Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lới nói cá nhân

  • Từ ngôn ngữ chung đến lới nói cá nhân trang 1
  • Từ ngôn ngữ chung đến lới nói cá nhân trang 2
  • Từ ngôn ngữ chung đến lới nói cá nhân trang 3
  • Từ ngôn ngữ chung đến lới nói cá nhân trang 4
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐEN lời nói cá nhân
Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội, còn lời nói cá nhân là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tô” ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
Trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng, hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
Cái chung trong ngôn ngữ ở mỗi người bao gồm:
Các đơn vị yếu tố ngôn ngữ chung (đơn vị có sẵn) như: âm, thanh, âm tiết (tiếng), từ, ngữ cố định.
Các quy tắc, các phương thức chung như quy tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ (cụm từ), cấu tạo câu, đoạn, văn bản; phương thức chuyển hóa về nghĩa, về đặc điểm ngữ pháp, phương thức sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các câu,...
Cái riêng trong lời nói cá nhân:
Cái riêng đó có thể là sự hiến đổi cái chung đã có sẵn (biến đổi nghĩa của từ ngữ, biến đổi hình thức của từ ngữ, biến đổi sự kết hợp của từ ngữ, sắc thái, phong cách của từ ngữ, ...).
Ví dụ :
0 câu thơ của Xuân Diệu (Con gió xinh thì thào trong lá biếc / Phải chăng hờn vì nỗi phải hay đi'), các tư xinh và thì thào vôh chĩ đặc điểm và hoạt động của người, đã được chuyển sang chỉ đặc điểm và hoạt động của cơn gió để nhân hóa cơn gió. Việc sử dụng như thế chỉ có ở Xuân Diệu.
ơ câu thơ của Nguyễn Du (Sầu đong càng lắc càng đầy / Ba thu dọn lại một ngày dài ghê), các từ đong, lắc, đầy vôh dùng cho các vật thể, được tác giả chuyển sang dùng cho một trạng thái tâm lí, tinh thần (sầu); từ lĩnh vực cụ thể chuyển sang lĩnh vực trừu tượng. Đó cũng là sự chuyển nghĩa từ của riêng Nguyễn Du, tuy vẫn theo phương thức chung là ẩn dụ.
Ớ câu thơ của Tản Đà {Thôi con cứ về mà làm ăn / Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết), thông vốn chỉ một loài cây thân thẳng và xanh tươi cả trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, được chuyển nghĩa để chỉ khí tiết ngay thẳng, cương trực của con người. Sương tuyết vốn chỉ hiện tượng giá rét, khắc nghiệt của mùa đông, nay chỉ nghĩa rộng hơn: khó khăn, gian khổ.
Cái riêng đó còn có thể là sự sáng tạo ra từ ngữ mới, cách kết hợp mới,...
Ví dụ.
Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc.
Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công, nghìn việc không biết mệt.
Bà đứng chân trên, chân dưới dưới một cái bục gỗ ở góc gian hàng, một tay cầm mi-crô, tay kia đỡ dây điệu đàng như ca sĩ.
Trong các câu (1), (2) và (3) có ba từ do cá nhân tạo ra, chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội. Chúng được tạo ra trên cơ sở của một tiếng đã có sẵn cùng với quy tắc cấu tạo chung, hoặc chỉ dựa vào quy tắc (mô hình, kiểu) cấu tạò chung.
Trong câu (1), từ mọn mằn được cá nhân tạo ra khi dựa vào:
Tiếng mọn (từ đơn) với nghĩa “nhỏ đến mức klióng đáng kể” (như trong từ ghép nhỏ mọn).
Những quy tắc cấu tạo chung như sau:
+ Tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m).
+ Trong hai tiếng, tiếng gốc (mọn) đặt trước, tiếng láy đặt sau.
+ Tiếng láy lặp lại âm đầu, nhưng đổi vần thành vần -ăn (mằn).
