Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • Phong cách ngôn ngữ chính luận trang 1
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận trang 2
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận trang 3
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, vãn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.
Phong cách ngôn ngữ chính luận mang ba đặc trưng cơ bản
Tính công khai về quan điểm chính trị;
Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận;
Tính truyền cảm và thuyết phục.
Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt nhằm mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.
Ví dụ: Ba trích đoạn văn bản trong SGK (bài Tuyển ngôn Độc lập, Cao trào chống Nhật, Việt Nam đi tới):
-> Dù các thể loại có khác nhau: Lời kêu gọi, chuyên luận hay báo cáo chính trị, các bình luận, xã luận..., các văn bản chính luận trên có một số đặc điểm chung:
Trình bày quan điểm chính trị một cách khoa học.
Sử dụng các thuật ngữ chính trị và các từ ngữ thông thường.
Câu văn chuẩn mực gắn với những phán đoán logic, đảm bảo tính mạch lạc của văn bản chính luận. Tuy vậy, có dùng các biện pháp tu từ, dùng hình ảnh, nhạc điệu để người đọc dễ tiếp nhận.
Đặc trưng của phong cách chính luận thể hiện tính chất trung gian, kết hợp đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học {tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể) với phong cách ngôn ngữ báo chí {tính thực tiễn, cụ thể, tính thuyết phục, tác động, phong cách ngôn ngữ cá nhân).
Là ngôn ngữ khoa học (chính trị học), nó chứa đựng hệ thống thuật ngữ riêng: Độc lập tự do, dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa đế quốc,... nhưng mặt khác, các thuật ngữ đó được dùng trong đời sống hằng ngày trên báo chí và ngôn ngữ sinh hoạt. Do đó nó vừa có tính trừu tượng lại vừa mang tính thời sự cập nhật, được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày.
Là văn bản chính, luận, câu vàn phải mẫu mực, lập luận phải logic, không viết theo cảm xúc ngẫu hứng, nghĩa là phải nằm trong hệ thông lập luận khoa học, mang tính lí trí, khách quan. Nhưng mặt khác lại thể hiện một nhiệt tình sôi sục đấu tranh cho lẽ phải, công lí trước những sự kiện thời sự và hiện tượng xã hội quan trọng. Vì vậy, nó không loại trừ mọi biện pháp tu từ, những biện pháp diễn đạt hấp dẫn, lôi cuôh, những khẩu hiệu thúc giục mạnh mẽ, những từ ngữ, hình ảnh chân thực đầy cảm xúc. Như vậy trongngôn ngữ chính luận, tính lí trí khách quan của ngôn ngữ khoa học kết hợp một cách nhuần nhuyễn với tính kích thích truyền cảm của ngôn ngữ báo chí.
- Là ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ chính luận mang tính phi cá thề, loại ngôn ngữ được quy ước trong một giới, một ngành khoa học, nhưng do ý định thuyết phục quần chúng, do nhiệt tình sôi nổi của người viết, ngôn ngữ chính luận thể hiện phong cách cá nhân một cách rõ nét.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
A
A. Nghị luận
Nối hai cột A và B để xác định đúng nghĩa của các từ sau:
B. Chính luận c. Luận chiến
2.
3.
Tranh luận công khai trên sách báo để đấu tranh về
quan điểm học thuật hay chính trị.
Bàn luận
Bình luận
4.
5.
Trao đổi qua lại ý kiến về vấn đề gì, có phân tích lí lẽ. Thao tác tư duy, nhằm diễn đạt những lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó cần phải làm sáng tỏ nhận thức và quan điểm.
Bàn và đánh giá, nhận định về một vấn đề nào đó. Văn bản nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái, tổ chức chính trị hoặc của các nhà hoạt động chính trị, xã hội để thuyết phục người khác theo quan điểm của mình.
Văn bản chính luận thời xưa không viết theo thể văn nào dưới đây?
A. Hịch.	B. Cáo.	c. Phú.	D. Chiếu.
Văn bản chính luận hiện đại không có loại văn bản nào dưới đây?
A. Cương lĩnh. B. Lời kêu gọi.	c. Bài xã luận. D. Thư chúc mừng.
Dòng nào nói không đúng về đặc điểm văn bản chính luận?
Trình bày quan điểm chính trị một cách khoa học.
Sử dụng các thuật ngữ chính trị và các từ ngữ thông thường.
c. Từ ngữ và câu văn chuẩn mực gắn với những phán đoán logic, đảm bảo tính mạch lạc của văn bản.
D. Không dùng các biện pháp tu từ.
Dòng nào nói không đúng về đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận?
Tính trừu tượng khoa học kẹt hợp với thực tế chính trị trước mắt.
Tính lí trí khách quan kết hợp với nhiệt tình thuyết phục bằng thực tiễn và lập luận.
c. Tính phi cá thể của ngôn ngữ khoa học kết hợp với phong cách cá nhân. D. Tính khuôn mẫu, tuân theo những mẫu mực có sẵn.
Vì sao gọi phong cách ngôn ngữ chính luận là phong cách trung gỉaríỉ
Vì nó có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ báo chí.
Vì nó có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ báo chí.
c. Vì nó có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ sinh hoạt.
D. Vì nó có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách ngôn ngữ hành chính và ngôn ngữ báo chí.
Luận điểm nào không có trong lập luận của văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc khảng chiến” (Hồ Chí Minh)?
Khẳng định chân lí về quyền độc lập dân tộc.
Trình bày tình thế đất nước.
c. Kêu gọi tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước.
D. Bày tỏ niềm tin vào thắng lợi của quân dân ta.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thỉ tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lữ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Việc tác giả khẳng định truyền thống yêu nước với những từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc (nồng nàn, quý báu, sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn...) tạo nên đặc điểm nào trong đoạn văn trên?
Kết hợp tính trừu tượng khoa học với tính thời sự.
Kết hợp tính lí trí với nhiệt tình thuyết phục.
c. Kết hợp ngôn ngữ phi cá thể với phong cách ngôn ngữ cá nhân.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai củng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
(Hồ Chí Minh - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến).
Bắt đầu ba câu văn đều bằng từ “ai” và hai lần dùng cấu trúc “Ai có... dùng...”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Liệt kê.	B. Nhân hóa. c. Điệp ngữ. D. Phóng đại.
A. Liệt kê.
c. Liệt kê tiệm thoái.
Các từ súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc đưực sử dụng theo biện pháp tu từ nào?
B. Liệt kê tiệm tiến.
D. Liệt kê tương đương.
2C
9C
3D
10C