Soạn bài Hầu trời

  • Hầu trời trang 1
  • Hầu trời trang 2
  • Hầu trời trang 3
  • Hầu trời trang 4
  • Hầu trời trang 5
  • Hầu trời trang 6
  • Hầu trời trang 7
  • Hầu trời trang 8
  • Hầu trời trang 9
HẦU TRỜI
Tản Đà
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
1. Tản Đà (1889 - 1939), là bút danh của Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, cách chân núi Tản Viên chỉ một cánh đồng.
Ông sinh ra và lớn lên giữa buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới manh nha, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp vãn chương đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh, “Thi nhân Việt Nam”Ỵ Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khóa thi Hương hỏng, ông chuyển sang cầm cây bút sắt để sáng tác vãn chương quốc ngữ.
Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi Tản Đà nổi lên như ngôi sao sáng chói trên thi đàn công khai.
Các tác phẩm chính của Tản Đà: “Khối tình con" I và II (thơ - 1917), “Giấc mộng con T’ (tiểu thuyết - 1917), “Khối tình bản chính", “Khối tình bản phụ" (luận thuyết - 1920), “Còn chơi” (thơ và văn xuôi - 1921), “Giấc mộng lớn” (tự truyện - 1932 ), “Giấc mộng con IT’ (du kí - 1932),...
Thơ văn ông chinh phục độc giả bởi một điệu tâm hồn mới mẻ, với sự hiện diện của “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa ngông nghênh phớt đời, vừa cảm thương ưu ái. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo và tài hoa. Thơ văn ông có thể xem như một cái gạch nốì giữa hai thời đại văn học của dân tộc: Trung đại và hiện đại.
“Hầu Trời” trích trong tập “Còn chơi" của Tản Đà, xuất bản lần đầu năm 1921. Đây là một tuyển tập gồm thơ và văn xuôi, thi sĩ sáng tác vào những năm 1920, 1921, trong đó có những bài nổi tiếng như “Thề non nước”, “Hỏi gió”, “Cảm thu - Tiễn thu".
- Bài thơ “Hầu Trời” ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Vào thời điểm đó, lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại. Xã hội thực dân nửa phong kiến tù hâm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người trí thức có lương tri không thể chấp nhận nhập cuộc, nhưng chống lại nó thì không phải ai cũng có đủ dũng khí để làm. Bất bình, nhưng bất lực, người ta chỉ có thể mong ước thoát li, làm thơ để giải sầu. Thơ Tản Đà thời kì này “đã nói lên đúng cái sầu bàng bạc trong đất nước, tiềm tàng trong tim gan người ta” (Xuân Diệu). Nhưng Tản Đà khác người ở chỗ đã dám mạnh dạn thể hiện bản ngã “cái tôi” của mình với “cái buồn mơ màng, cái xúc cảm chơi vơi” (Xuân Diệu), với khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng, phẩm giá đích thực của mình, bởi chẳng thể nào trông đợi ở “Cõi trần nhem nhuốc bao nhiễu sự’ này. Cái ngông của Tản Đà cũng là ở đó.
Nhà thơ Xuân Diệu từng đánh giá: Trong 19 bài thơ trường thiên của Tản Đà, “có ba bài lời thơ chắc: “Thu khuê oán”, “Hầu Trời” và “Thăm mả củ’”', là “những bài đứng lại được với thời gian, ngạo cùng năm tháng”.
B. Đọc - Hiểu văn bản
Bài thơ có tất cả 108 câu, phần trích học có 74 câu (in chữ lớn).
Bốn câu mở đầu, bắt đầu câu chuyện một cách đầy ấn tượng:
Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt không mơ mòng.
Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Nhà thơ Xuân Diệu đã bình: “Vào đột ngột câu đầu, cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ theo khoa học, để ba câu sau toàn là khẳng định, ăn hiếp người ta”.
