Soạn bài Vũ Như Tô

  • Vũ Như Tô trang 1
  • Vũ Như Tô trang 2
  • Vũ Như Tô trang 3
  • Vũ Như Tô trang 4
  • Vũ Như Tô trang 5
vũ NHƯ TÔ
(Trích)
Nguyễn Huy Tưởng
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
1. Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) sinh tại làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cũng là quê gốc của ông.
Nguyễn Huy Tưởng tham gia hoạt động yêu nước từ những năm 30 ở Hải Phòng trong các phong trào hướng đạo sinh, Hội Truyền bá quốc ngữ. Năm 1943, gia nhập nhóm Vãn hóa Cứu quốc. Tháng 6 - 1945, tham gia biên tập báo Tiên phong của Vãn hóa Cứu quôb.
Tháng 8 - 1945, là đại biểu Văn hóa Cứu quôc đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào.
Tháng 7 - 1946, được bầu là Phó Tổng Thư kí Hội Vãn hóa Cứu quốc Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, Thư kí tòa soạn tạp chí Văn nghệ.
Tham gia Chiến dịch Biên Giới (1950) và công tác giảm tô, cải cách ruộng đất năm 1953 - 1954.
Sau 1954, tiếp tục hoạt động văn nghệ, là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I), Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng.
Tác phẩm đã xuất bản: “Đêm hội Long Trì” (tiểu thuyết, 1942), “Vũ Như Tô” (kịch 1943), “An TưT (tiểu thuyết, 1944), “Bắc Sơn” (kịch, 1946), “Những người ở lại” (kịch, 1948), “Kí sự Cao Lạng” (kí, 1951), “Truyện anh Lục” (tiểu thuyết, 1955), “Bốn năm sau” (tiểu thuyết, 1959), “Lũy hoa” (truyện phim, 1960), “Sống mãi với thủ đô” (tiểu thuyết, 1961). Nhiều truyện viết cho thiếu nhi, tiêu biểu là “An Dương Vương xây thành ốc”, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
Trước Cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn tiến bộ, yêu nước.
Sau Cách mạng, ông là một trong những nhà văn có công đầu trong việc xây dựng nền văn học mới với sự đóng góp về công tác tổ chức, lãnh đạo và những tác phẩm có giá trị. ông là nhà văn có ý thức cao về trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với đất nước và nền nghệ thuật của nước nhà.
Về thể loại, những đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng thiên về tiểu thuyết và kịch, đặc biệt là tiểu thuyết và kịch lịch sử.
Văn phong của ông giản dị, trong sáng, giàu chất lãng mạn.
Nguyễn Huy Tưởng được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về vãn học nghệ thuật năm 1996.
2. Nở kịch “Vũ Như Tô” được Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè 1941, đề tựa tháng 6 - 1942, đăng trên Tạp chí Tri tân năm 1943 - 1944, in trong tập “Kịch Nguyễn Huy Tưởng” (NXB Văn học, Hà Nội, 1963).
Tóm tắt kịch bản
Năm 1516, hôn quân Lê Tương Dực bị giết, Cửu Trùng Đài bị phá, kiến trúc sư Vũ Như Tô cũng bị giết. Từ sự kiện lịch sử có thật đó, Nguyễn Huy Tưởng bằng tài năng hư cấu nghệ thuật đã sáng tác nên vở kịch dài “Vũ Như Tô” gồm 5 hồi:
Hồi 1: Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, về xây dựng Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết vẫn không. chịu xây vì biết Lê Tương Dực là hôn quân. Nhưng Đan Thiềm, một cung nữ bị thất sủng đã thuyết phục Vũ Như Tô hãy nhân cơ hội này, mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực, thực hiện ước mơ xây dựng cho đất nước, cho hậu thế một công trình đồ sộ, vĩnh cửu. Vũ Như Tô nghe theo như một tâm hồn đồng điệu, đã thay đổi thái độ, nhận xây dựng Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực.
