Soạn bài Xuất dương lưu biệt

  • Xuất dương lưu biệt trang 1
  • Xuất dương lưu biệt trang 2
  • Xuất dương lưu biệt trang 3
  • Xuất dương lưu biệt trang 4
  • Xuất dương lưu biệt trang 5
  • Xuất dương lưu biệt trang 6
  • Xuất dương lưu biệt trang 7
  • Xuất dương lưu biệt trang 8
XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT
(Lưu hiệt trước khỉ ra nước ngoài)
Phan Bội Châu
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
Phan Bội Châu (1867 - 1940), tên thuở nhỏ là Phán Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay thuộc xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tĩnh Nghệ An.
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào cần Vương chống Pháp thất bại, Phan Bội Châu là một trong những nhà Nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới.
Sau khi đỗ Giải nguyên (1900), ông bắt đầu vào Nam ra Bắc, tìm người đồng chí, rồi lập ra tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta là Hội Duy tân (1904). Theo chủ trương của Hội, ông lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản (1905). Từ đó, suốt hai mươi năm, ông bôn ba, khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, khi Thái Lan để mưu sự phục quốc, nhưng việc không thành, năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt và bị giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất.
Không những là nhà cách mạng kiệt xuất trong lịch sư’ dân tộc suốt mấy chục năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu còn là một nhà vãn lớn, đã để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ vào bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
Những tác phẩm chính của ông: ‘Việt Nam vong quốc sứ’, “Hải ngoại huyết thư’, “Ngục trung thư’, “Trùng Quang tâm sữ’, “Phan Bội Châu niên biểu”, “Sào Nam thi tập”,...
Với tư duy mới mẻ, với bầu nhiệt huyết sục sôi và tài năng sáng tạo rất đa dạng, phong phú, văn thơ Phan Bội Châu từng một thời làm rung động biết bao con tim yêu nước. Trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu được xem là cây bút xuất sắc nhất trên vãn đàn, thi đàn cách mạng.
Bài thơ “Xuất dương lưu hiệt”
Năm 1905, sau khi thành lập, Hội Duy tân chủ trương phong trào Đông du, đưa những thanh niên ưư tú sang Nhật Bản học tập, nhằm chuẩn bị lực lượng cho cách mạng sau này, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài. Phan Bội Châu sang Nhật để lãnh đạo phong trào ấy. Vào những năm đầu thế kỉ XX, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản cũng có nghĩa là hướng về một chân trời mới đầy khát vọng và ước mơ.
Trước lúc lên đường, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. (Về sau, trong thời gian ở Trung Quốc, Phan Bội Châu có cho đăng lại bài thơ này trên tờ Binh sự tạp clií, xuất bản tại Hàng Châu, số 34, tháng 2-1917, với nhan đề “Đông du kí chư đồng chí” (Gửi các đồng chí khi Đông du), có một vài câu khác so với văn bản này).
B. Đọc - Hiểu văn bản
Bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Hai câu đề bày tỏ quan niệm chí làm trai của tác giả:
Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
(Làm trai phải lạ ờ trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.)
Câu phá đề khẳng định một lẽ sông đẹp: Người con trai phải lạ ở trên đời, nghĩa là phải biết sông cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc lớn, kinh thiên động địa.
Câu thừa đề tiếp tục triển khai cụ thể: Điều lạ ấy chính là việc xoay chuyển càn khôn, xoay chuyển thời thế, không thể buông xuôi theo sô' phận, mặc cho con tạo xoay vần được. Với Phan Bội Châu, đó là sự tiếp nốì khát vọng sông mãnh liệt của chàng trai đầy nhiệt huyết - nhân vật trữ tình trong bài hát nói “Chơi xuân" trước đó:
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
Cảm hứng và ý tưởng đó có phần gần gũi với lí tưởng nhân sinh của các nhà Nho thuở trước:
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Phạm Ngũ Lão)
Chí làm trai nam, bắc, tây, đông,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.