Bôn câu thơ đã gây được ở người đọc một mô'i nghi vấn để gợi trí tò mò. Chuyện có vẻ như mộng mơ, như bịa đặt “chẳng biết có hay không”, nhưng dường như lại là thật, thật hoàn toàn, bởi tác giả đã bồi đắp liền sau đó ba câu thơ bằng những lời khẳng định chắc như đinh đóng cột, nhắc đi nhắc lại như để củng cố niềm tin (hai lần phủ định “chẳng phải..”, “không..”', bôn lần khẳng định “thật”-, lại còn có vẻ như rất chân thành khi diễn tả cái cảm giác “sướng lạ lùng” !). Cảm giác đó làm cho câu chuyện mà tác giả sẽ kể trở nên có sức hấp dẫn đặc biệt, không ai có thể bỏ qua.
Phần tiếp theo kể chuyện tác giả được mời lên Thiên đình để đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Đây là phần chính của bài thơ.
a. Cảnh đọc tha cho Trời nghe đã được kể lại một cách tuần tự, rõ ràng và rất sinh động.
Lên Thiên đình, thi sĩ được Trời cho ngồi “ghế bành như tuyết vân như mây”, cho uống nước nhấp giọng và truyền “Văn sĩ đọc văn nghe !”.
Thi sĩ cao hứng:
Đọc hết văn vần sang văn xuôi Hết văn thuyết lí lại văn chơi Đương cơn đắc ỷ đọc đã thích Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi
Vừa đọc, vừa tự đắc:
Văn dài hơi tốt ran cung mây !
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
[...]
Văn đã giàu thay lại lắm lối
Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ:
Tâm như mờ dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng,
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.
[...] '
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
- “Anh gánh lên đây bán chợ trời !”
Trời cũng đánh giá cao và không ngớt lời tán dương:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít !
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng !
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !
Êm như gió thoảng ! Tinh như sương !
Đầm như mưa sa lạnh như tuyết!
Hết tự khen mình, lại mượn lời của chư tiên, rồi mượn lời của Trời để khen thơ mình ! Qua giọng thơ có vẻ hài hước, dí dỏm mà cao ngạo, có thể thấy được tâm hồn của thi sĩ Tản Đà. ông rất ý thức về tài năng của mình, và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” cá nhân. Ông cũng rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng Thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chôn hạ giới vấn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được kẻ tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thỏa nguyện.
b. Tản Đà cũng đã vẽ lên một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn khác - cuộc đời cơ cực, tủi hổ của người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân phong kiến lúc ấy:
- “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó Trần gian thước đất cũng không có Nhờ Trời năm xưa liọc ít nhiều Vốn liếng còn một bụng văn đó Giấy người, mực người, thuê người in Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu...
Bao nhiêu là chuyện cơ cực: nghèo khó, không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiều chiều,...
Tản Đà là một thi sĩ nổi tiếng một thời, được cả một thế hệ độc giả hâm mộ, vậy mà suốt đời vẫn sống trong cảnh nghèo khổ, cùng quẫn:
Hôm qua chửa có tiền nhà,
Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào.
Đi ra rồi lại đi vào,
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ.
Cuối đời, ông đã từng phải mở cửa hàng xem tướng sô' để kiếm ăn, nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và Quốc văn nhưng không có học trò. Ông chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn một cái giường mọt, một cái ghế ba chân, một chồng sách nát và be rượu.
Bức tranh hiện thực đó giúp người đọc hiểu thêm vì sao Tản Đà thây “đời đáng chán”, “trần thế em nay chán nửa rồi”, vì sao ông phải tìm cõi tri âm tận trời cao “Tri kỉ trông lèn đứng tận trời”, phải tìm đến Hằng Nga, Ngọc Hoàng Thượng đế, chư tiên,... để thỏa niềm khao khát.
3. Những dấu hiệu đổi mới của bài thơ “Hầu Trời”
Thể thơ: Không dùng các thể loại cũ (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát,...) mà dùng thể thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào.
Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ; gần gũi với tiếng nói đời thường.
Giọng thơ: Tự sự rất hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.
Biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề gò ép. Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.
Có thể thấy Tản Đà đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình giữa lúc thơ phú nhà Nho đang đi dần tới dấu chấm hết. c. Tổng kết:
Qua câu chuyện “Hầu Trời”, Tản Đà đã mạnh dạn thể hiện bản ngã “cái tôi” cá nhân - một “cái tôi” phóng túng, ngông nghênh, tự ý thức đầy đủ về tài năng và giá trị đích thực của mình và niềm khao khát được khẳng định mình giữa cuộc dời. Hình thức nghệ thuật có nhiều sáng tạo, tài hoa: Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Cái “ngông” của Tản Đà được thể hiện trong bài thơ “Hầu Trời”? Hãy nêu những điểm gần gũi và khác biệt giữa cái “ngông” của Tản Đà và cái “ngông” của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng”.
GỢI ý
Khái niệm về chữ “ngông”
Trong đời sống, chữ “ngông” dùng để chỉ những người tỏ ra bất cần sự khen chè của người đời, bằng những lời nói, việc làm khác lẽ thường.
Trong nghiên cứu văn học, chữ “ngông" thường được dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường của những nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ. Tất nhiên, ý thức cá nhân ấy cũng chỉ được phát triển mạnh mẽ trong những điều kiện xã hội nhất định, gắn liền với tổng thể những quan niệm khá mới mẻ (trong khuôn khổ thời trung đại) về vũ trụ, nhân sinh và nghệ thuật.
Tản Đà không phải là một trường hợp “ngông” cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,... đều “ngông”. Tuy nhiên, cái “ngông” của Tản Đà vẫn có những điểm đặc thù do sự quy định của thời đại.
Trong bài “Hầu trời", cái “ngông” của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:
Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.
Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư Tiên.
Xem mình là một “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”.
Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả (thực hành “thiên lương”).
Ngoài ra, nguyên việc nhà thơ bịa ra chuyện “hầu Trời”, nói “ngon lành” như thể đó là chuyện thật đã hàm chứa một sự khiêu khích nhất định đốì với cái nhìn tôn ti, đẳng cấp đang thông trị xã hội lúc ấy. Đó là chưa kể việc Tản Đà dám hình dung các đấng siêu nhiên như những đô'i tượng rất đỗi bình dân, thậm chí ngang hàng với mình...
Điểm gần gũi
Cái “ngông” của Tản Đà có nhiều điểm gặp lại cái “ngông” của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng”-. Ý thức rất cao về tài năng của bản thần; dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt; dám phô bày toàn bộ con người “vượt ngoài khuôn khổ” của mình trước thiên hạ, như muốn “giỡn mặt” thiên hạ...
Điểm khác biệt
Cái “ngông” của Tản Đà là cái “ngông" của kẻ tuy không phải sông vô trách nhiệm với xã hội nhưng không còn xem vấn đề “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” (Nguyễn Công Trứ) là chuyện hệ trọng nữa. Hơn nữa, cái tài mà Tản Đà muốn khoe, về cơ bản, là cái tài thuộc về phạm trù văn chương. Rõ ràng, ở đây nhà thơ đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm (mà thông thường các nhà Nho vẫn đặt trên vai mình) để sông phóng túng hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
LÃNG MẠN TẢN ĐÀ
Tản Đà (1889-1939) vào văn chương ở buổi cũ mới giao nhau. Thơ cũ không còn đủ để chứa tình ý của ông. Còn cái mới, thì ông phải tự tìm lấy. Bỗng nhiên, Tản Đà thành người tự do, không bị khuôn khổ nào câu thúc, cả về hình thức lẫn nội dung. Thơ văn ông lắm lối, lắm loại. Khi thì ông phân biệt chúng bằng hình thức hát nói, hát xẩm, ca lí, tứ tuyệt, bát cú, yết hậu, lục bát, tứ lục, trường đoản, từ khúc, trường thiên... Khi thì bàng nội dung: Tản Đà tập kiều, Tản Đà thù tiếp, Tản Đà thơ họa. Lại có thứ gọi là Tản Đà thơ vặt, Tản Đà xuân sắc. Phân biệt lắm thứ như thế chính vì chưa quan tâm đêh sự phân biệt. Tản Đà làm thơ như chỉ vì mình, cho nên thơ ông được nhiều người thích ở sự thành thật, hồn nhiên. Thơ như nói, nói như chơi mà thấm thìa nhân tình.
