Soạn bài Lẽ ghét thương

  • Lẽ ghét thương trang 1
  • Lẽ ghét thương trang 2
  • Lẽ ghét thương trang 3
  • Lẽ ghét thương trang 4
  • Lẽ ghét thương trang 5
  • Lẽ ghét thương trang 6
  • Lẽ ghét thương trang 7
  • Lẽ ghét thương trang 8
  • Lẽ ghét thương trang 9
  • Lẽ ghét thương trang 10
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích Lục Vân Tiên)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
1. “Lục Vân Tiên” là truyện thơ Nôm có 2082 câu thơ lục bát, được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng đầu thập kỉ 50 của thế kỉ XIX. Lúc này, Nguyễn Đình Chiểu đã bị mù, về dạy học và bóc thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Truyện thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, ngay từ khi mới ra đời đã được lưu truyền rộng rãi, có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ.
Cốt truyện gồm 4 phần:
+ Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
+ Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thủy.
+ Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
Tác phẩm có tính chất một thiên tự truyện, nhiều yếu tô' trùng hợp giữa
những tình tiết của truyện với cuộc đời của chính tác giả Nguyễn Đình Chiểu như việc bỏ thi về chịu tang mẹ, bị mù, bị bội hôn, sau này lại gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp. Lục Vân Tiên là nhân vật tự truyện của Nguyễn Đình Chiểu.
Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không được như Lục Vân Tiên: Gặp tiên cho thuốc, mắt lại sáng, thi đỗ Trạng nguyên và cầm quân đánh giặc thắng lợi. Những gì chưa làm được trong cuộc đời mình, Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào nhân vật Lục Vân Tiên. Cho nên Lục Vân Tiên cũng là nhân vật lí tưởng của Đồ Chiểu, là nơi nhà thơ gửi gắm ước mơ và khát vọng của mình.
Nội dung truyện đề cao đạo lí làm người, cụ thể là:
+ Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: Tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay cứu khôn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và của nhân dân hướng tới lẽ công bàng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Với tính chất truyện để kể hơn là để đọc, truyện “Lục Vân Tiên” chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm. Tính cách nhân vật thường bộc lộ qua hành động. Do đó, truyện dễ dàng đi vào đời sông tinh thần của nhân dân dưới những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, như “kể thơ”, “nói thơ”, “hát” Lục Vân Tiên. “Lục Vân Tiên” thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian.
2. Đoạn trích “Lẽ ghét thương” nằm ở phần đầu tác phẩm, từ câu 479 đến câu 504.
Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực (người bạn mới gặp ở nhà Võ công, hai người đã kết nghĩa anh em) tới kinh đô ứng thí, vào một quán trọ nghỉ ngơi. Ở đây họ gặp hai sĩ tử khác là Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Bốn người uốhg rượu và trổ tài làm thơ. Thấy Tiên, Trực làm thơ nhanh và hay, Hâm, Kiệm có ý nghi ngờ bạn chép thơ cổ. Ông Quán nghe thơ, buộc miệng bàn chuyện kinh sử với Tiên và Trực. Cuộc bàn luận diễn ra sôi nổi, và sau cùng ông Quán tỏ ra khen ngợi, khâm phục tài học của Vân Tiên, đồng thời cười vào mặt những kẻ “bất tài đồ thờ" (Hâm, Kiệm).
Ông Quán chỉ là một nhân vật phụ trong tác phẩm, nằm trong hệ thông các lực lượng phù trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện nhân nghĩa. Ông chỉ xuất hiện qua ít dòng thơ nhưng đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng khó quên. Ông rất được nhân dân yêu thích bởi đó là biểu tượng cho tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng.
Đoạn trích là lời của ông Quán nói với bôn chàng nho sinh.
Khi được Tử Trực hỏi về chuyện kinh sử, ông Quán nói:
Quán rằng: “Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”.
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
B. Đọc - Hiểu văn bản
Tình cảm thương ghét phân minh của ông Quản
Trước hết, ông Quán bộc lộ sự “ghét”.
Từ “ghét” lặp lại đến tám lần, bộc lộ sâu sắc và mãnh liệt tình cảm “ghét” trong tâm hồn của nhân vật, cũng là của tác giả. “Ghét” đến mức độ tận cùng: “Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm”.
