Soạn bài Đây thôn Vĩ dạ

  • Đây thôn Vĩ dạ trang 1
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 2
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 3
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 4
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 5
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 6
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 7
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 8
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) là bút danh của Nguyễn Trọng Trí, sinh ở Đồng Hới, Quảng Bình, trong một gia đình viên chức nhỏ theo đạo Thiên Chúa.
Cha mất sớm, ông sông với mẹ ở Quy Nhơn, học ở Quy Nhơn, và có hai năm học trung học ở Huế (1928 - 1930).
Sau khi bị gạch tên trong danh sách du học ở Pháp vì ra Huế thăm chí sĩ Phan Bội Châu, Nguyễn Trọng Trí không có điều kiện tiếp tục học nữa nên đi làm công chức ở Sở Đạc điền, rồi vào Sài Gòn làm báo một thời gian. Ông làm thơ từ năm 16 tuổi với nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh và cuối cùng là Hàn Mặc Tử.
Năm 1936, Hàn Mặc Tử phát hiện có bệnh phong, trở lại Quy Nhơn.
Tháng 9 - 1940, Hàn Mặc Tử vào nhà thương Quy Hòa (nhà thương dành cho những người bị bệnh phong) rồi mất ở đó.
Tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử gồm các tập: “Gái quê" (1936), “Thơ điên” {Đau thương), “Xuân như ý”, “Thượng thanh khí", “Duyên kì ngộ”, “Quần tiên hội” (kịch thơ), “Chơi giữa mùa trăng" (thơ vãn xuôi).
Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thấy một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết và một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn. Ta cũng thấy ở nhiều bài thơ một khuynh hướng siêu thoát (vào thế giới thiên nhiên, vào tôn giáo,...) nhưng đó cũng là hình chiếu ngược của khát vọng sống. Một số bài thơ cuối của ông còn có hình ảnh ma quái, dấu ấn của đau đớn về thể xác, sự khủng hoảng tâm hồn và bế tắc trong cuộc đời. Nhưng ngay cả ở những bài đó, ta cũng không hề thấy sự chán chường, phá phách mà chỉ gợi sự cảm thương, và ấn tượng của những bài này cũng không làm mờ được vẻ đẹp trong sáng ở các sáng tác tiêu biểu của thi sĩ như “Mùa xuân chín", “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Đà Lạt trăng mờ”, “Tình quê”,...
Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào. Cùng với bút pháp lãng mạn, tác giả còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng, yếu tô' siêu thực.
“Đây thôn Vĩ Dạ” in trong tập “Thơ điên" {Đau thương), sáng tác năm 1938. Theo một sô' tài liệu, từ 1932 - 1933, Hàn Mặc Tử có thầm yêu một cô gái quê ở Vĩ Dạ... về sau (1938), nhân nhận được tập thơ “Gái quê” do Hàn Mặc Tử gửi tặng, cô đã gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh phong cảnh Huê' với lời thãm hỏi, chúc thi sĩ mau bình phục. Việc này đã gợi cảm hứng cho thi sĩ viết “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Có thể xem bài thơ là lời tỏ tình với cuộc đời của một hồn thơ thiết tha nhưng tuyệt vọng.
B. Đọc - Hiểu văn bản
Bài thơ kết đọng nhiều tâm trạng, nhiều nỗi niềm của thi sĩ.
Nhiều người cho rằng cô gái Vĩ Dạ kia là Hoàng Cúc (Hoàng Thị Kim Cúc). Cảm hứng bài thơ được bất đầu từ tấm bưu thiếp phong cảnh Hoàng Cúc gửi tặng Hàn Mặc Tử, lúc căn bệnh nan y của chàng đã trở nên hiểm nghèo. Tấm bưu thiếp phong cảnh sông nước ấy đã đánh thức những kỉ niệm về thôn Vĩ Dạ, về xứ Huế, và cả mốì tình đơn phương của Hàn Mặc Tử đối với Hoàng Cúc. Từ lâu nay, thi sĩ đã chôn chặt mình trong thế giới đau thương riêng, chủ động cách li, tuyệt giao với cuộc đời mà mình vô'n thiết tha yêu mến. Nhưng càng xa cách lại càng khát khao. Càng tuyệt vọng, cuộc đời hiện ra lại càng đẹp. Bài thơ đâu chỉ là bức tranh thôn Vĩ, là vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế, là mối tình xa xăm vô vọng với cô gái Vĩ Dạ, mà cái chính là hình ảnh cuộc đời đang hiện ra bằng gương mặt Vĩ Dạ, trong nỗi khát khao mãnh liệt và mặc cảm đau thương chia lìa của nhà thơ. Niềm mong ước vừa cất lên thoắt đã hoá thành hoài vọng chới với nghẹn ngào. Đó là mạch cảm xúc u hoài nằm phía sau tứ thơ có vẻ đứt đoạn trên bề mặt để tạo nên một âm điệu chung cho toàn bài: khắc khoải và da diết. Cả ba khổ thơ đều dựa trên âm điệu của ba câu hỏi buông ra không lời đáp.