(Quy tắc cấu tạo này đã dùng để cấu tạo nhiều từ láy khác, chẳng hạn như nhỏ nhắn, xinh xắn, đều đặn, may mắn, bằng bặn, vừa vặn, khỏe khoắn, đỏ đắn, đứng đắn, lành lặn, chắc chắn, thẳng thắn,..).
Do đó từ mọn mằn có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể.
Trong câu (2), từ giỏi gián cũng được tạo ra theo quy tắc như các từ trên: Láy phụ âm đầu, tiếng thứ hai mang vần -ăn. Từ giỏi giắn có nghĩa là rất giỏi, với sắc thái thiện cảm, được mến mộ.
Trong câu (3) có từ điệu đàng được tạo ra theo phương thức láy phụ âm đầu, tiếng láy đi sau và mang vần -ang (như các từ: dễ dàng, nhẹ nhàng, sẽ sàng, nhịp nhàng, sẵn sàng, dở dang,...). Nó biểu hiện được nghĩa: làm dáng, làm điệu thành thạo và tự nhiên như ca sĩ khi biểu diễn.
* Cái riêng trong ngôn ngữ cá nhân rất đa dạng và thuộc về các bình diện khác nhau, các cấp độ khác nhau của ngôn ngữ.
Mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh lời nói cá nhân và là cơ sở để lĩnh hội được lời nói của cá nhân. Nếu mỗi cá nhân không hình thành và chiếm lĩnh được ngôn ngữ chung thì không thể tạo ra được lời nói riêng, không thể tham gia vào giao tiếp chung trong xã hội.
Đồng thời, ngôn ngữ chung được hiện thực hóa trong lời nói cá nhân, hơn nữa còn được biến đổi và phát triển trong chính quá trình mà mỗi cá nhân dùng ngôn ngữ chung để tham gia hoạt động giao tiếp. Nhưng sự sáng tạo và biến đổi trong lời nói cá nhân cần tuân theo các phương thức và quy tắc chung, có như vậy sự giao tiếp mới đạt được hiệu quả và mục đích của nó. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng không bao gồm yếu tô nào sau đây?
Các âm, thanh và quy tắc kết hợp âm thanh tạo nên âm tiết.
Các từ, ngữ cô' định trong từ vựng tiêhg Việt.
c. Các trường hợp sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo.
Phương thức chuyển nghĩa từ.
Quy tắc cấu tạo các loại câu.
Yếu tô' nào không biểu hiện cái riêng trong lời nói của cá nhân?
Giọng nói.
Vốn từ ngữ riêng.
c. Việc tạo ra các từ mới.
D. Việc kết hợp các âm và thanh để tạo nên những âm tiết mới.
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nồi phải bay đi?
(Xuân Diệu - Vội vàng')
Các từ xinh, thì thào, hờn đã được sử dụng sáng tạo theo cách nào?
Biến đổi nghĩa của từ ngữ.
Biến đổi hình thức của từ ngữ. c. Biến đổi sự kết hợp của từ ngữ.
D. Biến đổi sắc thái phong cách của từ ngữ.
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Các từ đong, lắc, đầy đã được sử dụng sáng tạo theo cách nào?
Biêh đổi nghĩa của từ ngữ.
Biến đổi hình thức của từ ngữ. c. Biến đổi sự kết hợp của từ ngữ.
D. Biến đổi sắc thái phong cách của từ ngữ.
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thôi con cứ về mà làm ăn,
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết.
(Tản Đà)
Các từ thông, sương tuyết đã được sử dụng sáng tạo theo cách nào?
Biến đổi nghĩa của từ ngữ.
Biến đổi hình thức của từ ngữ.
Biến đổi sự kết hợp của từ ngữ.
Biêh đổi sắc thái phong cách của từ ngữ.
Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sác.
(Báo Quân đội nhân dân, ngày 2 - 7 - 1995) Từ mọn mằn đã được sáng tạo theo cách nào?
Biến đổi hình thức của từ ngữ.
Biến đổi sự kết hợp của từ ngữ.
Biến đổi sắc thái phong cách của từ ngữ.
Sáng tạo ra từ mới.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:
1C,	2D,	3A,	4A,	5A,	6D.