Đoạn thơ sử dụng rất nhiều điển cô' rút ra từ sử sách Trung Quốc, nhưng vẫn dễ hiểu vì tác giả đã diễn giải cụ thể. Có thể thấy rất rõ đô'i tượng mà ông Quán ghét:
+ Đời Kiệt, Trụ thì hoang dâm vô độ, rượu chè, trai gái đến mức tột cùng (vua Trụ lấy rượu chứa thành ao, lấy thịt treo thành rừng rồi cho bọn con trai, con gái thả sức ăn chơi dâm dật, xem đó là thú vui).
+ Đời u, Lệ thì “đa đoan", lắm chuyện rắc rối (U Vương say đắm Bao Tự, để mua vui cho người đẹp mà sai người xé mỗi ngày hàng trăm tấm lụa - vì Bao Tự thích nghe tiếng lụa xé. u Vương còn sai đốt lửa hiệu trên núi Li Sơn để quân các nước chư hầu tưởng có biến, vội vàng kéo quân đến ứng cứu, mục đích làm cho Bao Tự bật cười).
+ Đời “ngũ bá” thời Xuân Thu thì kéo bè, kéo cánh đánh lẫn nhau, gây nên cảnh chiến tranh, loạn lạc liên miên.
+ Từ những triều đại cụ thể, ông Quán nói chung đến tất cả những “đời thúc quý”, những triều đại suy loạn gây nên cảnh lộn xộn, chia lìa..
Cái chung của tất cả các triều đại nói trên là chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sông của dân.
Ông Quán “ghét” tất cả những triều đại đó chỉ vì một chữ “dân". Mỗi cặp lục bát đều nhắc đến dân: “đề dân..”, “khiến dân...", “làm dân...”, “... rối dân”. Mọi lời kết tội của ông Quán đều xoay quanh một ý: ớ các thời đại đó, chỉ có dân là phải gánh chịu mọi tai ách, khôn khổ trăm chiều:
+ Hể dân đến đỗi sa hầm sẩy hang.
+ Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
+ Chuộng bể dối trá làm dân nhọc nhằn.
+ Sớm đầu, tối đánh lằng nhằng rối dân.
Bên cạnh phép điệp từ “dân”, phép điệp cấu trúc (câu lục nói đến triều đại, câu bát nói đến cái khổ của dân) càng nhấn mạnh độ quyết liệt của lời kết tội.
Qua lời của ông Quán, tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử. Đó là cơ sở của tình cảm ghét.
Sau khi nói cái “ghét”, ông Quán nói đến cái “thương".
Từ “thương” cũng được lặp lại bảy lần, nhấn mạnh đối tượng của tình cảm “thương” trong tâm hồn ông Quán.
Ông “thương” những con người cụ thể: Đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đổng Tử, ngươi Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Lièm, Lạc.
+ “Đức Thánh Nhàn - Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông”-. Khổng Tử đi khắp các nước tìm cách hành đạo nhưng không được, sau trở về nước Lỗ mở trường dạy học, học trò có tới hơn 3000 người. Ông được xem là ông tổ của Nho giáo.
+ “Thầy Nhan Tử dở dang - Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh”-. Nhan Uyên, người nước Lỗ, học trò giỏi nhất của Khổng Tử, rất hiếu học, đức độ nhưng chết sớm.
+ “Ông Gia Cát tài lành - Gặp cơn Hớn mạt đã đành phôi pha”-. Khổng Minh Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị, mong khôi phục cơ nghiệp nhà 52
Hán, thông nhất đất nước. Nhưng cho đến lúc ông mất, chí nguyện vẫn chưa thành, đất nước vẫn chia ba.
+ “Thầy Đổng Tử cao xa - Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi”'. Đổng Trọng Thư, bậc đại Nho đời Hán, học rộng, tài cao, từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng, không có điều kiện để thi thô' tài năng.
+ “Nguyên Lượng ngùi ngùi - Lã bề giúp nước lại lui về cày”'. Đào Tiềm, người đời Tấn, tính tình cao thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn. Nhà nghèo, cha mẹ già, ông phải ra nhận một chức quan nhỏ, nhưng vì không chịu khom lưng, uốn gối trước quan trên, ông lại lui về ẩn dật để giữ gìn khí tiết thanh cao.