Hồi 2: Vũ Như Tô hăng hái xây dựng Cửu Trùng Đài thì diễn ra mâu thuẫn giữa phe của Lê Tương Dực mà hiện thân là Đông các đại học sĩ Nguyễn Vũ và phe đối lập mà đại diện là Quận công Trịnh Sản. Trịnh Duy Sản dâng sớ đòi đuổi Vũ Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ, nhưng sớ bị ỉm đi và công việc xây Cửu Trùng Đài vẫn tiếp tục.
Hồi 3: Thợ đói vì bị ăn chặn, chết nhiều vì tai nạn. Dân oán vua làm cho dân cùng, nước kiệt. Thợ oán Vũ Như Tô vì Vũ Như Tô chém thợ chạy trốn. Vũ Như Tô vẫn tích cực xây dựng Cửu Trùng Đài dựa vào chiếu của nhà vua, mặc dù thâm tâm ghét vua. Thứ phi Kim Phượng nghi ngờ quan hệ Vũ Như Tô - Đan Thiềm. Trịnh Duy Sản can vua, báo sẽ có loạn, yêu cầu đuổi cung nữ, giết Vũ Như Tô. Lê Tương Dực không nghe, còn sai đánh đòn Trịnh Duy Sản.
Hồi 4: Tin lụt lội, mất mùa, giặc cướp truyền đến Thăng Long. Vũ Như Tô bị đá đè bị thương vẫn dóc thợ xây Cửu Trùng Đài. Thợ dự định nổi loạn. Trịnh Duy Sản phát động cuộc nổi loạn.
Hồi 5: Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô trốn đi, Vũ Như Tô không đi. Tin báo: Lê Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết. Nguyễn Vũ tự sát. Cửu Trùng Đài bị chính thợ nổi loạn đập phá. Đan Thiềm và Vũ Như Tô bị phe nổi loạn giết.
Từ một sự kiện lịch sử có thật ở thế kỉ thứ XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, sáng tạo nên một vở kịch hiện đại có yếu tô' bi kịch, đặt ra một vấn đề có tầm quan trọng, đó là sô' phận của nghệ thuật và của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong một chế độ phong kiến thối nát:
Vở kịch đã được xây dựng trên 2 mâu thuẫn lớn
Mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thôi nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch, ...
Mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô và Đan Thiềm tập trung ở Vụ Như Tô (tức là mâu thuẫn giữa lòng căm ghét tên hôn quân với khát vọng xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau).
Hai mâu thuẫn chính của vở kịch gắn bó và tác động lẫn nhau: Vũ Như Tô tích cực xây Cửu Trùng Đài càng làm cho mâu thuẫn thứ nhất càng gay gắt thêm. Đan Thiềm khuyên và khuyến khích Vũ Như Tô làm cho mâu thuẫn thứ hai diễn biến theo chiều hướng nghiêng về quan niệm “nghệ thuật thuần túy” và càng làm tăng mâu thuẫn thứ nhất. Mâu thuẫn giữa phe của Lê Tương Dực và lực lượng chống đối đã được giải quyết triệt để bằng hành động tiêu diệt Lê Tương Dực. Diễn biêh mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra chưa được giải quyết triệt để (Vũ Như Tô không cô' tình hại dân nhưng vẫn bị giết, Vũ Như Tô thì không nhận ra sai lầm của mình). Đây là một vở kịch lịch sử hư cấu, sáng tạo từ một sự kiện lịch sử có thật. Phải thấy phần tác giả tưởng tượng, nhấn mạnh, đặc biệt ở nhân vật chính Vũ Như Tô trong vai trò nạn nhân và tội nhân'. Tội nhân vì xây dựng công trình làm cho nhân dân đang đói khổ càng đói khổ hơn; nạn nhân của bạo quyền vì bị bắt buộc phải làm và nạn nhân của chính bản thân, do ảo tưởng mượn quyền thế và tiền bạc của tập đoàn thông trị để xây dựng công trình nghệ thuật “muôn đời” đó.
