Soạn bài Các kiểu bố cục và phương tiện chuyển đoạn trong văn nghị luận

  • Các kiểu bố cục và phương tiện chuyển đoạn trong văn nghị luận trang 1
  • Các kiểu bố cục và phương tiện chuyển đoạn trong văn nghị luận trang 2
  • Các kiểu bố cục và phương tiện chuyển đoạn trong văn nghị luận trang 3
  • Các kiểu bố cục và phương tiện chuyển đoạn trong văn nghị luận trang 4
  • Các kiểu bố cục và phương tiện chuyển đoạn trong văn nghị luận trang 5
CÁC KIỂU BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG TIỆN CHUYỂN đoạn
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bô cục trong văn nghị luận
Bố cục giúp cho văn bản mạch lạc, chặt chẽ, khoa học.
Trong văn nghị luận có một sô' văn bản được kết cấu theo một bô' cục quen thuộc gồm bốn phần như Hịch - Lời kêu gọi, Cáo - Tuyên ngôn, Văn tê' - Điếu văn,... Còn đại đa sô' đều có bô' cục ba phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.
Ví dụ.
“Hịch tướng sĩ” gồm 4 phần: Nêu những tấm gương trung nghĩa - Chỉ rõ hiện tình đất nước đang bị giặc Thát giày xéo - Phê phán một số tướng sĩ mải mê việc nhà và chơi bời hưởng thụ, chưa quan tâm đến việc nước - Kêu gọi học binh thư, luyện võ nghệ để cùng nhau chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
“Bỉnh Ngô đại cáo” cũng gồm 4 phần: Nêu mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến - Tô' cáo tội ác kẻ thù - Tóm tắt quá trình kháng chiến của quân dân ta - Tuyên bô' độc lập.
Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh viết năm 1945 cũng có bô' cục 4 phần tương tự “Bình Ngô đại cáo”.
Tuy có những bô' cục khác nhau, nhưng nhìn chung các văn bản nghị luận thường được tổ chức theo 3 phần:
Mở bài: Nêu luận đề (Trong hịch thì nêu những tấm gương trung nghĩa với vua, với đất nước. Trong cáo, tuyên ngôn thì nêu mục đích, lí tưởng chiến đấu. Trong văn tế, điếu văn thì nêu nỗi xót thương bao trùm đối với người quá cố).
Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm.
Các văn bản nêu trên thường gồm 2 luận điểm. Ớ một sô' văn bản khác như “Bài văn bia ghi tên tiến sĩ niên hiệu Đại Bảo” của Thân Nhân Trung, “Điều trần” của Nguyễn Trường Tộ, “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh - Hoài Chân, “Tinh thần nhân đạo” trong “Truyện Kiều” của Đặng Thai Mai,... phần giải quyết vấn đề có thể gồm nhiều luận điểm hơn. Tất cả các luận điểm đều tập trung cụ thể hóa, xoáy vào, làm sáng rõ độ phong phú và sâu sắc của luận đề.
Kết bài: Nhấn mạnh, mở rộng, nâng cao vấn đề; liên hệ thực tê' hoặc nêu cảm nghĩ bao quát của người viết đối với vấn đề.
Bô' cục một văn bản như thê' nhằm mục đích giúp bài nghị luận được mạch lạc, logic, phù hợp với quá trình tư duy khoa học của người viết, người đọc.
Chuyển đoạn trong văn nghị luận
Để chuyển đoạn trong văn nghị luận, người viết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ liên kết, từ ngữ chuyển tiếp, hoặc câu chuyển ý,...). Nếu không sử dụng phương tiện ngôn ngữ thì có thể chuyển đoạn bằng nội dung lôgic theo liên kết nhân quả, móc xích hoặc đốì lập,...
Ví dụ 1: 4 ví dụ trong SGK:
Chuyển đoạn bằng từ chuyển tiếp: Nay và câu hỏi tu từ Vì sao vậy?
Chuyển đoạn bằng từ chuyển tiếp: Vậy.
Chuyển đoạn bằng từ liên kết: Thế mà.
Chuyển đoạn bằng từ chuyển tiếp: Cho nên.
-> Nhờ các phương tiện trên (từ ngữ, câu văn) mà mạch vãn trong bài được chặt chẽ, gắn bó hài hòa với nhau.
Ví dụ 2\ 2 ví dụ trong SGK:
Chuyển đoạn bằng suy luận nhân quả: Gọi là “ bậc vĩ nhân ấynN\ “Mác đã tỉm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”
Chuyển đoạn bằng suy luận móc xích: Cuối đoạn trên nêu ý “nảy mầm hi vọng” xuống đoạn dưới móc nối với ý: “chưa bao giờ họ hiểu... Truyện Kiều còn... nước ta còn...”