Khổ 1
Câu thơ mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩì” là một câu hỏi nhiều sắc thái: Vừa hỏi, vừa nhắc nhớ, vừa trách móc, vừa mời mọc. Nhà thơ đang phân thân để hỏi chính mình. Niềm khao khát được về thăm lại thôn Vĩ đã cất lên thành lời tự vấn.
Ba câu sau vẽ cảnh vườn thôn Vĩ:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Mỗi câu một chi tiết vườn. Tất cả hợp lại, ánh lên một vẻ đẹp tinh khôi thanh khiết. Nắng trên hàng cau là những tia nắng mới của bình minh trên tàu lá cau còn ướt sương đêm và xanh rời rợi. Nắng mai cứ theo thân cau và rót dần vào khu vườn. Đến khi tràn đầy thì nó biến cả khu vườn xanh thành một viên ngọc lớn. Hai chữ “mướt quá” tác động trực tiếp đến xúc cảm của người đọc, bởi nó như một tiếng reo ngỡ ngàng đầy hạnh phúc của thi sĩ. Chỉ là trong tưởng tượng, nhưng cứ tưởng như nhà thơ đang đứng trước khu vườn thôn Vĩ, khu vườn rời rợi sắc xanh và tỏa vào không gian những ánh sáng xanh, đơn sơ mà lộng lẫy, thanh tú. Câu thơ thứ tư gây nhiều tranh luận: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Có thể đó là khuôn mặt người thôn Vĩ duyên dáng sau cành lá trúc - một nét vẽ tạo hình đậm chất cổ điển, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người thôn Vĩ. Nhưng cũng có thể hiểu đó là gương mặt người trở về thăm thôn Vĩ, đứng bên ngoài vịn cành lá trúc mà say ngắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn. Và cảnh vườn thôn Vĩ - cũng là hình ảnh cuộc đời - như một thiên đường trần gian, một ao ước ngoài tầm với, một hạnh phúc ngoài tầm tay...
Khổ 2
Khổ thứ hai chuyển sang cảnh dòng sông:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Mặc cảm chia lìa đã hiện ra trong câu chữ, hình ảnh và giọng điệu. Hai câu trên diễn tả một thực tại chia lìa. Tất cả dường như đang bỏ đi. Nỗi buồn chia lìa của gió mây đôi ngả đã thấm vào dòng nước buồn thiu và họa bắp lay buồn hiu hắt. Trên cái xu thế tất cả đang bỏ đi ấy, thi sĩ chợt ước ao một thứ có thể ngược dòng về với mình: “trăng” ! Trong thế giới tâm hồn của Hàn Mặc Tử, trăng như một tri âm, một niềm tin cậy, một nỗi khao khát, một vị cứu tinh. Sông trăng, thuyền trăng là những hình ảnh đầy chất thơ, ảo huyền như cõi mộng. Từ cõi thực, cảm xúc thơ dần chuyển sang mộng ảo, hư huyền. Câu thơ cuối là một câu hỏi đầy tâm sự: “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Tại sao phải “kịp” và phải là “tối nay”? Có phải nếu không kịp thì tất cả sẽ trở thành muộn màng? Phải chăng thi sĩ đã dự cảm về một cái kết thúc đau thương của mình? Chữ “kịp” thật bình thường mà chất chứa bi kịch tâm hồn, nó hé mở một mặc cảm về thực tại xa vời, hiện tại ngắn ngủi và sự tồn tại mong manh. Câu thơ là câu hỏi của một niềm ước mong khắc khoải muôn được đón nhận vẻ đẹp của trăng, vẻ đẹp của cuộc đời.
Khổ 3
Đến khổ thơ cuối, giọng khắc khoải đã hiển hiện thành nhịp điệu:
Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá, nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?
