩ ở miền Bắc và miền Trung thời phong kiến. Tên gọi ca trù do chữ ca là ca hát, trù là cái thẻ mà người cầm trống chầu ném vào cái hộp tỏ ý khen ngợi và thưởng người hát giỏi. Ca trù có nhiều làn điệu mà làn điệu chính là hát nói.
Hát nói
Hát nói là một điệu thức chủ đạo trong hơn bốn mươi điệu thức của ca trù. Nó ra đời trên cơ sở kế thừa những truyền thông của văn nghệ dân gian và tiếp thu từ khúc Trung Hoa. Theo Bùi Văn Nguyên, “gọi là hát nói vì trừ những câu mưỡu, câu hãm cuối bài và những đoạn ngâm thơ, thì thể này là thể nửa hát nửa nói, có tính cách kể chuyện”. Bài hát nói có sự chuyển hóa linh hoạt giữa các câu thơ dài ngắn khác nhau, thường là bảy chữ và tám chữ. Sô' câu trong bài hát nói cũng không cố định, thường dao động từ bảy câu (loại thiếu khổ) đến hai mươi ba câu (loại dôi khổ), phổ biến nhất là bài có mười một câu (loại đủ khổ). Câu kết của một bài hát nói bao giờ cũng là một câu sáu chữ, có vị trí hết sức quan trọng như một “mã” thể loại, có nhiệm vụ khép lại lời ca, nhưng lại như mở ra một không gian mênh mang, đầy uẩn khúc, bí ẩn. Đây là một thể loại diễn xướng, gắn với âm nhạc. Nó gồm cả thơ, cả nhạc, và cả nói. Vì thế, gọi là hát nói. Nó là một hình thức nghệ thuật đặc biệt phù hợp cho việc diễn tả tâm trạng của các nghệ sĩ tài hoa, tài tử, ngông nghênh, phá cách ở thời kì này.
Hát nói có hai dạng:
+ Dạng chính cách-, loại đủ khổ (ba khổ, mười một câu).
+ Dạng biến cách-, loại thiếu khổ (hai khổ, bảy câu) và dôi khổ (bôn đến
sáu khổ, mười lăm đến hai mươi ba câu). Loại biến cách chỉ thiếu hoặc dôi các khổ giữa, không được thiếu hoặc dôi khổ đầu hay khổ xếp.
“Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau khi về hưu. Bài ca ngất ngưởng là một bài hát nói thuộc dạng biến cách, loại dôi khổ, cụ thể dôi hai khổ giữa, mỗi khổ bôn câu, tổng sô' có mười chín câu cả bài.
B. Đọc - Hiểu văn bản
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Trong toàn bộ bài thơ, tính cả nhan đề, từ “ngất ngưởng” xuất hiện đến năm lần, khẳng định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Thông thường, từ “ngất ngưởng' dùng để chỉ một sự vật “ở tư thê' nghiêng ngả, lắc lư, không vũng đến mức chực ngã”. Nhưng ý nghĩa đó không phù hợp cho việc nhận thức độ sông của Nguyễn Công Trứ. “Ngất ngưởng’ ở đây được hiểu theo một nghĩa khác, chỉ một quan niệm sống đầy bản lĩnh cá nhân, chỉ thái độ sống ngông nghênh, ngạo nghễ, coi thường các khuôn khổ chật hẹp và các cách ứng xử phải đạo nhưng thực ra là dung tục, tầm thường trong xã hội.
Những biểu hiện của quan nỉệm sống “ngất ngưởng” trong bài thơ
Cả nãm khổ thơ đều đề cập đến nội dung của thái độ sông ngất ngưởng
của Nguyễn Công Trứ. Theo tác giả, sở dĩ ông có thái độ sống ngất ngưởng, là vì ông hơn người. Nói hơn người là hơn những kẻ có quyền thế, quan cao chức trọng, nhưng “ruột gan không có, có gai chông”.
Trong khổ thứ nhất (4 câu đầu), tác giả tự cho rằng cái han người của ông là ở tài năng, là đa tài, việc gì ông cũng làm được, từ vãn tới võ.
Trong khổ thứ hai (câu 5 đến câu 8), tác giả cho rằng mình hơn người không chỉ khi có quyền chức cao sang, mà còn hơn người là dám sẵn sàng treo ấn từ quan, và sông ngang tàng cả khi chỉ là một người dân thường.
