Soạn bài Tình yêu và thù hận

  • Tình yêu và thù hận trang 1
  • Tình yêu và thù hận trang 2
  • Tình yêu và thù hận trang 3
  • Tình yêu và thù hận trang 4
  • Tình yêu và thù hận trang 5
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
(Trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”)
sếch-xpia
A. Giới thiệu
Uy-li-am sếch-xpia (William Shakespeare, 1564 - 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời kì Phục hưng, thời kì được coi là “một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất mà từ xưa tới nay nhân loại chưa từng thấy, đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng”. Uy-li-am sếch-xpia là một con người khổng lồ như thế.
Ông sinh ra trong một gia đình buôn bán tại thị trấn Xtrát-pho-on Ây- ơn ở miền Tây nước Anh. Nãm 14 tuổi, khi gia đình làm ăn sa sút, ông thôi học để về thủ đô Luân Đôn kiếm sống, ông phải trải qua nhiều nghề trước khi được nhận vào giúp việc cho Nhà hát Địa cầu, nơi ông gia nhập đại gia đình vãn chương.
Lúc này, nước Anh đang ở vào giai đoạn phồn thịnh, đang là mảnh đất phù hợp cho lí tưởng nhân văn bắt rễ đâm chồi. Uy-li-am sếch-xpia đã tắm mình trong tư tưởng nhân văn ấy và sớm xác lập một cách nhìn nhận, đánh giá các mặt khác nhau của đời sống xã hội để rồi phản ánh chúng vào trong tác phẩm của mình.
Với một tài năng xuất chúng, ông đã để lại 37 vở bi kịch và hài kịch, trong đó phần lớn đều trở thành kiệt tác trong kho tàng văn chương nhân loại.
Từ những điển hình nghệ thuật sinh động, ông đã:
+ Tái hiện trung thành xã hội nước Anh đương thời;
+ Phơi bày tội ác phong kiến với những môi hận thù truyền kiếp,
những quan niệm luân lí và lễ giáo khắc nghiệt;
+ Chỉ ra bộ mặt xảo trá của chủ nghĩa cá nhân tư sản thời kì đầu.
Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la, niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện, và sức vươn dậy để khẳng định cuộc sông của con người.
“Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là vở bi kịch nổi tiếng của Uy-li-am sếch-xpia, được công diễn lần đầu tiên vào năm 1595.
Vở kịch dựa trên câu chuyện về món nợ máu truyền kiếp của hai dòng họ Mông-ta-ghiu và Ca-piu-lét xảy ra thời trung cổ, tại thành phố Vê-rô-na (I-ta-li-a).
Từ bi kịch tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét, vở kịch đã thể hiện xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt của con người với hoàn cảnh thù địch vây hãm khát vọng ấy. Vượt lên tất cả, Rô-mê-ô và Giu-li-ét vẫn đến với nhau. Mô'i tình của họ khẳng định sức sông, sức vươn dậy trong sự vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tô' cáo xã hội phong kiến là môi trường thù địch với tình người, với chủ nghĩa nhân văn.
“Rô-mê-ô và Giu-li-ét” đã đạt tới tầm cao về nghệ thuật tổ chức kịch tính, qua việc dẫn dắt hành động kịch.
Tính cách nhân vật được bộc lộ rõ trong quan hệ giữa cái lí tưởng và cái đời thường, giữa cái cao cả và cái thấp hèn, giữa yêu đương và thù hận, giữa hạnh phúc và chia li.
Các biện pháp tu từ như ẩn dụ và so sánh, việc miêu tả những cảnh đẹp thơ mộng trữ tình, cách thức bộc lộ tâm trạng qua độc thoại vừa thể hiện sự giằng xé nội tâm, vừa là khát vọng tình yêu cao cả... cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn độc đáo cho vở kịch này.
