Soạn bài Ngục trung nhật kí

  • Ngục trung nhật kí trang 1
  • Ngục trung nhật kí trang 2
NGỤC TRUNG NHẬT KÍ
(Nhật kí trong tù)
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vãn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã suy tôn Người là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”. Sự nghiệp văn chương Người để lại rất phong phú, đa dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách nghệ thuật.
Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 - 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, sông và hoạt động tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tháng 8 - 1942, lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung Quốc với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và Phân ban quốc tế phản xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi nhiều nhà tù trong tỉnh, chịu vô vàn khổ cực. Gần 14 tháng ở trong tù (từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943), Hồ Chí Minh đã sáng tác 135 bài thơ bằng chữ Hán (kể cả bài “Tân xuất ngục, học đăng sơn”) hợp thành một tập thơ đặt tên là “Ngục trung nhật kí” (.Nhật kí trong tù).
“Nhật kí trong tù” là một tập thơ có hình thức nhật kí (ghi chép sự việc và cảm nghĩ theo trình tự thời gian). Tập thơ chẳng những là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch mà còn là tấm gương phản chiếu “tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng”, là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh - con người, chiến sĩ, nhà thơ.
“Nhật kí trong tù” thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thông nhất thẩm mĩ của những yếu tô' khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,...).
* “Nhật kí trong tù” là một kiệt tác có nhiều nét tiêụ biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ lớn Hồ Chí Minh. Tác phẩm có vị trí quan trọng trong vãn học của Việt Nam hiện đại, được đông đảo các thế hệ người đọc trong và ngoài nước rất trân trọng.