(Nguyễn Công Trứ)
Tuy nhiên, cách nói của Phan Bội Châu có phần táo bạo và quyết liệt hơn: Con người dám đối mặt với cả đất trời (càn khôn), cả vũ trụ để tự khẳng định mình.
Hai câu thực triển khai cụ thể ý tưởng về chí làm trai đã mở ra ở hai câu đề:
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
(Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai?)
“Chí nam nhi” ở đây gắn với ý thức về “cái tôi”, một “cái tôi” công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời. Cuộc thế “trăm năm” này cần phải có “ta”, không phải là để hưởng lạc thú mà là để công hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu danh thiên cổ. Đó là một khát vọng chính đáng và cao cả.
Bước vào mấy năm đầu thế kỉ XX, sau những thất bại liên tiếp của các phong trào vũ trang chông Pháp, một nỗi thất vọng, bi quan đang đè nặng tâm hồn những người Việt Nam yêu nước. Tâm lí buông xuôi, an phận, cam chịu cảnh cá chậu chim lồng đang có nguy cơ phát triển. Phan Bội Châu gọi đó là “cái vạ chết lòng". Đưa ra một quan niệm về chí làm trai như vậy, Phan Bội Châu quả là đã gióng một tiếng chụông thức tỉnh rất có hiệu quả.
Hai câu luận tiếp tục triển khai đề, gắn cái chí làm trai với hoàn cảnh thực tế của nước nhà:
Giang sen tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
(Non sông đã chết, sống thèm nhục,
Hiền thánh còn đâu học củng hoài.)
Câu trên nói lên nỗi nhục mất nước, nỗi xót đau đốt cháy tâm can tác giả (Non sông đã chết), đồng thời cũng khẳng định ý chí gang thép của những con người không cam chịu sống cuộc đời nô lệ, đắng cay (sống thêm nhục).
Đến Cầu dưới thì ý tưởng của Phan Bội Châu đã vượt hẳn lên, mang những sắc thái mới của tư tưởng thời đại. ông dám đốì mặt với cả nền học vấn cũ để khẳng định một chân lí: Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì được trong buổi nước mất nhà tan này, nếu cứ khư khư ôm giữ thì chỉ là ngu mà thôi (câu thơ dịch chưa diễn tả được cường độ cảm xúc trong chữ “si”). Tất nhiên, Phan Bội Châu chưa đêh mức phủ nhận cả nền học vấn Nho giáo, nhưng nhận thức được một chân lí mới mẻ như thế quả là đã hết sức táo bạo đối với một người đã từng gắn bó với cửa Khổng sân Trình như ông.
Có được dũng khí và nhận thức sáng suốt đó trước hết phải kể đến tấm lòng yêu nước nồng cháy mà ông đã thể hiện ở câu trên, phải kể đến khát vọng tìm con đường đi mới có thể đưa nước nhà thoát khỏi cảnh nô lệ khổ đau. Bên cạnh đó, không thể không nói đến ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới đang manh nha xuất hiện ở đất nước ta, ngay từ mấy năm cuối thế kỉ XIX mà Phan Bội Châu đã đón nhận qua những cuốn tân thư lưu truyền bí mật. Nhân vật trữ tình ở đây đã thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới.
Hai câu kết khép bài thơ lại với tư thế và khát vọng trong buổi lên đường của nhân vật trữ tình:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
(Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khen.)
Các hình ảnh ở hai câu thơ này đều hết sức lớn lao, kì vĩ: “biển Đông”, “cánh gió”, “muôn trùng sóng bạc”. Tất cả đều như hòa nhập với con người trong tư thế “bay lên” (câu thơ dịch “tiễn ra khen" lại quá êm ả, bình lặng). Hình ảnh kết thúc này thật lãng mạn, hào hùng, con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng lên trên thực tại khắc nghiệt, tối tăm, vươn ngang tầm vũ trụ bao la. Trong thực tế, đây là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước mới chỉ le lói những tia sáng khát vọng, ước mơ. Vậy mà con người ra đi tìm đường cứu nước vẫn hăm hở, tự tin và đầy quyết tâm như thế. Hình tượng đó thật đẹp và giàu chất sử thi.