Trong khổ thứ ba (câu 9 đến câu 12), Nguyễn Công Trứ khẳng định cái hơn người của ông là dám đổi thay, thích nghi với hoàn cảnh, từ một viên tướng “tay kiếm cung” oanh liệt, có thể bỗng hiền lành như một kẻ tu hành, nhưng còn hơn người là dám đem theo cả gái hầu vào chốn chùa chiền.
Trong khổ thứ tư (câu 13 đến câu 16), tác giả cho rằng ông hơn người vì dám coi thường cả dư luận khen chê, thoả thích vui chơi bất cứ cái gì mình muôn, không vướng bận đến sự ràng buộc của thân phận.
Cuối cùng, trong khổ xếp (ba câu cuối), ông tổng kết rằng, có thể không phải là danh tướng thì cũng là danh Nho, nhưng dù ở địa vị nào, hoàn cảnh nào, ông vẫn hơn người ở chỗ trước sau đều trọn vẹn đạo vua tôi. Đó là cái phẩm chất cao quý không phải ai cũng giữ được. Ông hơn người ở điểm ấy, cho nên ông sống ngông nghênh, ngất ngưởng.
Hình ảnh “cái tôi ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ thể hiện trong toàn bài, nhưng đặc biệt thể hiện tập trung ở khổ ba và khổ xếp.
Khổ ba'. Đây là hình ảnh ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về ở ẩn, sống một cuộc đời bình thường. Điều đáng chú ý là dù ở vị trí nào, ông cũng sống hết mình, cũng biết tìm cho mình niềm vui sông, vẫn làm sao để cuộc sông có ý nghĩa nhất. Cuộc sông có ý nghĩa ở đây là được thảnh thơi thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, thăm viếng chùa chiền. Nhưng dù có say mê thiên nhiên kì thú, cô' gắn bó với Phật từ bi, thì ông cũng vẫn không quên nhu cầu hưởng thụ, không từ bỏ những thích thú trong đời trần thế. Đó cũng là một thái độ ngất ngưởng khiến Bụt cũng phải nực cười...
Khổ xếp: Dù có dam mê thưởng thức, hay hưởng thụ hạnh phúc cá nhân, theo ông, vẫn phải giữ được phẩm chất của con người, phẩm chất của kẻ sĩ mà cao nhất là lòng trung thành với nhà vua, với triều đình. Phải dung hoà được cả bổn phận và quyền lợi, phục vụ và hưởng thụ thì mới là kẻ dám ngất ngưởng nhất trên đời.
Nguyễn Công Trứ đem quan niệm sống của mình đối lập với cả một hạng nhà Nho bất tài, vô đức của đương thời.
Trong bài ca, Nguyễn Công Trứ chỉ nói tới thái độ sống ngất ngưởng của mình, ngoài, ra không đề cập trực tiếp đến một hạng người nào khác trong xã hội. Nhưng đọc bài ca, chúng ta vẫn có thể hình dung được ông đang đốì thoại với ai, và gián tiếp đối thoại với hạng người nào trong xã hội.
Mỗi khổ thơ là một sự đối lập ngầm. Mỗi khổ thơ thể hiện, khẳng định một sự hơn người của ông thì cũng có nghĩa rằng đằng sau đó thể hiện một thái độ coi thường, khinh bỉ đối với những kẻ tầm thường, kém cỏi so với điều ông đang nói tới. Đó là hạng người trước hết là bất tài, nhưng ham hư danh, chuộng quyền cao chức trọng, tham quyền cố vị, sông lệ thuộc vào người khác, vào những thói quen cố hữu, nhàm chán, không dám sông hết mình cho mình và cho người, lo sợ dư luận xã hội, điều tiếng trong nhân gian, và nhất là lòng dạ tráo trở, nghĩa vua tôi chưa chắc đã thủy chung.
Đặc sắc nghệ thuật của bài ca
Để trình bày cho được thái độ ngất ngưởng, thể hiện tinh thần ngạo nghễ, tư tưởng tự do, phóng khoáng trước cuộc sống tầm thường lúc bấy giờ, tác giả đã sử dụng triệt để thế mạnh của hình thức thơ hát nói, một hình thức nghệ thuật khá cởi mở trong kết cấu, dùng từ, tạo nhịp, gieo vần.
