Soạn bài Phát biểu luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận

  • Phát biểu luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận trang 1
  • Phát biểu luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận trang 2
  • Phát biểu luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận trang 3
PHÁT BIỂU LUẬN ĐIỂM, LUẬN cứ
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Muốn thực sự thuyết phục được người đọc (người nghe) thì người làm văn nghị luận cần biết cách phát biểu các luận điểm và luận cứ.
Có nhiều cách để phát biểu luận điểm và luận cứ. Nhưng dù theo cách nào thì người viết (người nói) cũng phải làm sao cho các luận điểm, luận cứ hiện lên rõ ràng, sáng tỏ. Người viết (người nói) còn phải cố gắng triển khai luận điểm, luận cứ trên nhiều mặt, nhiều quan hệ, để đưa lại cho người đọc (người nghe) những hiểu biết mới mẻ, đem đến cho họ nhiều hứng thú.
Khi phát biểu luận điểm, luận cứ, người làm văn nghị luận nên dẫn dắt người đọc (người nghe) đi theo từng chặng đường, từng bước đi hợp lí.
Các bước đi ấy cần được tổ chức, sắp đặt sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận ý kiến bàn luận của người viết (người nói) một cách dễ dàng và hứng thú.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
A
Luận đề
Luận điểm c. Luận cứ D. Lập luận
1. Nốì hai cột A và B để xác định đúng nội dung của các khái niệm:
Những lẽ phải và sự thật làm cơ sở cho luận điểm
Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm
Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn
Vấn đề nghị luận
Yêu cầu đối với việc phát biểu luận điểm, luận cứ là gì?
À. Các luận điểm, luận cứ phải hiện lên rõ ràng, sáng tỏ.
B. Các luận điểm, luận cứ phải được triển khai trên nhiều mặt, nhiều quan hệ.
Phải có tác dụng đưa lại cho người đọc (người nghe) những hiểu biết
mới mẻ, đem đến cho họ nhiều hứng thú.
D. Cả ba ý trên.
Khi phát biểu luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận, người viết nên làm gì?
Dẫn dắt người đọc (người nghe) đi theo từng chặng đường, từng bước đi hợp lí.
Các bước đi ấy cần được tổ chức, sắp đặt sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận ý kiến bàn luận của người viết (người nói) một cách dễ dàng.
c. Các bước đi ấy cần được tổ chức, sắp đặt sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận ý kiến bàn luận của người viết (người nói) một cách hứng thú.
D. Cả ba ý trên.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
TU THÂN
Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.
Chính mình có điều hay thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở thì phải cố mà trừ đi.
Người chê ta mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta mà khen phải tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.
Cho nên người quân tử trọng thầy, quý bạn, và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn,... như thế dù muốn không hay cũng không được.
Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, lòng dạ như cầm thú, mà thấy người ta không phục lại không bằng lòng; thân với kể xiểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê,... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được.
(Tuân Tử, trong cổ học tinh hoa)
Cái hay của đoạn văn trên là gì?
Luận điểm, luận cứ hiện lên rõ ràng.
Luận điểm, luận cứ được triển khai trên nhiều mặt.
c. Người viết lật đi, lật lại vấn đề, xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, làm cho sự nghị luận trở nên phong phú, linh hoạt, lôi cuốn người đọc.
D. Cả ba ý trên.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:
1 (A-4, B-3, C-l, D-2) 2D 3D 4D