c. Tổng kết:
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của lớp nhà Nho tiên tiến những năm đầu thế kỉ XX với những ý tường mới mẻ, táo bạo, với bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề 1: “Chí làm trai” đã được nhân vật trữ tình khẳng định dựa trên những cơ sở nào? Thử nêu nét tương đồng và khác biệt trong quan niệm về “chí làm trai” giữa bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu với một số tác phẩm thơ thời trung đại.
GỢIÝ
“Chí làm trai” đã được nhân vật trữ tình khẳng định trên cơ sở
Nhận thấy nó phù hợp với khát vọng khẳng định “cái tôi cá nhân" giữa cuộc đời.
Nhận thấy nó phù hợp với yêu cầu của đất nước, của thời cuộc về một thế hệ thanh niên biết “xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”, khôi phục lại chủ quyền dân tộc đã mất.
Nhận thấy nó là điều kiện để kéo những người còn bị cầm tù bởi nền học vấn cũ ra khỏi cơn mê để tìm hướng đi mới cho lịch sử.
Nét tương đổng trong quan niệm về “chí làm trai” giữa bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu với một sô tác phẩm thơ thời trung đại
Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu về cơ bản nằm trong vòng ý thức hệ Nho giáo. Nó gần gũi với những điều đã được phát biểu trong các bài thơ của các tác giả thời trung đại:
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Phạm Ngũ Lão)
Giúp chúa nliững mong xoay trục đắt,
Rửa dằm không lối kéo sông Ngân.
(Đặng Dung)
Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán,
Phá vòng vây làm bạn với Kim ô.
(Nguyễn Hữu cầu)
Chí làm trai nam, bắc, tây, dông,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.
(Nguyễn Công Trứ)
Quan niệm của Phan Bội Châu còn chưa dứt hết duyên nợ với tư tưởng nam tôn nữ ti: Thấy ở kẻ làm trai những phẩm chất líu việt, không thể nghi ngờ. Nó cũng gắn liền với mấy chữ “công danh”, “công nghiệp” mà các bậc chính nhân quân tử xưa vẫn ao ước tạo dựng.
Net khác biệt trong quan niệm về “chí làm trai” giữa bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu với một sô’ tác phẩm thơ thời trung đại
Tuy có những nét tương đồng, quan niệm của Phan Bội Châu vẫn có những nét mới rất riêng biệt, và điều đó có được chủ yếu nhờ sự nhạy cảm của chính nhà thơ trước sự đòi hỏi mới của đất nước, của thời đại. Đối với Phan Bội Châu, chuyện lưu danh thiên cổ của một cá nhân chưa phải là mục đích tối hậu. Đích nhắm đến của ông là khôi phục chủ quyền của đất nước. Kẻ làm trai, trước hết phải thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, thấy việc không thể không làm, không cần phải băn khoăn nhiều về khả năng sự nghiệp bị bỏ dở dang, bởi “sau này muôn thuở há không ai?”. Thêm nữa, điều quan trọng là phải biết dứt khoát từ bỏ cái học từ chương, sách vở đã trở thành một lực cản trên đường đi của kẻ mang hoài bão cứu dân, cứu nước. Rõ ràng, xét ở một mức độ nào đó, quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu đã có phần vượt lên quan niệm cũ từng được khẳng định trong suốt thời trung đại.
Đề 2i Bình giảng ngắn gọn bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu.
BÀI VIẾT GỢI ý
Bài thơ “Xuất dưcmg lưu biệt” được sáng tác năm 1905, khi Phan Bội Châu từ biệt các bạn đồng chí lên đường tìm đường cứu nước. Tác phẩm là tiếng nói hăm hở của một trang nam nhi quyết tâm hoàn thành sự nghiệp phục quốc.
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai.