+ “Ổng Hàn Dũ chẳng may - Sớm dưng lời biểu, tối đày đi xa”: Hàn Dũ đỗ Tiến sĩ, làm quan đời Đường, vì dâng sớ can ngăn vua không nên quá mê tín đạo Phật mà bị giáng chức và đày đi xa.
+ “Thầy Liêm, Lạc đã ra - Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”: Chu Đôn Di ở Liêm Khê và hai .anh em Trình Di, Trình Hạo ở Lạc Dương, đều là những nhà triết học nổi tiếng ở đời Đường, có ra làm quan nhưng không được dùng, lại lui về dạy học và trở thành những ông thầy nổi tiếng.
Tất cả những con người ấy ít nhiều đều có những nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu, bởi thế tình thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ.
- Cơ sở của tình cảm “thương" cũng là cơ sở của tình cảm “ghét”: Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ cuộc đời, từ sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những tài năng bị các triều đại vua chúa vùi dập đến nỗi phải đành phôi pha, không được thi thố để giúp đời, giúp dân.
Mối liên hệ khăng khít giữa “thương" và “ghét”
Bởi thương dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị dập vùi, phải mai một tài năng và chí nguyện bình sinh nên Đồ Chiểu càng căm ghét những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt.
“Vĩ chưng hay ghét cũng là hay thương”, trong trái tim của nhà thơ, tình cảm “thương”, “ghét” cứ đan cài nô'i tiếp nhau, hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân. Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.
Lời lẽ của ông Quán tạo cho ông cái dáng dấp của một nhà Nho đi ở ẩn, nhưng tính cách lại mang đậm chất dân dã miền Nam. Ở đoạn thơ này, ông Quán là người phát ngôn cho những tư tưởng, cảm xúc nung nâu trong tâm can Đồ Chiểu. Lời lẽ của ông Quán có vẻ ngoài mang tính “sách vở” nhà Nho, nhưng cách biểu hiện cảm xúc lại rất bộc trực, thẳng ngay, phân minh, rạch ròi. Đã thương thì ra thương, đã ghét thì ra ghét, yêu thương rất mực, mà căm ghét cũng đến điều, không hề có sự mập mờ, lẫn lộn, cũng không nhạt nhòa, chung chung. Cách biểu hiện cảm xúc đó mang đậm tính cách con người miền Nam đất Việt, như Giáo sư Trần Văn Giàu đã nói: "... trải sóng gió, vượt núi đèo, người Việt cực Nam dường như đã bỏ lại đằng sau mình những cái quá nặng nề, quá ràng buộc của Nho giáo. Tính tình người dân đơn giản, thẳng thắn, có khi “nguyên thủy”.”.
Đặc trưng bút pháp trữ tình - đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu:
Đoạn thơ mang tính chất triết lí đạo đức nhưng không hề khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. Những cảm xúc sâu sắc mà nồng đậm đó xuất phát từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ, thông qua những lời lẽ mộc mạc đến thô sơ, cứ thế đi thẳng vào trái tim người đọc, người nghe để lại những ấn tượng khó phai nhòa. Đó là yếu tố chủ yếu tạo nên sức sông và giá trị nghệ thuật của loại thơ văn này.
c. Tổng kết
Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ lớn của thời đại - đã đề lại nhiều tác phẩm văn chương có giá trị nhân bản, thấm đượm tinh thần dân tộc, tính nhân dân và bản sắc miền Nam. Qua đoạn trích “Lẽ ghét thương”, tác giả đã bộc lộ một cách nồng nhiệt, chân thành tỉnh cảm yêu ghét phân minh, trong sáng và thái độ quan tâm sâu sắc đến quyền lợi nhân dân của mình.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Tình hình thời cuộc và tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích “Lẽ ghét thương”.