Biên độ thơ Tản Đà rất rộng, hình thức đủ loại đã đành mà nội dung lại còn phong phú: Dân ca liền với triết học, cổ điển đấy mà cũng lãng mạn đấy, trào phúng liền ngay với trữ tình, cụ thể như phóng sự lại điểm xuyết những nét thật tiêu tao trữ tình... Nhiều khi câu, chữ như dùng sẵn của người xưa nhưng cái chất chứa bên trong lại rất Tản Đà, cứ như ông thổi sinh khí vào tượng đất cho nó thành người biết ứa nước mắt.
Cái mới rõ nhất ở Tản Đà là sự hồn nhiên, tự nhiên. Không có hàng rào câu nệ nào ngăn cách giữa điều ông viết ra với điều ông cảm nghĩ, ông làm thơ như hít thở. Thấy thế thì viết thế. Tản Đà có thể bất đắc chí về danh phận nhưng ông lại đắc ý về tài năng: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”\ đắc ý về cách sông, cách làm thơ: “Tuổi chửa bao nhiêu, văn rất hùng". Ông còn kể chuyện được Trời mời lên đọc thơ, cả triều đình nhà Trời đều xuýt xoa mê thơ Tản Đà. Đọc xong mỗi bài đều vỗ tay và “Chư tiên ao ước, tranh nhau dặn: - Anh gánh lên đây bán chợ Trời". Đúng là buồn ngủ gặp chiếu hoa. Đang lo văn ế, thơ hạ giá ở trần gian.
Bao nhiêu củi nước mới thành văn,
Bán được văn ra chết mấy lần.
Ổng chủ nhà in, in đã đắt,
Lại ông hàng sách mấy mươi phân.
Bây giờ được trọng dụng ở Xứ Trời, thì "đã" quá. Nhưng rồi cũng đến lúc phải về. Tản Đà tỉnh mộng và ngậm ngùi:
Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy,
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi.
Chuyện mộng mà ông viết thật quá bởi ông dám nói thật cái mộng của lòng ông. Người đời, vẳn chương với cuộc sông thường hay cách bức. Tản Đà không thế. Thơ là đời ông, là việc hằng ngày của ông, là nơi trò chuyện của ông. Ông không mĩ lệ hóa đời cũng không thần bí hóa thơ mà cũng chẳng màu mè, vờ vĩnh. Đắc ý thì nói đắc ý. Buồn thì nói buồn. Cái gò bó xưa bị phá mà cái gò bó mới chưa hình thành, ở buổi giao thời, nhiều khi vãn học lại gặp thế thuận cho những cách tân là vậy. Dám bộc lộ hết mình trong văn chương không phải thời nào cũng có. Không dễ đâu, thời ấy, Phạm Quỳnh đã cảnh cáo Tản Đà: "Người ta, phi người cuồng, không ai dám trần truồng mà đi ngoài phô'. Nhà làm sách củng vậy, không ai đem thân thế mình mà làm chuyện cho người đời xem". Phạm Quỳnh đại diện cho thời “cất giấu cá nhân”, cá nhân lẫn vào trong bầy đàn. Người ta tả được loài cừu nhưng không ai nhớ được mặt một con cừu. Cái mặt cừu người ta tả là mặt của cả loài cừu. Tản Đà đã dám “chiềng” cái mặt (của tâm hồn) mình ra giữa cái buổi còn lòa nhòa nhân ảnh ấy nên bị lớp người cũ phản ứng. Có điều mừng