Làm trai “tam thập nhi lập”, hẳn một người đã từng đậu Giải nguyên năm Canh Tí (1900) như Phan Bội Châu không phải vướng bận, băn khoăn về ý nghĩa làm trai như Giải nguyên Nguyễn Công Trứ thuở xưa, mặc dù cách nói cũng cùng một kiểu: “Tliông minh nhất nam tử - Yếu ui thiên hạ kì" (Chí nam nhi). Ong Giải San lúc ấy thừa điều kiện để đi theo con đường tiền nhân, nhưng cuối cùng, Phan Bội Châu lại theo một ngả rẽ khác hẳn. Chữ “kì” của Nguyễn Công Trứ bó hẹp trong “bút trận” - thi cử đỗ đạt làm quan, phụng sự vô điều kiện cho triều đình phong kiến, còn Phan Bội Châu khẳng định một cách đầy tự hào về ý thức cá nhân mạnh mẽ của mình.
Điều cốt tủy trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ gửi cả vào phần hậu giải của bài thơ, là bức thông điệp mà Phan Bội Châu gửi gắm lại bạn bè trước giờ lưu biệt:
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Đúng ra, với đề tài “lưu biệt”, trong thơ xưa vòn dĩ hay nói về cảm xúc bịn rịn, lưu luyến hay nỗi hận sầu của người trai “chí chưa thành, danh chưa đạt”. Vậy mà Phan Bội Châu đã dành hai câu luận để nói về thời thế một cách sâu sắc, ông đặt sự sống - chết, vinh - nhục của một đời trai trong mốỉ liên hệ với vận nước, bằng tất cả nỗi đớn đau của người dân mất nước. Phan Bội Châu không hề có một chút e dè khi ông phê phán gay gắt cả một nền học cũ đã lỗi thời bằng thái độ đoạn tuyệt dứt khoát. Nước mất - dân ngu, đó chính là lời kết tội của ông với cả chế độ phong kiêh và giáo lí Khổng - Mạnh đã mục ruỗng. Chính sự bảo thủ ấy đã tiếp tay cho kẻ thù đặt ách thống trị lên đất nước. Phan Bội Châu đã xác định con đường khác với một Nguyễn Công Trứ bi quan yếm thế khi nếm trải “Vào trường danh lợi vinh liền nhục” để rồi ao ước “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”-, khác với một Tú Xương từng nguyền rủa chế độ thi cử và “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo - Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi” mà vẫn lận đận lều chõng, mong được chen chân vào rồi cay cú “Tám khoa không khỏi phạm trường quy". Hai câu kết hào hùng hiện rõ tư thế bậc đại trượng phu dám phá bung cả khuôn khổ, lề thói cũ, đem đến một quan niệm làm trai mới mẻ:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Con người nhà thơ hiện ra giữa không gian vũ trụ mới hào hùng, phóng khoáng làm sao ! Cái hào sảng của “trường phong” (trận gió dài, cơn gió mạnh), cái mênh mông của “Đông hải” - gắn với chí lớn con người muốn tát cạn biển Đông đã dồn nén vào một chữ “khứ” - gắn với hành trình ra đi ngùn ngụt hùng tâm tráng chí. Vang vọng trong câu thơ hào khí của bậc nữ lưu Triệu Trinh Nương thuở nào: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ở biển Đông, chứ không cúi đầu làm thê thiếp kẻ kliác”. Phan Sào Nam đã bộc lộ ý chí cứu nước qua hình tượng thật đẹp kết lại bài thơ: Ngàn con sóng bạc nhất tề cùng bay lên, cả đất trời như đã hòa theo quyết tâm cứu nước của người anh hùng. Con đường của Phan Bội Châu là con đường hành động, thái độ của Phan Bội Châu là thái độ không cam chịu chờ thời. Không một chút do dự, băn khoăn, bài thơ là dự báo về những việc kinh thiên động địa trong tương lai của người anh hùng khiến cho thực dân Pháp và bọn bán nước phải run sợ kinh hoàng.