Mâu thuẫn thứ nhất đã được giải quyết dứt khoát bằng cuộc nổi loạn kết liễu đời hôn quân và tay chân (bao gồm cả kẻ giúp vua xây Cửu Trùng Đài).
Mâu thuẫn thứ hai chưa giải quyết dứt khoát, được biểu hiện ở những lời nói cuối của Vũ Như Tô và lời đề tựa vở kịch của tác giả.
“Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ... tranh tinh xảo với hóa công...” (Vũ Như Tô)
“Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kể giết Vũ Như Tô phải, ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” (Nguyên Huy Tưởng).
Đoạn trích thuộc hồi thứ năm của vở kịch, kể việc phe nổi loạn lôi cuốn thợ thuyền và dân chúng, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm, phá hủy Cửu Trùng Đài.
B. Đọc - Hiểu văn bản
Phe nổi loạn gồm:
Dân chúng, thợ xây dựng Cửu Trùng Đài - xuất hiện trong đoạn trước. Đoạn này chỉ thể hiện qua lời Đan Thiềm “dân gian đói kém nổi lèn tứ tung”, “khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng”, lời tên nội giám “thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch”.
- Phe đối lập trong triều đình đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu (nhân vật này chỉ được nói đến chứ không xuất hiện).
Mâu thuẫn này đến hồi 5 đã lên đến đỉnh điểm và được giải quyết dứt điểm. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực. Đây là mâu thuẫn chi phôi các mâu thuẫn khác và được các mâu thuẫn ấy làm cho tăng thêm.
Phe Trịnh Duy Sản căm ghét Kim Phượng và các cung nữ vì coi như đó là phương tiện hành lạc của Lê Tương Dực (Trịnh Duy Sản trong hồi 3 đã đề nghị vua đuổi cung nữ). Kim Phượng và cung nữ phải lái sự căm ghét đó sang Đan Thiềm, Vũ Như Tô, để mong bớt tội, mong thoát mũi kiếm trừng phạt của Ngô Hạch. Thái độ lẳng lơ của Kim Phượng và lũ cung nữ, sự thay đổi thái độ của Ngô Hạch,... nói lên bản chất thôi nát chung của giai cấp thông trị, cả phe Lê Tương Dực lẫn phe đối lập.
Một phần lớn thợ xây Cửu Trùng Đài tham gia cuộc khởi loạn vì họ bị đói khổ (vì bị ăn chặn, chết, bị thương, vì tai nạn, vì bệnh dịch,... chính bản thân Vũ Như Tô cũng bị đá đè vào chân), một số thợ bị Vũ Như Tô chém (để duy trì quân sô' và kỉ luật lao động trên công trường xây dựng Cửu Trùng Đài).
Đan Thiềm cũng bị nhiều thợ oán như oán Vũ Như Tô vì họ biết Đan Thiềm “xui” Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trung Đài (trừ phó Cõi đã cứu Đan Thiềm).
Điều đó cho thấy, Vũ Như Tô quá say sưa với công trình nghệ thuật, quên cả thực tế đời sông và lòng dân.
Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm đã báo cho Vũ Như Tô biết nguy cơ bị giết đến nơi, Vũ Như Tô vẫn không chịu đi vì vẫn tin mình là vô tội, còn muốn chứng minh sự vô tội của mình, còn hi vọng thuyết phục được An Hòa Hầu, một trong những người cầm đầu phe nổi loạn. Và đặc biệt là vì Vũ Như Tô muốn sống chết với Cửu Trùng Đài, ông coi Cửu Trùng Đài là lẽ sống, nếu Cửu Trùng Đài bị phá thì ông cũng không thiết sống nữa.