GỢIÝ
Điểm tất cả những đối tượng ghét và thương của ông Quán, có thể thấy vấn đề mà tác giả quan tâm là cuộc sông lầm than của đông đảo dân đen dưới ách thống trị của vua chúa bạo ngược và số phận long đong của những Nho sĩ hiền tài không gặp vận, gặp thời. Dẫn liệu lấy từ sử sách của Trung Quốc xa xưa đều được lựa chọn để ngụ ý nói về hiện tình xã hội Việt Nam dưới chế độ nhà Nguyễn. Chế độ áp bức, bóc lột nặng nề của nhà Nguyễn đã đẩy cuộc sông nhân dân vào giới hạn cùng kiệt của sự đói khổ, chết chóc. Trò giết người rồi chôn chung vào một huyệt lớn, đắp thành xây lãng, tổ chức những cuộc chơi bời hao tôn tiền của,... là những chuyện thường thấy trong đời mấy vị vua nhà Nguyễn. Dưới triều của mấy vị vua ấy, biết bao hiền tài đã chẳng được dùng lại còn bị vùi dập. Cao Bá Quát chỉ muốn đem tài mình ra giúp đời, cứu dân thì bị ngược đãi, hủy hoại. Bùi Hữu Nghĩa vì cương trực mà không tránh khỏi ngục tù. Nguyễn Công Trứ “một niềm trung trinh báo quốc” rút cục bị biến thành “con rối làm trò cười cho thiên hạ”. Cho nên đằng sau những chuyện mượn từ sử sách xa xưa chính là thực tế cuộc đời đang diễn ra.
Tất cả những điều ghét - thương trong cuộc sông thường xuyên dội vào tâm tư Đồ Chiểu, con người nặng tình với dân với đời, từng làm ông hằng phải xót xa. Cho nên nói chuyện đạo lí, dẫn từ kinh sử mà giọng lại không cầm được buồn giận đắng cay. Nhiều chữ dùng tuy mộc mạc, nhưng đầy sức mạnh và giàu cảm xúc, tưởng như còn nóng hổi hơi thở của cuộc sông như ghét cay ghét đắng, sa hầm sẩy hang, lằng nhằng rối dân, phui pha, ngùi ngùi,... Lối dùng điệp từ dồn dập, từ “ghét” được lặp lại đến tám lần ở mười câu liền nhau, từ “thương” cũng tám lần như thế ở mười bốn câu, rất có hiệu quả trong việc diễn đạt thái độ ghét thương dứt khoát, mãnh liệt của tác giả.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
“LỤC VÂN TIÊN” VÀ ĐẠO LÀM NGƯỜI TRONG cuộc ĐỜI THƯỜNG
Đạo đức nhân nghĩa trong tác phẩm “Lục Vân Tiên”
Khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu bắt nguồn từ tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo và trong thâm tâm, ông từng khẳng định và ca ngợi đạo Nho: “Theo đường nhân nghĩa chi bằng đạo Nho”.
Viết tác phẩm “Lục Vân Tiên”, tác giả có nêu lên những tấm gương về luân lí, đạo đức kiểu Nhị thập tứ hiếu nhằm mục đích giáo huấh, cải tạo xã hội:
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
Quan niệm này xuất hiện rải rác trong toàn bộ tác phẩm thông qua hành động và tính cách các nhân vật (Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu đồng...) dễ làm ta nghĩ đến những quan niệm phong kiến “Nam nữ thụ thụ bất thân”, về lòng trung thành, về chữ trung, chữ tiết phong kiến.
Nhưng trong khi thực hiện đạo đức nhân nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu đã nhào nặn lại tư tưởng của đạo Nho, đã tiếp thu một cách sáng tạo phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Trong tác phẩm có đặt ra vấn đề trung, hiếu, tiết, nghĩa nhưng không còn theo lí thuyết Nho giáo gò bó, áp đặt, cứng nhắc, cực đoan theo kiểu phong kiến mà được khúc xạ đến mức khó nhận ra.
Các nhân vật không thấy mình bị gò bó bởi một nguyên lí đạo đức nào. Vân Tiên nghe theo lệnh vua đi chống giặc 0 Qua là để cứu dân. Đó là hành động trung quần hay ái quốc cũng được. Tư tưởng trung quân của Nguyễn Đình Chiểu là trung quân có điều kiện, trung với lẽ phải, trung với nước. Nhưng đối với những ông vua xấu, vua ác thì ông phê phán:
Quán rằng: ghét việc tầm phào,
Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời u, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngữ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời Thúc quý phăn băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân...