3. Đoạn trích “Tình yêu và thù hận” là lớp II, hồi II của vở kịch. Ở hồi I, Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét trong đêm hội hóa trang của nhà Ca-piu-lét. Rô-mê-ô say mê trước nhan sắc lộng lẫy của Giu-li-ét, mà Giu-li-ét cũng thấy lòng vấn vương. Đêm khuya ra về, mới đi được mấy bước, Rô-mê-ô bỏ mặc bạn bè, quay trở lại, trèo tường vào vườn gặp Giu-li-ét,
B. Đọc - Hiểu văn bản
ỉ. Tình yêu của đôi trẻ được đặt trong khung cảnh tuyệt vời thơ mộng của một đêm “thần tiên”
Theo miêu tả của tác giả, người xem kịch có thể thấy trên sân khấu là cảnh đêm trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét. Trăng rất sáng, “ánh trăng dát hạc trên những ngọn cây trĩu quả". Trăng khi ẩn, khi hiện vì có mầy - “những áng mây lững lờ nhẹ lướt trên không trung". Ánh trăng khi thì chiếu vào khung cửa sổ phòng Giu-li-ét trên lầu, khi thì rọi vào nơi Rô-mê-ô đang đứng trong vườn. Chỉ có hai người và đêm trăng yên tĩnh, êm đềm. Thiên nhiên dường như cũng đồng tình với đôi bạn trẻ, trân trọng tình yêu của họ, vun đắp cho họ thành đôi lứa keo sơn.
Hai giai đoạn của cuộc gặp gỡ
Giai đoạn thứ nhất, trong sáu lời thoại đầu, hai người chưa trực tiếp đốì thoại với nhau, dù cả hai đều đang nói về nhau, thậm chí nhắc đến tên nhau. Sở dĩ như vậy là bởi vì Giu-li-ét cho đến lúc ấy vẫn chưa hề biết đến sự có mặt của Rô-mê-ô trong vườn nhà mình. Đêm nay, Rô-mê-ô vượt tường cao, lẻn vào vườn nhà Ca-piu-lét, chắc chỉ với hi vọng là được trông thấy Giu-li-ét cho thỏa lòng thương nhớ, dù mới chỉ vừa chia tay trong đêm dạ hội. May mắn thay, nàng lại xuất hiện trên cửa sổ.
Giai đoạn thứ hai, từ lời thoại thứ bảy, Giu-li-ét mới biết đến sự có mặt của Rô-mê-ô và hai người trực tiếp đối thoại với nhau.
Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô
Đầu tiên, khi thấy Giu-li-ét xuất hiện, Rô-mê-ô choáng ngợp trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Lúc này đang là đêm khuya, một đêm trăng sáng (dạ hội vừa kết thúc, Rô-mê-ô cùng bạn bè ra về nhưng chàng quay lại ngay, trèo tường vào vườn). Trong khung cảnh ấy, Rô-mê-ô dễ so sánh người đẹp với chị Hằng nhưng dưới con mắt của chàng, vầng trăng bì sao được với Giu-li-ét; nhà văn đã để cho chàng so sánh người đẹp với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến mặt trăng thành héo hon, nhợt nhạt. Lời chỉ dẫn cho biết Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ, thế nhưng Rô-mê-ô vẫn nói: “Vầng dương đẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi.”. Cũng như vào lúc bình minh, vầng thái dương từ từ mọc lên ở chân trời sau những tia sáng báo hiệu đầu tiên, Giu-li-ét thoáng xuất hiện ở cửa sổ rồi, nhưng nàng sẽ hiện ra rực rỡ hơn...
Từ hình ảnh bao quát của Giu-li-ét, sếch-xpia để cho mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô tập trung vào đôi mắt đẹp của nàng một cách khéo léo bằng cách chuyển dẫn: “Nàng đang nói kìa, nhưng nàng có nói gì đâu... Đôi mắt nàng lên tiếng”. Ánh mắt lấp lánh khiến Rô-mê-ô ngỡ là đôi môi mấp máy - sự tưởng tượng rất hợp lí. Trong khung cảnh đêm trăng, Rô-mê-ô so sánh đôi mắt nàng như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Dưới ngòi bút của thiên tài sếch-xpia, ý nghĩ ấy được thể hiện đậm chất thơ: “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh, đợi đến lúc sao về”.
Nhưng, cũng qua tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô, chẳng ngôi sao nào có thể bì được với đôi mắt đẹp kia ! sếch-xpia để cho nhân vật của ông đặt ra mấy giả định: Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư?... Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?... Một cách hết sức tự nhiên, giả định thứ nhất hướng mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô chuyển sang ca ngợi đôi gò má rực rỡ của nàng tưởng như lúc nào không biết, dẫn đến ý cuối cùng: “Kìa, nàng tì má lên bàn tay ! Ôi ! Ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn đôi gò má ấy !”...
Lời thoại đầu tiên đã thể hiện tầm hồn say đắm của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp. Mạch suy nghĩ của chàng diễn ra theo trật tự hợp lí và mối liên tưởng so sánh của chàng phù hợp với phong cảnh lúc bấy giờ.