Bài thơ thổi một luồng sinh khí vào văn chương thời đại, mở ra những trang đầy hào khí của văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX, tiếp nối tinh thần bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập của thế kỉ trước, có giá trị động viên bao thế hệ yêu nước nối tiếp người chiến sĩ Phan Bội Châu.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ này là những năm đầu thế kỉ XX, đất nước ta đã mất chủ quyền, hoàn toàn lọt vào tay thực dân Pháp. Tiếng trông, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Bội Châu lúc này mới ba mươi tám tuổi, là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vượt mình, bỏ qua mớ giáo lí đã quá lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận tư tưởng tiên phong trong giai đoạn, mong tìm ra bước đi mới cho dân tộc, nhằm tự giải phóng mình. Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao nhiêu hi vọng...
Bài thơ đã thể hiện rất sinh động tư thế, ý nghĩ của Phan Bội Châu trong buổi xuất dương tìm đường cứu nước.
Hai câu đề nói rõ nhận thức của nhà thơ về chí làm trai - một nhận thức làm cơ sở cho mọi hành động:
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Thực ra chí làm trai chẳng phải đến bây giờ mới được Phan Bội Châu khẳng định. Trước đó, trong thơ trung đại, ta vẫn thấy Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ nhắc đến (ở các bài Thuật hoài, Ghí nam nhi). Nhưng điều đó không có nghĩa là ở bài thơ của Phan Bội Châu, lí tưởng nhân sinh kia đã mất đi sự mới lạ, thôi thúc. Nó chính là điều nung nấu bao năm của tác giả bây giờ được nói ra, trước hết như lời tự vấn, tự nhủ, tự mình nâng cao tinh thần mình: Đã làm trai là phải làm nên chuyện lạ, đó là trời đất không để "tự chuyển dời". Đây là một tư tưởng táo bạo, cách mạng đối với người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình trong thời điểm ấy.
Với hai câu thực, nhà thơ tiếp tục khẳng định tư thế của kẻ làm trai giữa vũ trụ và trong cuộc đời:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?
Ý thức về cái "tôi" đã hiện lên rõ ràng, không rụt rè, dè dặt. Đó là nhân vật trữ tình đang tự đứng giữa cuộc đời một cách can đảm, do ý thức được sứ mệnh của mình trong lịch sử và cũng do sự thôi thúc của khát vọng lập công danh.
Hai câu luận nói về sự thực nhức nhôi:
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
Đến hai câu này, ta càng thấy nổi lên ý chí làm trai với khát vọng lưu danh theo một nội dung mới, đó là ý thức về non sông đã mất chủ quyền, "hiền thánh" thần tượng một thuở giờ còn đâu nữa. Hai câu thơ nhận định thực trạng lịch sử bằng một cái nhìn dứt khoát. "Hiền thánh còn đâu học cũng hoài" - đây quả là một câu thơ thể hiện khí thế sục sôi của Phan Bội Châu, cho thấy cái nhìn tỉnh táo của ông về thời cuộc.
Hai câu kết của bài thơ có cái khí thế gân guốc và ý thức được sự ra đi một cách sôi trào, đầy dũng khí:
Muốn vượt oiển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
"Vượt hiển Đông" là cách nói có vẻ khoa trương nhưng đó là hành động sắp diễn ra. Người ra đi trong niềm hứng khởi vô biên, "muôn trùng sóng bạc" tiễn chân như một yếu tố kích thích. Đó chính là bạn đồng hành trong cuộc ra đi hùng tráng này.
“Xuất dương lưu hiệt” là một khúc hát lên đường. Đề tài có tính chất truyền thống, nhưng tư tưởng lại rất mới mẻ. Bài thơ mang âm hưởng lạc quan nên đã khiến cho cảm xúc thể hiện trong bài thơ có chiều sâu, có sức gợi cảm mạnh mẽ. Đây là tráng ca của một vị anh hùng mà suốt đời không hề biết mệt mỏi trong hành động cứu nước, thương dân.
Thu Hà