Soạn bài Phép hoán dụ và phép tượng trưng

  • Phép hoán dụ và phép tượng trưng trang 1
  • Phép hoán dụ và phép tượng trưng trang 2
  • Phép hoán dụ và phép tượng trưng trang 3
  • Phép hoán dụ và phép tượng trưng trang 4
PHÉP HOÁN DỤ VÀ PHÉP TƯỢNG TRƯNG
(Bài thực hành)
Hoán dụ tu từ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mô'i quan hệ gần nhau (kế cận) giữa hai đôi tượng, mốì quan hệ này có thể là giữa bộ phận đối với toàn thể, cái riêng trong cái chung, cái được chứa đựng trong vật chứa đựng,...
Ví dụ:
Đầu xanh có tội tình gì? / Má hồng đến quá nửa thỉ chưa thôi (Nguyễn Du, Truyện Kiều).
Áo chàm đưa buổi phân li / cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tô' Hữu, Việt Bắc).
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông / Một người chín nhớ mười mong một người (Nguyễn Bính, Tương tư).
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông / Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào (Nguyễn Bính, Tương tư).
Sử dụng phép hoán dụ, nhà thơ muôn tìm một cách gọi tên mới so với những cách gọi tên cũ đã sáo nhàm, ớ ví dụ trên, Nguyễn Du không gọi trực tiếp là “nàng Kiều” mà dùng “đầu xanh”, không trực tiếp dùng từ ngữ “gái lầu xanh” mà dùng “má hồng”-, Tô' Hữu không gọi là “người dân miền núi” mà dùng “áo chàm".
Đây là nghệ thuật phát động trường liên tưởng rộng lớn ở người đọc bằng một tín hiệu nhỏ bé. Tên gọi chỉ vật cụ thể nhưng có sức khái quát cao: “đầu xanh" không chỉ riêng nàng Kiều mà để gọi tuổi trẻ, “má hồng" không chỉ người phụ nữ mà gợi lên hình ảnh những thiếu nữ phải sông cuộc sông nơi lầu xanh. Trong bài “Việt Bắc” của Tô' Hữu, “áo chàm” không chỉ là “cái áo” mà là người dân miền núi ở Việt Bắc nói chung. Màu áo chàm quen thuộc, thân thương đã gắn bó trong nhiều kỉ niệm chung sông của tác giả.
Giá trị của hoán dụ không chỉ ở sự xuất hiện bề mặt mà còn ở phần hàm ẩn. “Đầu xanh” gắn với “tội tình", còn “má hồng" gắn với “nửa thì” trong cảm nghĩ quen thuộc: “Tuổi thơ làm gì nên tội” và “quá nửa thì cũng là hết đời người”, gợi nỗi xót xa của người trong cuộc. Ví như thay thê' hoán dụ trên bằng: Nàng Kiều có tội tình gì / Mà sao đày đoạn nửa thì chưa thôi thì ta mới thấy hết tài nghệ của nhà thơ.
“Áo chàm” cũng là một sự lựa chọn tô'i ưu trong cấu trúc của bài thơ trữ tình - chính trị của Tô" Hữu. Tín hiệu thẩm mĩ này đã trữ tình hóa một cá thể, đồng thời khái quát hóa một tập thể lớn để tiện cho cách diễn đạt mang màu sắc anh hùng ca của Tố Hữu. Vì vậy, dù chỉ xuất hiện một lần trong bài “Việt Bắc”, hình ảnh hoán dụ “áo chàm” cũng đã đi vào lòng người và trở nên quen thuộc với mọi người.
Phép tượng trưng là một phương thức chuyển nghĩa tu từ sử dụng các phương thức quen thuộc (như ẩn dụ và hoán dụ) đã trở thành một quy ước khiến cho người đọc tạo ra mối liên tưởng nhất định, không thể khác được.
Ví dụ-.
Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao (Ca dao).
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng / Eo sèo mặt nước buổi đò dông (Tú Xương, Thương vợ).
Giá trị của tượng trưng có khác với ẩn dụ và hoán dụ.
Nếu ẩn dụ và hoán dụ nhằm thỏa mãn một sự tìm tòi mới các tên gọi thì tượng trưng lại dùng một tên gọi quen thuộc với người đọc. Phép tượng trưng dẫn người đọc đến chỗ phát hiện cách dùng mới đô"i với tên gọi cũ.
Cũng là “con cò” nhưng ở hai ví dụ trên, mỗi con cò có một dáng vẻ, một phẩm chất riêng trong một hình mẫu chung: con cò ăn đêm, con cò lặn lội nơi quãng vắng.
