Soạn bài Nghĩa của câu

  • Nghĩa của câu trang 1
  • Nghĩa của câu trang 2
  • Nghĩa của câu trang 3
  • Nghĩa của câu trang 4
  • Nghĩa của câu trang 5
NGHĨA CỦA CÂU
Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số’ thành phần phụ khác.
Có thể phân biệt một sô' nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc như sau:
- Câu biểu hiện hành động:
Giăng Van-giăng đi tời, giật gãy trong chớp mắt chiếc giường củ nát.
(Vích-to Huy-gô, Những người khốn khổ)
Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:
+ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo (Nguyễn Khuyến, Thu điếu).
+ Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.
(Vích-to Huy-gô, Những người khốn khổ) + Sen tàn, cúc lại nở hoa (Nguyễn Du, Truyện Kiều).
+ An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt (Thạch Lam, Hai đứa trẻ).
Câu biểu hiện quá trình:
+ Sương nương theo trăng ngừng lưng trời (Xuân Diệu).
+ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Nguyễn Khuyến, Thu ẩm).
Câu biểu hiện tư thế:
+ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng (Nguyễn Du, Truyện Kiều).
+ Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất
những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
Câu biểu hiện sự tồn tại:
+ Hạc vàng bay mất tủ xưa - Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
(Thôi Hiệu, Lầu Hoàng Hạc)
+ Đêm qua sân trước một nhành mai (Mãn Giác, Có bệnh bảo mọi người).
Câu biểu hiện quan hệ:	*
+ Hoa cười ngọc thốt đoan trang - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đôĩ với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
2.1. Sự nhìn nhận, đảnh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu
Khẳng định tính chân thực của sự việc:
+ Mênh mông không một chuyến đò ngang - Không cầu gợi chút niềm thân mật.
(Huy Cận, Tràng giang)
+ Sự thật là tôi chưa hề biết đến chuyện này.
+ Trong các buổi họp hội đồng giáo viên, quả tình hắn đã làm khổ chúng tôi bằng thái độ thận trọng dầy đa nghi...
(Sê-khốp, Người trong bao)
Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp:
+ Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng... (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
+ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
(Nam Cao, Chí Phèo)
+ Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu).
+ Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc:
+ Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định dù có phải chết cũng không chịu bán.
(Nam Cao, Lão Hạc)
+ Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đẩy, ông giáo ạ !
(Nam Cao, Lão Hạc)
+ Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. (Nam Cao, Lão Hạc)
Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hoặc chưa xảy ra:
+ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy
tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
+ Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu.
(Ngô Tất Tô', Tắt đèn)
Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc:
+ Nếu không cấp cứu kịp thời thì chắc chắn ông ấy đã chết.
+ Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng.
(Ngô Thì Nhậm, Chiếu cầu hiền)
+ Cần phải tìm học cái học thực dụng... (Nguyễn Trường Tộ, Tế cấp bát điều)
+ Có thể nó sẽ không bao giờ trở về nơi này nữa !
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe
Người nói thể hiện rõ thái độ, tình cảm đô'i với người nghe thông qua các
từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu,...
Tình cảm thân mật, gần gũi:
Ồng đốc tươi cười nhẫn nại chờ chứng tôi.
Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Thái độ bực tức, hách dịch:
Cai lệ không để cho cliị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất !
(Ngô Tất Tô', Tắt đèn)
Thái độ kính cẩn:
Ngục quan đã làm cho ông Huấn bực mình thêm, khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép lui ra với một câu: “Xin lĩnh ý”.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
Thái độ mỉa mai:
Cô tôi liền vỗ vai tôi, cười mà nói rằng:
Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) THÚC HÀNH - LUYỆN TẬP
Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:
Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
(HỒ Chí Minh)
Lão bảo nó thế này:
- Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn dấy !
(Nam Cao, Lão Hạc)
Chà ! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đã rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy....
... Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong dó có một bao đã đốt hét nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm !”...
(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)
d. Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chê' Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.
(Hoài Thanh, Một thời đại trong thi ca)