Hành động tự trầm của Nguyệt Nga cũng là thái độ phản kháng đối với chữ trung:
Nghĩa tìnli nặng cả hai bên,
Lấy mình báo chúa, lấy lòng sự phu.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho sống dưới thời nhà Nguyễn là thời kì Nho giáo được đề cao. Nhưng có được một quan niệm đạo đức như thế rõ ràng là tiến bộ. Như vậy, tuy tác phẩm có đề cao trung, hiểu, tiết, hạnh nhưng không phải hoàn toàn thuộc quan niệm phong kiến mà có nhiều yếu tố nhân dân.
Đứng trên lập trường nhân dân, ông ca ngợi những người hành động vì nhân nghĩa và họ xem đó là một nhu cầu mà không hề nghĩ đến lợi danh, không cần báo đáp.
Đó là những người rất hào hiệp, nghĩa khí “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”, Vân Tiên tả xung hữu đột đánh cướp cứu Nguyệt Nga, Hớn Minh bẻ giò con quan tri huyện để cứu người bị ức hiếp thế cô.
Họ còn là những người tốt, giàu lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người khác không nghĩ đến thân, quên mình vì nghĩa. Ông Ngư hết lòng chăm sóc cho Vân Tiên trong lúc hoạn nạn:
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu nhân nghĩa chi sờn lòng đây.
Tất cả việc làm vì nghĩa của các nhân vật chính diện trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” đều thể hiện được một quan điểm nhất quán của Đồ Chiểu về cuộc sông, cũng như về đạo đức.
Để khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, một mặt, ông ca ngợi cái chính nghĩa, mặt khác ông phê phán cái phi nghĩa. Các nhân vật trong tác phẩm được sắp xếp thành hai tuyến nhân vật rất rõ. Một bên là những con người chính nghĩa và bên kia là những kẻ bất nhân, bất nghĩa như gia đình họ Võ ăn ở hai lòng, như Trịnh Hâm tính tình đô' kị nhỏ nhen; như Bùi Kiệm dâm ô, dốt nát và hàng loạt những tên lang bàm, phù phép, bói toán nhiễu đời, hại dân cùng với những tên sâu dân mọt nước như tên Vua Sở, tên Thái sư trong truyện. Tất cả những nhân vật phản diện này đều tiêu biểu cho cái xấu, cái ác nên cuối cùng đều bị trừng trị thích đáng.
Cách xử lí của tác giả rất gần với quan niệm của nhân dân “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”. Đó cũng chính là đạo lí, là ước mơ của nhân dân.
“Lục Vân Tiên” thể hiện bản chất đạo lí nhân dân
Vấn đề đạo lí còn được thể hiện qua các quan hệ khác trong tác phẩm: cha con, chồng vợ, thầy trò, bạn bè... Nguyễn Đình Chiểu đã đặt ra những tình huôhg xử thế trong các mối quan hệ đời thường, gia đình và xã hội. Nó rất gần gũi và cần thiết với cuộc sống hàng ngày và bao trùm hơn cả là mối quan hệ giữa con người với con người.
Mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga được vun đáp từ vấn đề ân nghĩa. Khi nghe tin Vân Tiên mất, nàng kiên quyết thủ tiết thờ chồng. Nỗi đau buồn của nàng khi được lệnh công Ô qua: “trong dạ như bào / Canh chày chẳng ngủ, những thao thức lioài'’... và lấy cái chết để giữ tình phu phụ. Vân Tiên cảm phục tấm lòng sắt son, chung thủy của người yêu nên đã không ngần ngại “Xin đền ba lạy sẽ bày nguồn cơn”. Vân Tiên đã làm một việc mà đạo đức phong kiến không cho phép. Cũng giống như Nguyệt Nga, nàng đã vượt qua lễ giáo phong kiến tự ý đính ước với Vân Tiên.