Tuy đây là lời độc thoại, nhân vật nói một mình, chỉ để cho mình nghe, nhưng với ngòi bút nghệ thuật của sếch-xpia, trong độc thoại dường như vẫn có đối thoại, bảo đảm tính sinh động của kịch. Rô-mê-ô lúc thì như nói với Giu-li- ét vừa xuất hiện ở cửa sổ (“Vầng dương đẹp tươi ơi...”), lúc thì như đang đối thoại với chính mình (“nàng đang nói kìa...”).
Khán giả được chứng kiến tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp trong không gian thơ mộng ngay sau khi chàng vừa gặp gỡ Giu-li-ét
ở buổi dạ hội. Rô-mê-ô có tám lời thoại ở cảnh này, nhưng quan trọng hơn cả là lời thoại đầu tiên cũng là lời thoại dài nhất.
Diễn biến tăm trạng của Giu-li-ét
Tâm trạng Giu-li-ét diễn biến phức tạp, qua bốn chặng:
Vừa gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, bây giờ về phòng, đứng bên cửa sổ nhìn ra vườn trong đêm thanh vắng, tưởng không có ai; nàng đã thốt lên thành tiếng nỗi niềm riêng (nghĩ là chỉ vừa đủ tai mình nghe, nhưng Rô-mê-ô nghe thấy, và do tính ước lệ của sân khấu nên khán giả cũng nghe được).
Những lời trực tiếp thổ lộ tình yêu mãnh liệt không chút che giấu, không chút ngượng ngùng: “Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô ! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?...”, “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...; chàng hãy dem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây !”.
Qua mấy lời thoại ấy, kể cả hai tiếng “Ôi chao !” (lời thoại 2), ta thấy Giu- li-ét tuy chưa đầy mười lăm tuổi mà rất chín chắn, cảm nhận được môi tình của mình có thể vấp phải trở ngại là sự thù hận giữa hai dòng họ.
Thông thường, người con gái không chủ động thổ lộ tình yêu với người nùnh yêu. Do vô tình mà Giu-li-ét đã làm chuyện đó. Khi biết có kẻ đã nghe được nỗi lòng của mình, mới đầu có thể nàng nghĩ người đứng khuất trong bóng tối kia là kẻ xa lạ (Người là ai, mà khuất trong đêm tối, chợt biết được điều tôi ấp ủ trong lòng?), rồi nàng rõ đấy chính là Rô-mê-ô (Tai tôi chưa nghe trọn một trăm tiếng thốt từ miệng đó ra mà tôi đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Mông-ta-ghiu đấy ư?). Chẳng phải ngẫu nhiên Giu-li-ét lại nhắc đến dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô; mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét vẫn ám ảnh nàng. Các lời đáp của Rô-mê-ô với các từ ngữ “người yêu", “nàng tiên yêu quý”, với quyết tâm dứt bỏ dòng họ Môn-ta-ghiu, chưa bảo đảm tình yêu thật sự của Rô-mê-ô đốì với nàng; biết đâu đấy chỉ là tình yêu chợt đến (nếu không muôn nói là giả dối) khi Rô-mê-ô nghe được nỗi lòng thầm kín của nàng. Vì vậy, Giu-li-ét mới hỏi một câu tưởng như là thừa: “Anh....tới làm gì thế?”.
Lời đáp của Rô-mê-ô (Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu...), với từ “tình yêu" lần đầu được nói đến và nhắc lại tới bốn lần đủ làm cho Giu-li-ét tin rằng Rô-mê-ô yêu mình. Chàng đã vượt được mấy bức tường đá vào đây, nhưng liệu có vượt được mối hận thù giữa hai dòng họ này không?
Lời đáp của Rô-mê-ô (Em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu) giải toả nốt nỗi băn khoăn của nàng, và câu “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” của Giu-li-ét là lời nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, khác hẳn với những lời lẽ quá bạo dạn lúc đầu khi nàng tưởng không có ai nghe thấy.
Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét thể hiện rõ nàng yêu Rô-mê-ô nhưng không biết Rô-mê-ô có yêu mình không, nàng sẵn sàng vượt qua mối hận thù giữa hai dòng họ, nhưng không biết Rô-mê-ô có sẵn sàng vượt qua như thế không. Như vậy là qua 16 lời thoại, vấn đề “tình yêu và thù hận” đã được giải quyết.
c. Tổng kết:
Tìnli yêu của đôi nam nữ thanh niên ở đây là một tình yêu trong sáng, bất chấp mối hận thù của hai dòng họ. Rô-mê-ô và Giu-li-ét trở thành hình tượng đẹp trong văn học thời đại Phục hưng ở Tây Ầu và phản ánh thời dại đó.