Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

  • Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trang 1
  • Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trang 2
GIỮ GÌN Sự TRONG SÁNG CỦA TIẾNG việt
Sự trong sáng là một phẩm chất cao đẹp của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu của các thế hệ qua hàng ngàn năm lịch sử. Phẩm chất đó được biểu hiện chủ yếu ở các phương diện chủ yếu như:
Tính chuẩn mực, đúng quy tắc tiếng Việt, không lai căng, pha tạp;
Tính lịch sự, vàn hóa trong lời nói;
Sự sáng rõ, mạch lạc trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng, tình cảm,...
Nội dung cơ bản của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Muốn đạt được sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi cá nhân cần có tình cảm quý
trọng, có ý thức, có thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, các quy tắc chung, sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, vừa có tính vằn hóa. Cụ thể là:
Phải biết quý trọng và phát huy bản sắc, tinh hoa, tiềm năng của tiếng nói dân tộc trên tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách chức năng.
tích cực của tiếng nước ngoài, nhưng "cũng phải biết tránh lạm dụng những yếu tố không cần thiết đối với tiếng nói dân tộc.
Phải có ý thức rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo tiếng nói dân tộc, nhất là phải biết viết và nói sáng sủa, rõ ràng, có tính nghệ thuật.
Phải làm cho tiếng Việt ngày càng phát triển, giàu có hơn, tinh luyện hơn, đáp ứng được những nhu cầu mới của xã hội hiện đại, nhất là của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày nay.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau. Tuy nhiên, củng có thề phân tích để cho được rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng; thường thường khi khái niệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ ràng, thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt còn thô, chưa được trong, chưa được gọn, chưa được chuốt. Do đó, tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nói nội dung, nói tư duy, và chữ trong là nặng về nói hình thức, nói diễn đạt (và cố nhiên là nội dung và hình thức gắn liền). Cho nên phải phấn đấu cho được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng cho câu thơ, câu văn trong sáng.
(Xuân Diệu, trích trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1977)
Xác định cách hiểu của Xuân Diệu về sự trong sáng của tiếng Việt.
Tìm những trường hợp sử dụng tiếng Việt chưa trong sáng (trong đời sống, trong thơ văn) và tìm cách chữa lại theo yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.