Soạn bài Thương vợ

  • Thương vợ trang 1
  • Thương vợ trang 2
  • Thương vợ trang 3
  • Thương vợ trang 4
  • Thương vợ trang 5
TIĨƯƠNG VỢ
Trần Tế Xương
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
Trần Tế Xương (1870 - 1907) tên thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là phố’ Hàng Nâu, thành phô' Nam Định. Tú Xương chỉ sông 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Với khoảng trên dưới 150 bài thơ Nôm gồm đủ các thể tài: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát, ván tế, phú, câu đối,... thơ Tú Xương tỏa ra hai nhánh: trào phúng và trữ tình. Trào phúng hay írữ tình đều xuất phát từ cội nguồn tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.
“Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu trong nhiều bài Tú Xương viết về vợ.
Bà Tú là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương, là người vợ hiền thục, tảo tần, rất mực yêu chồng, thương con, biết trọng tài năng, cá tính của ông Tú. Tú Xương thi cử lận đận, gia đình chỉ trông cậy vào một tay bà Tú. Chính vì vậy mà nhà thơ thường viết về vợ để bày tỏ tình cảm của mình.
Bài thơ “Thương vợ’' thể hiện được cả hai mặt của thơ Tú Xương: Ân tình mà hóm hỉnh. Dựng lên bức chân dung về người vợ vất vả, đảm đang, chịu thương chịu khó, nhà thơ bày tỏ lòng thương quý, biết ơn đối với vợ.
B. Đọc - Hiểu văn bản
Bài thơ viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
1. Hai câu đề (câu 1, 2): Sự vất vả, nhẫn nại của bà Tú (câu 1), vừa nói cái gánh nặng gia đình bà phải đảm đang, vừa gián tiếp nói lòng biết ơn của ông đối với bà (câu 2):
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Câu thứ nhất nói đến công việc của bà Tú. Công việc của bà là buôn bán. Bản thân công việc thì chưa nói được gì về sự vất vả hay nhẫn nại, nhưng hoàn cảnh thời gian, không gian của công việc lại nói rõ điều đó. Quanh năm là suốt đầu năm cho đến cuối năm, lúc nào cũng như lúc nào (bà miệt mài buôn bán). Mặt khác, công việc tưởng đâu bình thường (buôn bán), ở đây như còn gian nan, thậm chí nguy hiểm: ở mom sông. “Mom sông” là chỗ chênh vênh, dễ sụp, dễ té bên bờ sông chứ không phải cái bến sông bằng phẳng bình thường. Bà Tú phải quanh năm suốt tháng buôn bán, làm ăn ở cái mom sông chênh vênh ấy.
Câu thứ hai nói gánh nặng gia đình trên vai bà Tú. vất vả quanh năm, chẳng nề hà như vậy là để nuôi cả nhà. Đông con, nuôi lũ con đông ấy đã đành, bà còn phải nuôi cả chồng. Năm con với một chồng, vị chi là... sáu (chưa kể cả bà). Một phải gánh sáu, thế là nặng, phải gánh và gánh được, thế là đảm đang. Nhưng nuôi đủ còn hiểu là vừa đủ, vừa đủ nuôi, không thiếu nhưng cũng chẳng thừa, vất vả quanh năm đến vậy mà cũng chỉ vừa đủ nuôi con nuôi chồng, vậy mới thật là vất vả, đã gắng hết mức rồi. Vậy mới thật đảm, nặng đến thế cũng gánh xong, khó thế cũng chu toàn...
Tú Xương thấy được, hơn nữa nói ra được, là ông đã biết cái công của bà. Bà gánh vác việc gia đình, nuôi cho ông lũ con đàn. Thế là công. Kể ra, nuôi đủ năm con là đã nặng, nhưng dù sao cũng là mẹ nuôi con, vẫn sự thường. Cái không thường là chính Tú Xương, bà cũng phải nuôi nốt, chẳng khác gì lũ con bé dại kia, cho nên ông mới cùng với năm con thành ra thứ sáu. Thế là ơn, với chính ông. Cái ơn riêng chứ không chỉ là công, cho nên ông sợ lẫn lộn, phải tách riêng ra: năm con / với / một chồng. Cách nói thật đặc biệt. Nhà thơ tự hạ mình xuống ngang hàng với con, chưa đủ, hạ hơn nữa, đứng xuống cuối hàng, lại tách ra một tí: "... với một chồng”, rõ ra là ăn theo, ăn ké lũ con. Nhà thơ tự thấy mình là kẻ ăn bám, làm cho gánh gia đình trên vai vợ nặng hơn. Đó không chỉ là tri công, mà còn là tri ân-, hơn cả tri ân, đó là hối hận, ăn năn. Có điều cái ý ăn năn, hôi hận ấy ở đây lại được nói úp mở bằng nụ cười hóm hỉnh rất Tú Xương: đếm con, chứ ai đếm chồng.