Các vần bằng, trắc chuyển đổi liên tục trong các khổ thơ.
Mỗi khổ dùng nhiều loại câu có cấu trúc khác nhau, nên nhịp ngắt phong phú, sinh động. Ví dụ ở khổ đầu:
Câu 1 bảy chữ, nhịp ngắt 3/2/2: Vũ trụ nội / mạc phỉ / phận sự.
Câu 2 tám chữ, nhịp ngắt 3/2/3: Ông Hi Văn / tài bộ / đã vào lồng.
Câu 3 mười chữ, ngắt nhịp 3/3/4: Khi thủ khoa / khi tham tán / khi Tổng
đốc Đông.
Câu 4 tám chữ, ngắt nhịp 3/5: Gồm thao lược / đã nên tay ngắt ngưởng.
Dùng từ linh hoạt, nhiều từ láy: ngất ngưởng, phau phau, đủng đỉnh, dương dương, phơi phới', nhiều điệp từ: ngất ngưởng (bôn lần), khi (tám lần), không (bôn lần).
Tính nhạc cao do chuyển đổi linh hoạt từ ngữ, vần điệu, nhịp ngắt.
Giọng điệu hết sức sảng khoái, phóng túng, tự do, khoáng hoạt, tươi tắn.
c. Tổng kết:
Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ thể hiện niềm tự hào đối với tài năng, phẩm chất cao quý, ý chí mạnh mẽ, lối sống ngang tàng, tự do của kẻ sĩ quân tử.
Tác phẩm đã thể hiện một nghệ thuật thơ hát nói điêu luyện, tài tình, mang lại cảm giác sảng khoái cho người đọc.
ĐÊ VÀN LUYỆN TẬP
Đề: Chỉ ra những đặc điểm của thể loại thơ hát nói được thể hiện trong bài thơ. Giữa đặc điểm thể loại này và nội dung, tư tưởng cảm xúc mà Nguyễn Công Trứ muôn bộc lộ có sự hòa điệu như thế nào?
GỢIÝ
Đến đầu thế kỉ XIX, thể hát nói (một thể thơ bác học do các tác gia người Việt sáng tạo trong môi trường văn hóa song ngữ Hán - Nôm thời trung đại) phát triển mạnh. Nhiều nhà Nho, nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng lúc bấy giờ, dường như đều gửi gắm tâm sự của mình trong hát nói. Nhờ đó, thể loại độc đáo này nhanh chóng chiếm vị trí độc tôn và trở thành một khuynh hướng vàn học của thời đại.
Hiện tượng trên không phải là ngẫu nhiên khi những bài thơ Đường luật, Hán luật đã trở nên chật chội, gò bó, không đủ sức chứa những tâm tư của con người nữa. Và “ngâm khúc, truyện Nôm tuy đã có những tình cảm phong phú, đã có đời sông tâm lí riêng nhưng vẫn chỉ xuất hiện khiêm tôn, dè dặt trước một xã hội chuộng lễ nghĩa” (Trần Đình Hượu). Phải có một thể thơ nào đó phóng khoáng hơn, tự do hơn để chuyển tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà Nho tài tử khao khát khẳng định mình, sông theo mình và coi việc bất chấp những ràng buộc của một xã hội đầy những quy phạm khắc nghiệt là một lô'i sông đẹp, đáng tự hào, kiêu hãnh.
Trong tư cách một cây bút thực hiện “sứ mệnh lịch sử” của thể loại, Nguyễn Công Trứ là đại diện tiêu biểu nhất.
Trong tư thế của con người cá nhân và tự do, Nguyễn Công Trứ lại cũng là người thể hiện đặc sắc nhất cái phẩm chất đa tình, thị tài của một lớp người tài hoa, khí phách nhất của thời đại.
“Bài ca ngất ngưởng”, một tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Công Trứ là sự kết tinh cho những phẩm chất đã nói.
Hoàn thành vào năm Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu (1848), sáng tác nổi tiếng này vừa mang tính chất “hồi kí” của một cuộc đời nhiều thăng trầm, sóng gió nhưng không ít vinh quang, vừa như bức chân dung tự họa về một cá tính mạnh mẽ, một con người xuất chúng dám lấy cách sông ngang tàng, ngông ngạo, trái khoáy như một phương diện khẳng định bản ngã, vừa như một tuyên ngôn của lối sông phóng khoáng, tận hưởng những thú vui ở đời, đối lập giữa cá nhân (những kẻ có tài) với xã hội tầm thường, cổ lỗ.