Nhà thơ đang mơ, ở trong cõi đau thương của riêng mình mà mơ. Giấc mơ ấy là niềm mong ước đến tận cùng một hình bóng đẹp của “em”, của “khách đường xa”. “Em” là người của cõi đời, giờ đã thành xa xôi quá ! Ba chữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần càng nhấn mạnh sự xa xôi ấy. Câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra” có vẻ thật bâng khuâng, khó hiểu.“Trắng quá”, đó là cách nói đầy cảm xúc để tả sắc trắng của áo em. Ba chữ “nhìn không ra" là một cách nói đầy ấn tượng để cực tả sắc trắng ấy. Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta vẫn thường gặp lối nói giàu ấn tượng như vậy:
Chết rồi xiêm áo trắng như tinh
Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Màu trắng đã trở thành một ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử. ở bài thơ này, vẻ đẹp của sắc áo trắng thanh khiết, tinh khôi và rực rỡ như một vẻ đẹp đáng tôn thờ và mơ ước. Hình ảnh người con gái càng đẹp, càng tinh khiết lại càng xa vời. Khổ thơ trên ý nghĩa bề mặt của nó đã vẽ lên bức tranh đẹp về người con gái Huế và cảnh sương khói thơ mộng của xứ Huế. Nhưng đâu chỉ là sương khói thực, dường như còn có sương khói của thời gian, và cả sương khói mịt mờ trong vùng đau thương của riêng Hàn Mặc Tử. “Ớ đây” đâu phải là thôn Vĩ Dạ, mà là thế giới riêng của một linh hồn bất hạnh, ở đây, con người nhà thơ đang mờ dần, đang sắp tan biến vào cõi hư vô. Hàn Mặc Tử đã rời khỏi thôn Vĩ trong tưởng tượng để trở về với thế giới bất hạnh của riêng mình, mịt mờ sương khói và đầy băn khoăn nghi ngại. Ớ đây, sự
tồn tại của nhà thơ sao quá đỗi mong manh, không biết mình có được đón nhận tình người đậm đà của cuộc đời không? Gâu hỏi cuối bài thơ với hai chữ “ai” thật xa vời đã khép bài thơ lại trong một nỗi ngậm ngùi, bởi tình người quá mong manh xa vời giữa sương khói của vùng đau thương tuyệt vọng, c. Tổng kết
Bằng tỉnh yêu tha thiết đối với cuộc đời, Hàn Mặc Tử để lại cho thơ ca một bức tranh đẹp và tuyệt vời thơ mộng về xứ Huế qua những câu thơ tài hoa của “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ còn như một thông điệp của tâm hồn thi sĩ gửi đến người đời: Hãy cảm thông và chia sẻ nỗi đau thương với những linh hồn bất hạnh.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình qua ba câu hỏi xuất hiện trong ba khổ thơ của bài “Đây thôn Vĩ Dạ”.
GỢlÝ
Mỗi khổ thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” chứa đựng một câu hỏi. Những câu hỏi này đã giúp người đọc nhận ra được tiếng nói trữ tình sâu thẳm của bài thơ.
Với câu hỏi đầu tiên có dáng dấp của một lời tự nhắc (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?), ta nghe được niềm xốn xang trong lòng nhân vật trữ tình khi kỉ niệm về Huế, về thôn Vĩ được đánh thức một cách đột ngột.
Câu hỏi thứ hai (Có chở trăng về kịp tối nay?) cho thấy nhân vật trữ tình đang dần chìm sâu vào mặc cảm về thân phận và tự thấy mình là kẻ “chậm chân”, “lỡ chuyến” giữa cuộc đời.
Câu hỏi thứ ba ở cuối bài (Aỉ biết tình ai có đậm đà?) ẩn ngụ một chút hoài nghi, một chút trách móc, vừa thoáng vẻ cam chịu, vừa nhói lên khát vọng sông không cùng. Chính ở câu hỏi này bộc lộ cái nghịch lí của lòng yêu đời ở nhân vật trữ tình. Trách móc, nghi ngờ, giận dỗi, tất cả các cung bậc tình cảm ấy không hề nói lên sự lụi tắt của niềm hi vọng. Ngược lại, nó giúp ta nhận ra bản năng sông mạnh mẽ của nhân vật trữ tình - một con người dù lâm vào tình thế bi đát vẫn không thôi tra vấn, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
... Tứ thơ cơ bản đích thực của “Đây thôn Vĩ Dạ” phải chăng là nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, trong khát vọng cái Đẹp hóa giải trạng huống đau thương. Tứ thơ bao trùm này thể hiện tập trung trong hai câu thoảng ý vị nghi vấn: "Có chở trăng về kịp tối nay" (Có diễm phúc được hưởng nhận chăng, cái Đẹp của đất trời?), và: "Ai biết tình ai có đậm đà" (Có diễm phúc được hưởng nhận chăng, cái Đẹp của tình người?).