Các nhân vật chính diện trong tác phẩm sông rất hồn nhiên, cởi mở. Họ sống có tình, có nghĩa, giản dị, chân chất. Tình thầy trò giữa Tôn Sư và Vân Tiên, tình cảm bạn bè giữa Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh; tình nghĩa chủ tớ giữa Vân Tiên với Tiểu đồng; giữa Nguyệt Nga và Kim Liên được miêu tả giống với cuộc sống và quan niệm của nhân dân. Đoạn Vân Tiên bày tiệc tế Tiểu đồng rất cảm động, nhưng Tiểu đồng còn sông, gặp lại nhau tớ thầy vui mừng không xiết:
Trạng nguyên khi ấy mừng vui,
Tớ thầy sum hiệp tại nơi Đại Đề
Đoạn thôi xe trở ra về...
Vân Tiên cùng các bạn là Hớn Minh, Tử Trực vẫn thân thiết như ngày trước:
Hai người gặp lại hai người,
Đều vào một quán vui cười ngả nghiêng.
Bản chất nhân dân còn thể hiện qua đặc điểm, tính cách của nhân vật. Quan điểm thương ghét của ông Quán rất rõ ràng, dứt khoát, tiêu biểu cho tính cách của người dân Nam Bộ, quan điểm này cũng xuất phát từ tấm lòng thương yêu trìu mến “Bởi chưng hay ghét củng là hay thương”. Hớn Minh là người nghĩa khí, hành động bẻ giò con quan tri huyện ỷ thế giàu sang làm càn là tiêu biểu cho hào khí của người dân lục tỉnh. Cũng như Tử Trực được miêu tả là một người trực tính, không màng danh lợi, sông có tình, có nghĩa, rất mực yêu quý bạn, nghe tin Vân Tiên mất chàng than khóc:
Nghe qua Tử Trực chạnh lòng,
Hai hàng nước mắt ròng ròng như mưa.
Nhưng tiêu biểu nhất là nhân vật Lục Vân Tiên, chàng là mẫu ngưỡi lí tưởng nên hội đủ các điều kiện mà nhân dân mơ ước: Trọng nghĩa khinh tài, phò đời giúp nước, đốì nhân xử thế đều theo quan điểm nhân dân.
“Lục Văn Tiên” từ dáng dấp một tự truyện, một giấc mơ đến ’í tưởng xã hội
Từ dáng dấp một tự truyện, một giấc mơ
“Lục Vân Tiên” là một câu chuyện mang tính chất tự truyện. Tính chất tự truyện thể hiện qua những chi tiết có tính chất bề nổi và bề sâu của tác phẩm. Chính nội dung tự thuật này đã bao quát toàn bộ cốt truyện và thể hiện suốt chiều dài tác phẩm.
“Lục Vân Tiên” thể hiện giấc mơ của Đồ Chiểu. Người thanh niên bị phụ tình đã ước mơ một mỗi tình chung thủy. Chàng ước mơ những cử chỉ anh hùng, mơ ước trả nợ nước non và tâm sự ấy chàng đã gửi vào Tử Trực, vào Hớn Minh, nhất là vào Vân Tiên. Vân Tiên cũng bị mù nhưng sẽ có thuốc tiên chữa cho sáng mắt ra. Vân Tiên sẽ thực hiện cái chí bình sanh của Nguyễn Đình Chiểu.
Ngoài giấic mơ riêng tư còn là giấc mơ chung về cuộc đời rộng lớn mà tự nó đã thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Đến một lí tưởng xã hội
“Lục Vân Tiên” là cả một xã hội, tất nhiên là xã hội phong kiến với đầy đủ các hạng người: Vua, quan, thứ dân, đứa ở, kẻ sĩ... Một xã hội với đầy đủ những người tốt, kẻ xấu. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng ra cả một cuộc đời để gửi gấm lí tưởng xã hội của mình.
Nhà thơ đã xây dựng những mẫu người lí tưởng, qua những nhân vật lí tưởng, ông muốn xây dựng một xã hội lí tưởng, ở đó, cái tốt đẹp được coi trọng và ngưỡng mộ, người tài đức được trọng dụng, các oan khuất được giải minh. Tóm lại, đó là xứ sở của điều thiện, lẽ sông công bằng và lòng nhân ái.