Ngất ngưởng tại triều
Mở đầu bài thơ là câu chữ Hán trang trọng:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
(Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta).
Đọc qua, ngỡ chỉ là sự ý thức về bổn phận của kẻ sĩ, điều mà Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần nhắc tới trong các tác phẩm khác (“Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông / Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”-, “Đã mang tiếng ở trong trời đất I Phải có danh gì với núi sông”). Cũng chưa hẳn là sự thể hiện lí tưởng nhà Nho. Bởi những ảo tưởng chính trị, những hoài bão lớn lao về một sự nghiệp hiển hách, dầu sao, cũng đã được khẳng định trong một phần đời tác giả đã đi qua. Ở đây ông kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của cá nhân mình trên cõi thế. Hơn thế, là sự khẳng định những vai trò lớn lao mà mình phải đảm nhiệm, gánh vác trong “cuộc chơi” của kẻ tài tử đôì với nợ công danh vẫn đeo đẳng ở đời. Niềm tự tin về tài năng và sự nghiệp đó cho phép tác giả tự coi mình một cách kính trọng:
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Một thái độ tự tôn cá nhân thật độc đáo. Âu cũng là một cách chơi “ngông”, tự tin vào tài mình một cách chân thành, đầy thách thức. Đương thời rất có thể cái hành vi tự ngưỡng mộ chính mình đó bị quy kết cho cái tội “hạ mục vô nhân” tự cao, tự đại. Hậu thế sẽ chỉ coi đó là một hành vi thật đẹp của một bậc tài hoa và ý thức được mình là kẻ tài ba. Con người có tài năng lớn đó coi việc nhập thế làm quan như một bó buộc, giam hãm vào lồng. Điều này thật khác với thời trẻ trai, hăm hở “Đường mây rộng thênh thang cử bộ / Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”. Nhưng lại hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của con người đã trải qua biết bao phiền lụy chốn quan trường. Con người từng chua chát: “Lợm mùi giáng chức với thăng quan”, ấy vậy mà nhìn lại đời mình vẫn không giấu được cảm xúc kiêu hãnh, tự hào:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nền tay ngất ngưởng.
Lúc bỉnh Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đi thi, đỗ đạt, làm quan, đó là chuyện bình thường. Nhưng làm quan cũng có ba bảy đường. Có ông quan chức trọng quyền cao mà thực chất chỉ là phường “túi cơm, giá áo”. Có ông quan đem sự thanh liêm, chính trực, thái độ trách nhiệm đối với đất nước, núi sông nhằm lập Công, lập Đức để lại tiếng thơm cho đời. Lại có ông quan đem tài thao lược giúp vua trị quốc, an dân và coi đó như một phần của cuộc chơi suốt đời mình để chỉ tạo nên một ... tay ngất ngưởng. Ông quan đó là Nguyễn Công Trứ. Thì ra với Nguyễn Công Trứ, nhắc lại chuyện đỗ đạt và các chức quan đã trải qua chẳng phải để “khoe” công trạng mà thực chất là để “khoe” cái cốt cách tài tử, phóng túng của mình. Cái kiểu ngất ngưởng trên hoạn lộ đó không phải ai cũng dám làm và dám theo. Phải chăng, đó cũng là một cách ngạo đời mà hơn đời vậy?
Ngất ngưởng khi “dô môn giải tổ”
Cái lôi chơi ngông, thích làm những việc trái khoáy không giống ai ấy của Nguyễn Công Trứ đến khi ông cởi mũ áo về hưu thì được phát huy đến tột độ. Trong thế giới những người xuất chúng xưa nay, có lẽ, chỉ một mình Nguyễn Công Trứ là chọn một lôi sông khi lui về thật khác kiểu: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”, vẫn là một sự hiện diện đầy thách thức mặc dù về mặt nào đó, con người đầy cá tính này đã ra khỏi cuộc chơi ! Hình như với Nguyễn Công Trứ, sự kiện “đó môn giải tổ" cũng như việc thoát khỏi lồng để có đủ điều kiện sông phóng túng, đuổi theo triết lí hưởng thụ:
Sách có chữ “nhân sinh thích chí”,
Đem ngàn vàng đổi lấy trận cười.