Mở đầu bài thơ là câu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Lời thơ khơi dòng thi tứ tương tự sự biến tấu tình cảm trong lời thư của người thôn Vĩ,
như muốn khẳng định việc thăm hỏi ân cần ấy không phải trong mơ mà có thật, và như thế, đồng thời để bản thân được nhấm nháp thứ "tiên dược" không những đô'i với thân bệnh mà còn cả cho tâm bệnh nan y. Tiếp đó, lời thư đã từ từ gọi thức những hình bóng thôn Vĩ ngày xưa - thời người thơ còn là một cậu học trò Trung học Pellerin Huế:
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Tờ thư "tiên dược" của tấm lòng son thôn Vĩ quả đã có tác dụng nhiệm màu đối với người bệnh: sinh lực hồi sinh; do đó đất trời đã mở ra tràn đầy sức sống: "Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên", và cảnh trí xuất hiện đẹp tươi như trước mắt trẻ thơ: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" (về từ pháp mà nói, chữ "mướt" thật rất Hàn Mặc Tử; và khi so sánh "xanh như ngọc" thì rõ ràng "thi trung hữu họa", mà đây là bút pháp của một danh họa trường phái ấn tượng nhãn lực tinh tường và trái tim đa cảm). Rồi không rõ từ nơi đâu trong kí ức trở về một bức chân dung có bô' cục hẳn hoi ở xóm thôn Vĩ Dạ: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền"... Một đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử là phong cách hiện ra trong một sô' bài rất đậm đà sắc màu dân tộc. Không gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở, khó có thể viết được những câu thơ như trong khổ I “Đây thôn Vĩ Dạ’’ vừa rồi - và những câu hoặc ngọt lịm giai điệu dân ca {Tình quê), hoặc đầm ấm sắc màu tranh dân dã {Mùa xuân chín)...
Nhưng hỡi ôi! Niềm vui quá ngắn trước vẻ Đẹp của tình người {Sao anh không về...) và của cảnh đời {Vườn ai mướt quá...). Nghĩ đến cái hô' ngăn cách giữa thân phận mình với người thôn Vĩ mà giờ đây hẳn càng sâu rộng hơn (chứng bệnh nan y như đã gọi án tử hình), thi tứ Hàn Mặc Tử vụt bay đến một cõi miền đau thương đối lập: "Gió theo lối gió, mây đường mây.." - có nghĩa rồi đây thê' tất sẽ không tránh khỏi chia lìa và vĩnh quyết. Cái lô'i chuyển tứ rất nhanh, có khi rất xa, cũng là một đặc điểm của thơ Hàn Mặc Tử; và khi "Những đột xuất ấy lặp lại với tần số cao sẽ tạo nên sự khó hiểu" (Vũ Quần Phương). Càng ở những tác phẩm cuối đời {Xuân Như ý, Thượng thanh khí), thơ Hàn Mặc Tử càng thể hiện rõ đặc điểm này. Chúng ta sẽ không lạ lùng điều ấy khi nhớ lại rằng, thơ Hàn Mặc Tử trong khoảng hơn 10 nãm đã đi từ đời Đường đến chủ nghĩa tượng trưng. Ngay từ tập “Thơ Điên”, trong có bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, yếu tố tượng trưng đã thấp thoáng xuất hiện. Câu thơ thôn Vĩ phảng phất đôi nét bút pháp của trường phái ấy không khỏi gây thêm đôi chút rắc rối khó hiểu nữa (dẫn đến những cảm nhận phân tán) đối với độc giả.