Phát hiện cái mới trong hình ảnh cũ, đó là giá trị của tượng trưng, khiến hình ảnh luôn luôn mới, không bao giờ cũ. Vì vậy, việc dùng được phép tượng trưng không phải là điều dễ dàng đốì với các nhà thơ.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Hoán dụ tu từ là gì?
A. Là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ gần nhau (kế cận) giữa hai đô'i tượng.
'B. Là phương thức chuyển nghĩa dựa trên môi quan hệ giông nhau (tương đồng) giữa hai đô"i tượng.
Là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ trái ngược nhau (tương phản) giữa hai đôi tượng.
D. Là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau (tương hỗ) giữa hai đối tượng.
Phép hoán dụ tu từ không thực hiện theo môi quan hệ nào?
Giữa bộ phận và toàn thể.
Giữa cái được chứa đựng và vật chứa đựng, c. Giữa vật sở hữu và chủ sở hữu.
D. Giữa cá nhân này và cá nhân khác.
Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi 3-5:
Đầu xanh có tội tinh gì?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
“Đầuxanh” ở đây có ý nghĩa gì?
A. Mái tóc mướt xanh.	B. Đứa trẻ.
c. Người trẻ tuổi.	D. Thúy Kiều - người con gái trẻ.
“Má hồng” ở đây có ý nghĩa gì?
A. Gương mặt hồng hào.	B. Người con gái đẹp.
c. Thúy Kiều - người con gái đẹp. D. Thúy Kiều - kiếp kỉ nữ.
“Đầu xanh” và “má hồng” là những hoán dụ tu từ dựa trên môi quan hệ nào dưới đây?
Giữa cái riêng và cái chung.
Giữa bộ phận và toàn thể.
c. Giữa cái được chứa đựng và vật chứa đựng.
D. Giữa vật sở hữu và chủ sở hữu.
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi 6, 7:
Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
(Tố Hữu - Víệí Bắc)
“Áo chàm” có ý nghĩa gì?
Chiếc áo màu chàm là kỉ vật tặng nhau trong phút chia tay.
Núi rừng Việt Bắc. c. Người dân Việt Bắc.
D. Người cán bộ về xuôi.
“Áo chàm” là hoán dụ tu từ dựa trên môi quan hệ nào?
Giữa cái riêng và cái chung.
Giữa bộ phận ỵà toàn thể.
c. Giữa cái được chứa đựng và vật chứa đựng.
D. Giữa vật SỞ hữu và chủ sở hữu.
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi 8, 9:
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
(Nguyễn Bính)
“Thôn Đoài” và “thôn Đông” có ý nghĩa gì?
Đó là “hai thôn chung lại một làng”.
Người thôn Đoài và người thôn Đông, c. Chàng trai và cô gái.
D. Trầu và cau.
“Thôn Đoài” và “thôn Đông” là những hoán dụ tu từ dựa trên môi quan hệ nào?
Giữa cái riêng và cái chung
Giữa bộ phận và toàn thể
c. Giữa cái được chứa đựng và vật chứa đựng D. Giữa vật sở hữu và chủ sở hữu
Tượng trưng khác với ẩn dụ và hoán dụ ở chỗ nào?
Phép tượng trưng nhằm thỏa mãn một sự tìm tòi mới các tên gọi.
Phép tượng trưng nhằm phát hiện cácli dùng mới đối với tên gọi củ. c. Cả hai ý trên.
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi 11, 12:
Ảo nâu liền với áo xanlỉ,
Nông thôn liền với thị thành đứng lên.
“Áo-nâu” và “áo xanh” là những hình ảnh tượng trưng sử dụng phương thức tu từ nào?
A. Ẩn dụ.	B. Hoán dụ.	c. Cả hai ý trên.
“Ảo xanh” tượng trưng cho:
A. Nông dân. B. Công nhân. c. Binh lính. D. Trí thức.
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi 13, 14:
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung.
(Nguyễn Đình Chiểu)
“Nắng sương” là hình ảnh tượng trưng dựa trên phướng thức tu từ nào?
A. Ân dụ	B. Hoán dụ	c. Cả hai ý trên
“Nắng sương” tượng trưng cho:
Những hiện tượng thiên nhiên.
Thời tiết khắc nghiệt.
c. Sự dãi dầu khó nhọc trong lao động.
D. Sự tủi cực của đời nô lệ.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:
1A
2D
3D
4D
5B
6C
7D
8C
9C
10B
11B
12B
13A
14D