là ông đã được xã hội chấp nhận. Xã hội đã phát triển đến giai đoạn chấp nhận được từng cá thể. Bốỉ cảnh xã hội, bôi cảnh dân trí thời ấy đã cho phép Tản Đà bộc lộ được hết mình - điều mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Du chưa có. Các cụ chỉ bộc lộ được từng nét “khi tỉnh rượu, lúc tàn canh”. Các cụ mới có từng yếu tố lãng mạn chứ chưa có chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn lấy cá thể làm nền tảng, quan tâm chăm chút cái “tôi”, cái mà Phạm Quỳnh kêu là “trần truồng” ấy. Tản Đà lãng mạn trên "cái tôi ngông", cái tôi đòi quyền tồn tại của mình chưa được thì phải ngông, phải ngạo. Ngông ngạo là lãng mạn trong cái khung của hiện thực. Lãng mạn cao hơn là ra ngoài cõi thực. Tản Đà cũng đã có chất lãng mạn đó. Và đấy là chỗ bộc lộ nhất tinh hoa thơ Tản Đà: Nhớ mộng, Tống biệt, Nói với ảnh, Nói với bóng...
Tản Đà vốn có một cốt cách lãng mạn. Tế Chiêu quận là lãng mạn, là tài tử tài tình gặp nhau dù khác thời, khác thế. Tịch cốc để tìm sang cõi khác là lãng mạn. Coi minh như anh xẩm mù để không thấy ai là lãng mạn. Không thấy cả mình nữa, “Ngoài trăm tuổi vắng ta trần thế” cũng là lãng mạn. Lên tiên, gặp Trời, gửi tình nhân không biết, không quen đều là chuyện ngoài cõi thực. Hồn mơ mộng, thơ hiu hắt, tình điệu âm u. Cõi u uẩn của lòng người, cao thấp sang hèn gì, đều dám phơi trên mặt giấy, gợi thương, gợi buồn, gợi cảm thông. Bài thơ Tống biệt, từ âm điệu đến hình ảnh đều nói được cái dùng dầng của khách trần lưu luyến động tiên, khát thèm mộng ảo:
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi...
Bài Nhớ mộng mở đầu như một sự giác ngộ: “Giấc mộng mười năm đã tinh rồi”. Nhưng tỉnh lại thấy không bằng mộng:
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng,
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời.
Hai câu thơ này còn là cái lâng mạn trong chủ nghĩa cổ điển. Nó mực thước và là tổng kết chung cái cõi đời bức tranh vân cẩu, thế thôi. Cái chỗ hé ra nỗi niềm Tản Đà lại' ở câu: “Những lúc canh gà ba cốc rượu” và “Mộng cũ, mê đường biết hỏi ai”. Hàn Mặc Tử chênh Tản Đà độ mươi năm sau đã viết: “Nằm gắng củng không thành mộng được”. Tản Đà có lôi vào bài thơ thật tự nhiên:
Ngồi buồn bỗng nhớ chị hàng cau
Chiều mát ngồi xem đứa thả câu
Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi
Viết như không mục đích. Viết, nhớ, xem... để khuây khỏa nhu cầu của lòng mình, để có việc mà làm, để khỏi chống chếnh vì nỗi hết thú chơi ở cõi đời:
Trông khắp trần gian hết thú chơi,
Thèm trông con hạc nó lên trời.