Chơi cho lịch mới là chơi !
(Chơi cho phỉ chí)
Không có gì ngạc nhiên khi Nguyễn Công Trứ dành thời gian còn lại của cuộc đời cho việc ngao du sơn thủy. Nhưng kiểu ngao du của ông cũng khác. Vẫn là sự khẳng định cá nhân nhưng nếu trong chôn quan trường hoạn lộ là tu thân thì ở đây là sự phô diễn tài, tinh'. “Đàn năm cung réo rắt tính tình đây / Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó / Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ / Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà”. Lối sống hưởng thụ cũng là một cách tự khẳng định, một sự đối lập với xã hội phong kiến nhiều chế định khắt khe và tất nhiên, còn là một kiểu chơi ngông nữa khi không chỉ với cầm, kì, thi, tửu mà còn có cả giai nhân. Chuyện “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì” lên cửa thiền hay chuyện “Lênh đênh một chiếc thuyền nan / Một cô thiếu nữ, một quan đại thần” đâu chỉ là chuyện ham sống, ham hưởng thụ của người tài tử? Đó cũng là một kiểu ngất ngưởng. Mà ngất ngưởng đến mức Bụt cũng phải cười khì ! Còn biết làm thế nào !
Cũng phải có tài mới dám vượt lên trên thói thường để chơi ngông. Chơi ngông trong môi trường hưởng thụ không chỉ để khoe tài mà còn để tìm tự do. Lại cũng là một cách ngạo thế cho thỏa chí:
Đỉ/ợc mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục.
Chuyện được - mất, khen - chê ở đời đối với Nguyễn Công Trứ thành ra vô nghĩa, không đáng phải lưu tâm, để ý. ông chỉ coi việc hưởng thụ là thỏa chí riêng mình. Nhưng hưởng thụ, chơi bời mà không vướng tục, cũng chẳng thấy Phật, Tiên là hấp dẫn. Đó cũng là lối sống vừa nghệ sĩ, vừa thanh cao của lớp nhà Nho tài tử trong bối cảnh đặc biệt của thời đại. Họ, như có người đã nhận xét “nhập thế tục mà không vướng tục, rong chơi mà vẫn trọn nghĩa vua tôi” (Trần Đình Sử). Họ ý thức về tài năng và giá trị cá nhân, họ khao khát tự do và biết sông ngang tàng vượt ra ngoài khuôn khổ nhưng vẫn biết quý tiếng thơm, muôn lưu danh với đời như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật. Bởi thế mà nợ quân thân thì hăm hở ghé vai gánh vác, “nghĩa vua tôi” thì “vẹn đạo sơ chúng'’. Đó cũng là một thứ bản lĩnh, một lối sống hợp đạo quân tử.
Một tuyên ngôn khẳng định cá tính
Một cách đầy bản lĩnh, tác giả tự cho phép hạ câu thơ cuối cùng như một cách thách thức:
Trong triều ai ngất ngưởng như ông !
Tự coi mình là duy nhất, không ai sánh được về cốt cách cũng tức là một sự ý thức sâu sắc về giá trị cá nhân. Hơn nữa là sự khẳng định một cá tính trong cái xã hội lây khuôn phép, tôn ti trật tự để xóa nhòa mọi bản sắc.
Bài hát nói này, nếu có thể được, có thể gọi là một tuyên ngôn đòi quyền thể hiện cá tính, ngợi ca vẻ đẹp của cá tính (tất nhiên là một cá tính đầy tài năng và đa tình). Tác giả nhiều lần nhắc lại hai từ "ngất ngưởng" {“Gồm. thao lược đã nên tay ngất ngưởng”; “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”; Bụt củng nực cười ông ngất ngưởng”; “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”), lần nào cũng tràn ngập niềm tự hào. Đó là tư thế của một cá nhân tài năng, đa tình, có lô'i sông độc đáo. Nó có vẻ chênh vênh, mạo hiểm mà cũng đầy vẻ ngông ngạo, thách thức.
Cách đặt câu, nhả chữ, sử dụng nhịp điệu cho lời hát cũng “ngất ngưởng” như cảm hứng chủ đạo của bài ca. Bài hát nói đủ khổ theo nguyên tắc gồm 11 câu, chia rõ ràng khổ đầu, khổ xuyên, khổ thơ, khổ xếp, khổ rải, khổ kết. ở đây, Nguyễn Công Trứ đã phá cách tạo thành 49 câu, chưa kể việc hết sức phóng túng trong sự biến điệu, đổi nhịp cho phù hợp với mạch cảm xúc và tăng thêm nhạc cảm của bài ca.