Như vậy, mâu thuẫn trong tư tưởng của Vũ Như Tô vẫn chưa được giải quyết dứt khoát: Vũ Như Tô vẫn không nhận ra được sai lầm của mình, Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muôn hoàn thành công trình nghệ thuật. Ngay chính bản thân tác giả cũng băn khoăn (thể hiện trong lời tựa đã dẫn ở trên).
c. Tổng kết
“Vũ Như Tô” là bi kịch của người nghệ sĩ không giải quyết đúng mối quan hệ giữa lí tưởng, khát vọng nghệ thuật và hiện thực xã hội, giữa người nghệ sĩ và người công dân. Qua đó, khẳng định rằng, nghệ thuật chân chính, có giá trị lâu dăi phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân và lợi ích của dân tộc.
Việc khai thác và phát triển hai mâu thuẫn chính lồng vào nhau (mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân và tập đoàn thống trị, mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội), qua ngôn ngữ và hành động nhân
•s vật, đã làm nên kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
II. ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Nhận xét ngòi bút nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng qua hồi V vở kịch “Vũ Như Tô”.
GỢIÝ
Bằng một ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp rất cao, nhất là trong hồi cuối của “Vũ Như Tò”, nhà văn đã đồng thời khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động xung đột kịch rất thành công, tạo nên một bức tranh đời sông bi kịch rất hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó.
Nhịp điệu được tạo ra thông qua nhịp điệu của lời nói - hành động (nhất là qua khẩu khí, nhịp điệu, sắc thái lời nói - hành động của Đan Thiềm - Vũ Như Tô 'đô'i đáp với nhau và với phe đối nghịch; qua lời nói - hành động của những người khác trong vai trò đưa tin, nhịp điệu “ra”, “vào” của các nhân vật đầu và cuối mỗi lớp - các lớp đều ngắn, có những lớp rất ngắn chỉ dăm ba lượt thoại nhỏ; những tiếng reo, tiếng thét, tiếng động dội từ hậu trường, phản ánh cục diện, tình hình nguy cấp, điên đảo trong các lời chú thích của tác giả).
Với một ngôn ngữ có tính tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ,...) và tính hành động rất cao như vậy, người ta dễ dàng hình dung cả một không gian bạo lực kinh hoàng trong một nhịp điệu chóng mặt: Lê Tương Dực bị Ngô Hạch giết chết, hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại), Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu), Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ ngay tại chỗ, Vũ Như Tô ra pháp trường. Rồi tiếng nhiếc móc, chửi rủa, la ó, than khóc, máu, nước mắt,... tất cả hừng hực như trên một cái chảo dầu sôi khổng lồ.
Mỗi lần Đan Thiềm cũng như Vũ Như Tô xuất hiện (với Cửu Trùng Đài) trên sân khấu đều đánh dấu một biến động lớn của hành động kịch.
Là một vở kịch lịch sử, “Vũ Như Tô” tất nhiên được viết dựa trên các sử liệu: sự kiện, nhân vật lịch sử, bốì cảnh lịch sử. Điều quan trọng là tác giả đã khai thác, vận dụng các sử liệu ấy như thế nào cho phù hợp với các yêu cầu của bi kịch. Và lịch sử có logic, quy luật của nó: tàn khốc, lạnh lùng. Cái lõi lịch sử được nhà văn khai thác ở đây là câu chuyện Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực (như sách Đại Việt sử kí và Việt sử thông giám cương mục ghi lại). Đài xây dang dở, người thợ tài hoa Vũ Như Tô đã phải chịu cái chết oan khốc. Ớ đây, để góp phần làm nên cái khung cảnh và không khí bi tráng của lịch sử, tác giả đặt hành động kịch vào trong “một cưng cấm” (tên hồi V của vở kịch); nhiều nhân vật kịch là những nhân vật lịch sử; nhiều tên đất, tên người gắn với triều Lê,... Đúng như lời chú thích sân khấu của tác giả: Sự việc trong vở kịch xảy ra ở Thăng Long trong khoảng 1516 - 1517, dưới triều Lê Tương Dực.