Thèm trông con hạc, còn thèm trông cả đường bay của nó: “nó lên trời”. Tản Đà còn than với chị Hằng: “Trần thế em nay chán nửa rồi”, muôn “chuyển hộ khẩu” lên đó:
Cung quế có ai ngồi đó chửa,
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Tản Đà có những câu chán đời như thế. Nhưng cốt lõi ông lại ham chơi, ham sông, ham bè bạn, chịu thất thiệt để chơi, để bạn bè:
Quê hương thời có, cửa nhà thời không.
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông,
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt li.
Mỗi lần nói đến cái chết, đù lúc đang đùa, câu thơ Tản Đà vẫn cứ lạng đi, xa vắng lắm. Nói với bóng:
Còn ta, bóng nỡ nào đi,
Ta đi, bóng có ở chi cõi trần?
Nói với mùa Xuân:
Ngoài trăm tuổi vắng ta trần thế,
Xuân nhớ ta chưa dễ biết đâu tìm.
Tản Đà có một hồn thi sĩ thứ thiệt. Có cảm hứng là ông viết. Có khi rất thực thà:
Hôm qua chửa có tiền nhà,
Suốt đèm, thơ nghĩ chẳng ra câu nào.
Đi ra, rồi lại đi vào,
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ.
Tiền nhà nay đã đóng rồi,
Ta pha ấm nước ta ngồi ngâm nga.
Bây giờ, thơ mới nghĩ ra,
Hồn thơ quanh quất bút hoa đêm trường.
Thân xác bài thơ này đúng là hiện thực. Thực sự kiện, tình huống, mà cũng có vẻ thực cả tâm lí nữa: Trả xong nợ, nó nhẹ người nên lại dạt dào thi hứng, chứ sao? Nhưng cốt cách tâm hồn của người làm bài thơ này lại lãng mạn. Có lãng mạn nên chỉ một việc cỏn con của đời thực đã làm đảo lộn cả tâm trí. Có thế người đời mới trìu mến nhìn ông nhà thơ như nhìn một thứ ngơ ngơ, dở người. Tản Đà hiện thực khi nào cái thực đánh rất đau vào cái mộng, vào tâm trí nhân ái:
Năm hào một đứa trẻ lên sáu,
Cha còn sống đó, con bồ côi.
Tiền có 5 mà trẻ lên 6, ấn tượng con số gây nên sự rẻ rúng của phận người năm lụt lội đói kém. Chi tiết như tân văn, chính xác, cụ thể. Và cõi lòng thì bao nhiêu xa xót. Tản Đà còn "hiện thực" đến mức dùng thơ làm quảng cáo, rạch ròi giá cả, khuyên mãi, cổ động, đủ cả:
Còn như tiền đặt quẻ,
Nhiều năm, ít có ba.
Nhiều ít tùy ở khách,
Hậu bạc kể chi mà.
Kính báo !
Bài thơ có 18 dòng, nếu kể cả dòng kính báo là 19. Không có câu nào tả tình, tả cảnh cả. Riêng câu cuối có thể là có tình nhưng cũng là cái tình để quảng cáo. Bài thơ này đọc thấy buồn cười, cười mà ứa nước mắt. Cười vì nó thực đến thực dụng, còn ứa nước mắt vì nó cho thấy tình thế ông Tản Đà. Ông như con hải âu có sải cánh dài đủ sức làm ông hoàng ở bầu trời, nhưng khi chưa phải bước chân lên mặt đất thì đôi cánh (lãng mạn) kia càng dài ông càng vướng víu, chuệnh choạng (Chim hải âu - thơ Baudelain). Tâm hồn của Tản Đà không lãng mạn thì không có bài thơ này. Trí tuệ ấy, sự lịch lãm ấy có nhiều cách để kiếm sông no đủ, đâu phải làm nghề mạt: đoán li số hà lạc. Cho nên đọc Tản Đà thây hiện thực thì đấy chỉ là đôi nét đời. Còn lãng mạn thì lại là cả cõi lòng. Thơ Tản Đà đồng hành được với mọi thời là vì thế.
Vũ Quần Phương, báo Nhân dân.