(Theo Nguyễn Quang Trung: Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học 11).
TƯ LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG CHÍ NAM NHI CỦA NGUYEN công trứ
Nguyễn Công Trứ quan niệm rằng, kẻ làm trai sông ở đời nhất thiết phải làm những việc có ích cho đời, không thể "tiêu lưng ba vạn sáu”.
Nhiều lần trong thơ, Nguyễn Công Trứ đã đặt vấn đề:
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.
{Chí nam nhi)
Đã mang tiếng trong trời đất,
Phải có danh gỉ với núi sông.
{Đi thi tự vịnh)
Vũ trụ giai ngô phận sự,
Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn.
{Nợ tang bồng)
Cái công danh trong thơ Nguyễn Công Trứ thực ra không phải là cái danh hão, không phải là một quan niệm hưởng thụ, là cái bả vinh hoa tầm thường. Xét trong toàn bộ cuộc đời và thơ văn của ông, chúng ta thấy quan niệm công danh của nhà thơ trước hết có ý nghĩa là nhiệm vụ của kẻ làm trai. Kẻ làm trai sông ở trên đời nhất thiết phải chiếm lấy một địa vị để trên cơ sở đó làm những việc có ích cho đời. Nguyễn Công Trứ có đề cao cá nhân nhưng nội dung chủ yếu là đòi hỏi phải đóng góp cho xã hội. Nhà thơ coi nhiệm vụ đó như một món nợ lần phải trả:
Tang bồng là cái nợ
Làm trai chi sợ áng công danh.
(.Quân tử cố cùng I)
Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái,
Cái công danh là cái nợ lần.
(Nợ nam nhi)
Có một điều đáng quý là trong khi khẳng định nhiệm vụ của kẻ làm trai, Nguyễn Công Trứ đồng thời rất ý thức được tài năng của bản thân, vì thế mà nhà thơ có một niềm tin lạc quan, một niềm tin mãnh liệt vào hoài bão của mình. Suốt thời kì tuổi trẻ, mặc dù sống trong cảnh nghèo, ông vẫn hăm hở đi học, đi thi mãi tới năm 41 tuổi mới đậu nhưng vẫn không nản.
Mộng công danh đó, niềm tin mãnh liệt đó, lòng hăng say đó của Nguyễn Công Trứ sẽ có ý nghĩa tích cực, sẽ có lợi cho dân, cho nước biết bao nếu như ông sống trong một triều đại phong kiến tích cực, tiến bộ. Nhưng đáng tiếc, ông sống vào giai đoạn lịch sử mà giai cấp phong kiến thông trị đã đi vào phản động, đã đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân. Vì thế mà lí tưởng nam nhi của ông không khỏi nhuốm màu hình thức chủ nghĩa. Nguyễn Công Trứ đã vận dụng lí tưởng tốt đẹp của nhà Nho vào một hoàn cảnh xã hội không còn tiền đề tồn tại cho nó nữa.
Trải qua thực tế, dần dần nhà thơ cũng đã nhận thức ra tính chất xấu xa, tàn bạo của chế độ nhà Nguyễn và tinh thần lạc quan ban đầu ấy của nhà thơ cũng dần dần bị sụp đổ; thay vào đó là một thái độ cực đoan. Đó là sự bất mãn đến chua chát đôì với chế độ xã hội và một tinh thần bi quan có tính chất hư vô chủ nghĩa:
Ổi nhân sinh là thế dấy,
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao.
Cuộc đời đối với ông không còn nghĩa lí gì. Thậm chí có những lúc nhà thơ ao ước đừng bao giờ trở lại làm người mà chỉ làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Con người tích cực hoạt động ấy, con người say sưa với lí tưởng, công danh ây cuôĩ cùng đã phải rút lui khỏi quan trường, sông một cuộc đời ẩn dật, ngông nghênh. Cuộc đời nhà thơ vì vậy cũng đã có ý nghĩa tố cáo chế độ phản động nhà Nguyễn.
(Theo giáo trình của Đại học cần Thơ)