Bên cạnh đó, nhà thơ phê phán những bất nhân, bất nghĩa. Qua diễn tiến và kết cục của số phận nhân vật phản diện trong tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu muôn nói lên rằng, muôn xây dựng một xã hội lí tưởng phải tiêu diệt những hạng người xấu xa, độc ác.
Cách xử lí này tuy có phần ảo tưởng và thỏa hiệp nhưng có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó thể hiện sự cao thượng và càng làm cho tính cách của nhân vật chính diện càng lí tưởng hơn, thể hiện được tư tưởng lạc quan của nhân dân: Cái ác, cái xấu dẫu được người tha, thì vẫn là “Trời không dung, đất không tha”.
Tác phẩm có xây dựng các yếu tố thần kì: Giao long, Phật bà, du thần, hai đạo bùa.. Các yếu tô' thần kì này đã tiếp tay, tiếp sức cho chính nghĩa, thể hiện khát khao công lí và nhân ái của nhân dân.
Vài đặc điểm về nghệ thuật
Kết cấu
Kết cấu không khác mấy so với truyện thơ Nôm giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, là vẫn xây dựng hai tuyến nhân vật đốì lập nhau nhưng trong “Lục Vân Tiên” sự đối lập được thể hiện trong từng cặp nhân vật một: Hớn Minh >< Bùi Kiệm; Kiều Nguyệt
Nga >< Võ Thể Loan... Xây dựng kiểu kết cấu này giúp tác giả trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình.
Sự chuyển ý
“Lục Vân Tiên” là một tác phẩm được sáng tác để kể hơn là để xem nên cách chuyển ý rất đơn giản và thoải mái. Từng chương, mục trong tác phẩm không đòi hỏi sự liền mạch và nhất quán vì ở mỗi chương, mục là một nội dung, một câu chuyện riêng. Ta có thể đọc từng hồi, từng thứ, từng đoạn nhưng vẫn hiểu mục đích và nội dung của tác phẩm. Chẳng hạn như đoạn thương ghét của ông Quán, sự triết lí của ông Quán, ông Ngư, ông Tiều về sự đời, hay những đoạn chế giễu sự khoác lác, bịp bợm của bọn lang băm, thầy bỏi, thầy pháp... đều gây ấn tượng mạnh mẽ:
Pháp ràng: Án đã cao tay,
Lại thêm phù chú xưa nay ai bì.
Qua sông cá thấy xếp vi,
Vào rừng cọp thấy phải quỳ lại thưa.
Cuối cùng cũng lộ rõ mục đích thực dụng của chúng:
Có ba lạng bạc trao sang,
Thì Thầy sắm sửa lập đàn chạy cho.
Ngôn ngữ
Tác phẩm này được sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa nên nhiều chỗ còn thô vụng. Tuy nhiên ngôn ngữ trong “Lục Vân Tiên" phục vụ đắc lực cho việc kể. Phần nhiều là những lời thơ nôm na, mộc mạc, chất phác, dễ nhớ, dễ truyền miệng trong dân gian.
Sử dụng thành ngữ, ca dao
Thành ngữ, ca dao đã tham gia hình thành “Lục Vân Tiên” khá độc đáo. Thí dụ như đoạn đôi đáp của ông quán với Trịnh Hâm..
Điển cố
Điển cố’ được lấy từ tích các truyện Tàu, là những điển tích quen thuộc với nhân dân. Ví dụ như đoạn Tử Trực mắng cha con Võ Thể Loan; đoạn thương ghét của ông Quán...
Xây dựng tính cách nhân vật
Trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” có đoạn nhà thơ đặt chân vào hoàn cảnh có kịch tính, có nhiều chỗ nhân vật cần bộc lộ tâm trạng nhưng nhà thơ chưa thể hiện hết tâm trạng đó. Vì vậy, tâm lí nhân vật còn nhiều khô khan, gò bó, gượng gạo. Đoạn Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga, đoạn sum họp...
* “Lục Vân Tiên” là tác phẩm cuối cùng kết thúc một giai đoạn văn học. Tác phẩm đã kế thừa nhiều mặt truyền thống của văn học nhân gian, của truyện thơ Nôm bình dân, đã thể hiện tính trữ tình đạo đức và tính nhân dân sâu sắc.