Hai câu thực (câu 3, 4): Trọng tâm miêu tả cái vất vả, đảm đang của nhân vật bà Tú. Ân sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn ái ngại, cảm thông:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ thứ ba mượn hình ảnh con cò trong ca dao: “Con cò lặn lội bờ sông...”, nhưng có bàn tay nghệ sĩ tài hoa trau chuốt thêm. Ca dao nhiều lần dùng con cò để nói về người phụ nữ, người vợ, người mẹ. Nhưng ca dao hầu như chỉ dừng ở phép so sánh ví von gián tiếp. Ớ đây Tú Xương đồng nhất trực tiếp thân cò vào thân phận người vợ, chứ không chỉ gián tiếp nói con cò. Ca dao diễn đạt bình thường, trung tính: “Con cò lặn lội..”. Tú Xương đảo lại: “Lặn lội thân cò...” nhấn mạnh sự vất vả, lam lũ, lặn lội. Sau cùng, cái khung cảnh kiếm ăn của thân cò trong câu thơ không phải là cái bờ sông bất kì, có thể quạnh quẽ hay đông vui nào, mà định hướng rõ hơn, đó là quãng vắng... Tất cả các yếu tô' ấy đều để nói và đã nói được rõ hơn, hay hơn cái vất vả của người vợ mang sô' phận thân cò trong câu thơ.
Câu thứ tư nghĩa đen là gặp phải buổi đò đông, bà Tú cũng phải dân thân bồng bềnh chen chúc trên mặt nước mà eo sèo mặc cả mua bán như ai.
Buổi đò đông có hai cách hiểu: đông người trên một con đò, hoặc nhiều đò trên sông. Hiểu cách nào thì cũng là chen chúc nhau đông đúc. “Người đông của hiếm”, phải giành nhau nên mới lời qua tiếng lại eo sèo ! Cũng là cái khó trong công việc. Song, còn khó hơn, nếu so với “thân thế” của bà. Chẳng gì cũng là “bà Tú”, chưa nói xa hơn, con gái nhà dòng danh tiếng (Văn tê' sống vợ), thê' mà phải phong trần lấm láp như ai... Khác câu trên, câu này không trích ca dao, nhưng có lẽ vẫn có liên hệ: “Con ơi, mẹ dặn câu này / Sông sâu chớ lội, đò đầy khoan sang”. Câu ca nói cái lẽ thân gái giữ mình, vậy mà bà Tú ở đây phải bỏ qua tất cả...
Hai câu luận (câu 5, 6): Nhập thân vào nhân vật bà Tú, nhà thơ than thở dùm vợ:
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Bôn câu trên là ông nói về bà. Bốn câu dưới lại nghe ra giọng bà tự than thở. Cô' nhiên sự thực vẫn là lời thơ của Tú Xương, nhưng nhà thơ thác ra giọng bà vợ. Nhà thơ không chỉ đứng ngoài nhân vật để nhìn, để nói, mà nhập thân vào nhân vật.
“Duyên” vốn là khái niệm triết học nhà Phật, nghĩa rất rộng. Để nói quan hệ vợ chồng thì duyên là cái căn nguyên mà vì nó vợ chồng lấy được (hoặc lấy phải) nhau. Diễn đạt cả hai khả năng trái ngược ấy, “duyên” được dân gian hóa thành hai chữ đối lập “duyên” và “nợ” (“Một duyên hai nợ ba tình..”, “Chồng gì anh, vợ gì tôi / Chẳng qua là cái nợ đời chi đây..”). Tú Xương đã vận dụng cả khái niệm lẫn cách nói dân gian.
“Một duyên hai nợ” của dân gian có nghĩa là: thứ nhất là... thứ hai là..., để nói sự rủi may của đời người (con gái). Vào thơ Tú Xương, nó không còn là thứ tự ngẫu nhiên ấy nữa, từ sô' đếm trở thành sô' tính, sô' nhân: duyên chỉ có một mà nợ đến những hai, gấp hai. Như vậy mới đốì xứng với năm nắng mười mưa ở câu trên.