Do trực cảm mô'i quan hệ giữa bản thân với Hoàng Cúc (có lẽ là với không ít những người thân thiết khác) trước sau sẽ là gió - mây đôi ngả; nên trước mắt nhà thơ, "nắng mới" thôn Vĩ phút chô'c đã lụi tắt, thay vì là hình ảnh "dòng nước buồn thiu" của Tiêu kim thủy (nét "hoa bắp lay" lại cũng là một hình tượng thơ xuất hiện đột ngột theo kiểu quen thuộc trong thi pháp Hàn Mặc Tử - mặc dầu về phương diện luận lí có thể cho rằng, nghĩ về Vĩ Dạ là nhớ đến Cồn Hến giữa sông Hương đô'i diện Vĩ Dạ, trên cồn trồng nhiều vạt bắp với vùng hoa ngút ngát lay động theo gió)... Mong lãng khuây phần nào mối sầu gió - mây đôi ngả, nhà thơ ngóng đợi một bạn cố tri có vẻ Đẹp “huyền ảo”: Trăng Vàng Trăng Ngọc. Nhưng liệu bạn cố tri vô cùng thân thiết ấy có "về kịp" không "... "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay" mà cứu rỗi linh hồn bất hạnh này không? - Kết thúc khổ thơ II là một tín hiệu mong chờ cứu nạn-, nhưng lời khẩn cầu đồng thời lại đã chứa đựng niềm hồ nghi hiệu quả.
Khổ thơ III xuất hiện tiếp theo cũng không hoàn toàn rõ mạch. Đọc the Hàn Mặc Tử nhiều khi như xem tranh đồng hiện-. Sự vật, sự thể ở những thời gian, không gian xa cách nhau đồng loạt xuất hiện và xâm nhập lẫn nhau không quan tâm luận lí - tính luận lí ở đây chỉ tồn tại trong tinh thần toàn khối dòng tâm tưởng. Đọc Hàn Mặc Tử, người ta cũng dễ liên tưởng đến thơ La-mác-tin, thứ thơ vừa lãng mạn, vừa chứa đựng mầm mống của chủ nghĩa tượng trưng, nhiều lúc ngẫu phát, cõi lòng nhà thơ có khi như đang chìm đắm vào một cõi mù sương, bởi vậy, cảnh trí ngoại giới được tái hiện chỉ có tính chất như những âm thanh của tâm hồn phản hưởng khi va chạm với sự vật - đó là kiểu thơ "phong cảnh nội tâm"... Tương tự như vậy: "Mơ khách đường xa, khách dường xa" là ai mơ? Theo mạch thơ và dựa vào ý tứ trong nội dung thư Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử, người mơ hẳn đang sống ở Vĩ Dạ, nhưng cũng không loại trừ ý nghĩa là chủ thể lâng mạn cùng mơ theo... Và rồi: "Áo em trắng quá" (màu áo trắng trong tấm ảnh Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử?), có nghĩa tâm hồn em thánh thiện quá, hạnh phúc đến đột ngột quá.., ta say men sắc màu trinh trắng đến choáng váng "nhìn không ra"? Hay chỉ hàm nghĩa là những nét chữ từ thôn Vĩ gửi về Quy Nhơn đã làm thức dậy bóng hình xa xôi một nữ sinh Đồng Khánh thuở nào... Đến câu tiếp theo, đôi cánh thơ với phong độ mơ màng quen thuộc vẫn như còn tiếp tục bay lượn tìm kiếm cái Đẹp ở miền đất Thần kinh sương khói mịt mờ - miền đất có:
Dòng Tiêu kim thủy gà xao xác,
Ngẩng thấy kinh kì khói vấn vương.
(Văn Cao - Một đêm đàn lạnh trên sông Huế)
Cuối cùng, nếu ở khổ thơ II, nhà thơ vừa muôn nhờ Trăng Vàng Trăng Ngọc làm tan biến nỗi sầu thương, vừa âu lo ước nguyện không thành:
Có chở trăng về kịp tối nay,
thì chấm dứt khổ thơ kết thúc toàn bài, khi muốn nương nhờ cái Đẹp của tình người làm liệu pháp cứu rỗi, người thi nhân hoạn nạn của trần giới và đất trời này cũng vẫn không khỏi ngậm ngùi nghi ngại:
Ai biết tình ai có đậm đà.
Bên cạnh hương sắc quê xứ Việt, phải chăng tỉ trọng chủ yếu trong khối thi tứ “Đây thôn Vĩ Dạ” có ý nghĩa là tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng ý nguyện được cứu nạn - những tín hiệu tuy đứt nô'i mơ hồ mà thiết tha thấm thìa của một tấm linh hồn bất hạnh. Chuỗi tín hiệu cầu cứu ấy gián tiếp khuyến thiện: cộng đồng con người hãy vị tha và chung thủy, nhất là đôì với những thân phận bi kịch đã không nén nổi lời rên xiết:
Trời hỡi ! Nhờ ai cho khỏi đói,
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Làm sao giết được người trong mộng,
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng?
{.Lang thang)
Theo Văn Tâm