Câu thực mới nói thân (thân cò) thì đây gọi thẳng ra là phận, số phận. Cái vất vả vì thế, không chỉ thân xác, mà là cái vất vả của sô' phận, định mệnh cả một kiếp người, cho nên nặng nề hơn, cay cực hơn. Và cũng vì là sô' phận nên âu đành cam chịu. “Ầu” là cam, “dành” cũng là cam, hai lần cam chịu. Mà thê' thì năm nắng mười mưa có nghĩa lí gì, cho nên nó nhẹ như không: dám quản công (dám quản nghĩa là nào có ai dám quản, không quản). Âm hưởng câu thứ năm như vật vã, dằn vặt; câu thứ sáu lại như tiếng thở dài. Người vợ đến đây không chỉ vất vả, đảm đang, nhẫn nại, mà còn hi sinh, nhẫn nhịn âm thầm. Đó cũng là cái “đức” truyền thông của người phụ nữ Việt Nam. Tấm lòng thương vợ đến đây không chỉ thương xót mà đã là thương cảm, sâu hơn, thấm thìa hơn.
Hai câu kết (câu 7, 8): Rõ là lời “chửi” (câu 7) và “rủa” (câu 8).
Cố nhiên vẫn lời Tú Xương, chửi rủa chính cái bạc bẽo, vô tích sự của mình, có điều, lời ấy lại thác ra giọng bà Tú, giọng nhân vật:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Thói là nếp quen, nhưng là cái nếp xâ'u, đáng chê, thậm chí đáng lên án. Thói đời là cái nếp xấu chung của người đời, của xã hội. Phải rồi, chính tập tục phong kiến Nho giáo, với cái hào lũy thành kiến bất công đã không cho ông Tú được thương vợ một cách thiết thực. Dẫu muốn, ông sao có thể được cùng lam lũ chân tay lặn lội giúp bà, càng không thể dính vào buôn bán eo sèo mà thời ấy vẫn cho là hạ cấp xấu xa.
Nhưng nếu chỉ đổ cho cái thói đời nói chung, thì không thể bảo bạc hay không bạc. Phải là cư xử riêng của một cá nhân mới nói là ăn ở, phải là trách nhiệm một cá nhân mới là ăn ở bạc. Ở đây là cái thói đời chung vận vào chính Tú Xương. Nhà thơ không đổ thừa cho cái chung vô thưởng vô phạt mà vẫn nhận lỗi về mình, thật là rạch ròi đích đáng mà cũng thật chân thành. Ông có bạc bẽo, hờ hững với vợ không? Thật khó nói dứt khoát. Trong lòng thì không. Bằng chứng là thơ văn ông đã nói rất thấm thìa nỗi xót xa, thương cảm đô'i với bà. Nhưng ở bề mặt sự ăn ở, lại quả là hờ hững. Bằng cớ là cái gánh nặng gia đình con cái, ông nào có ghé vai. Ngay cái thân ông, ông cũng trút nô't cho bà. Thê' là vô trách nhiệm với mình, ông còn vô trách nhiệm với bà, cho nên nói ông có cũng như không. Có mà như không thì còn tệ hơn là không có hẳn. Hơn nữa, sông đấy mà như không sông, như đã chết... Nói câu thơ là lời rủa chính vì như vậy. Tú Xương tự “chửi rủa”, xĩ vả mình. Âu cũng là cách nhà thơ chuộc lỗi.
Hiểu vất vả của vợ, thấy vợ có công với con đã đành, còn có ơn riêng với mình, cho nên thương quý vợ. Cao hơn, chân tình hơn, nhà thơ còn tự phán xét rất nghiêm. Thấy mình là món nợ (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) đè lên vai, đè lên số phận của bà. Đã ăn bám vô tích sự, lại còn vô tình nữa ! Vì vậy, nhà thơ thác ra lời vợ để “chửi rủa” cái thói vô tình ấy, may ra hả tí nào chăng? Tấm lòng như vậy ở một nhà Nho là hiếm và đáng quý. Đáng quý hơn vì nó cũng đậm tình người. Lời thơ, chi tiết thơ chân thực, giản dị mà nồng nàn, kín đáo, pha lẫn nụ cười hóm hỉnh. Nụ cười hóm khiến cho chuyện là chuyên nghiêm trang, thậm chí không phải không “nghiêm trọng”, mà vẫn nói được cách nói nhẹ nhàng; nhẹ nhàng nhưng không kém chân tình, thấm thìa...
c. Tổng kết:
Bài thơ “Thương vợ” cho thấy cái tài và cái tình của Tú Xương. Bài thơ đã góp vào “bảo tàng con người Việt Nam” (chữ Nguyễn Tuân) không chỉ một mẫu bà Tú - người vợ, mà cả một mẫu ông Tú - người chồng, rất nhân dân, nhân bản Việt Nam.
Nhân vật bà Tú trong bài cũng là hỉnh tượng tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: cần cù, lam lũ nhưng tháo vát và giàu đức hi sinh.