-> Nếu không dùng các phượng tiện ngôn ngữ để chuyển đoạn, trong văn nghị luận ta có thể chuyển đoạn bằng nội dung suy luận khoa học. Trong 2 ví dụ trên, các tác giả đã chuyển đoạn bằng suy luận nhân quả, suy luận móc xích mà văn bản vẫn gắn chặt chẽ. So với các phương tiện ngôn ngữ, cách chuyển đoạn bằng nội dung suy luận, liên tưởng có phần khó hơn, đòi hỏi người viết suy nghĩ sâu sắc, thận trọng hơn.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Văn bản nào không quy định có bô cục bôn phần?
A. Hịch.	B. Cáo.	c. Văn tế.	D. Chiếu.
Nô’i hai cột A và B để có bố cục đúng của bài “Hịch tướng sĩ”:
A
Phần 1
Phần 2
c. Phần 3 D. Phần 4
B
Kêu gọi học binh thư, luyện võ nghệ để cùng nhau chông ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Phê phán một sô’ tướng sĩ mải việc nhà và chơi bời hưởng thụ, chưa quan tâm đến việc nước.
Nêu những tấm gương trung nghĩa.
Chỉ ra hiện tình đất nước đang bị giặc Thát giày xéo.
A
Phần 1
Phần 2 c Phần 3 D. Phần 4
Nô’i hai cột A và B để có bô’ cục đúng của bài “Bình Ngô đại cáo”'.
Tố cáo tội ác của giặc Minh.
Nêu mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
Tuyên bô’ độc lập.
Tóm tắt quá trình kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn.
Dòng nào nói sai về bô’ cục ba phần của văn bản nghị luận?
Mở bài: Nêu các luận chứng.
Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm.
c. Kết bài: Nhấn mạnh, mở rộng, nâng cao vấn đề; liên hệ thực tê’ hoặc
nêu cảm nghĩ bao quát của người viết đô’i với vấn đề.
»
Đây không phải là phương tiện ngôn ngữ để chuyển đoạn trong văn nghị luận:
A. Từ ngữ phủ định.	B. Từ ngữ liên kết.
c. Từ ngữ chuyển tiếp.	D. Câu chuyển ý.
Ngoài những phương tiện ngôn ngữ, còn có thể chuyển đoạn bằng phương tiện nào dưới đây?
A. Nội dung logic.	”B. Nội dung tư tưởng,
c. Các loại dấu câu.	D. Hình thức trình bày.
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi 7 - 9:
[...] Cách đôi đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước củng chẳng kém gì.
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo [...]
[...] Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kể nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc với ta là kể thừ không đội trời chung [...]
(Trần Quốc Tuấn - Hịch tướng sĩ)
Phương tiện chuyển đoạn trong hai đoạn văn trên là:
A. ‘Nay”.	B. “Vì sao vậy?”.	c. Cả A và B.
“Từ “nay” đã chuyển đoạn theo cách nào?
Chuyển đoạn bằng từ chuyển tiếp.
Chuyển đoạn bằng từ liên kết.
c. Chuyển đoạn bằng câu chuyển tiếp.
“Vì sao vậy?” chuyển đoạn bằng cách nào?
Chuyển đoạn bằng từ chuyển tiếp.
Chuyển đoạn bằng từ liên kết.
c. Chuyển đoạn bằng câu chuyển tiếp.
Đọc phần trích sau và xác định phương tiện ngôn ngữ dùng để chuyển đoạn:
Há lại không có người kiệt xuất hơn đời để giúp rập chính sự buổi đầu cho trầm ư?
Vậy ban chiếu xuống, quan liêu lớn nhỏ và dân chúng trăm họ, ai có tài năng [...] được dâng thư tỏ bày công việc [...].
(Ngô Thì Nhậm - Chiếu cầu hiền) Từ “vậy” chuyển đoạn theo cách nào?
Chuyển đoạn bằng từ chuyển tiếp.
Chuyển đoạn bằng từ liên kết.
c. Chuyển đoạn bằng câu chuyển tiếp.
Đọc phần trích sau và xác định phương tiện ngôn ngữ dùng để chuyển đoạn:
[...] Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn tám mươi năm nay, thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta [...].
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn Độc lập)
Từ “thế mà” chuyển đoạn theo cách nào?
Chuyển đoạn bằng từ chuyển tiếp.
Chuyển đoạn bằng từ liên kết.
c. Chuyển đoạn bằng câu chuyển tiếp.
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
[...] Cái chế độ vô nhân đạo đó không có lí do gỉ để tồn tại vĩnh viễn.
Cho nên chủ nghĩa nhân đạo là yếu tố đẹp đẽ nhất trong tập thơ của Nguyễn Du.
(Đặng Thai Mai - Tinh thần nhân đạo trong “Truyện Kiều”)
Từ “cho nên” chuyển đoạn theo cách nàõ?
Chuyển đoạn bằng từ chuyển tiếp.
Chuyển đoạn bằng từ liên kết.
c. Chuyển đoạn bằng câu chuyển tiếp.
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
[...] Sau đây, người ta sẽ cảm thấy một nỗi trống trải do cái chết của bậc vĩ nhân ấy gây ra.
Giống như Đác-uyn tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu ca, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người [...].
(Ăng- ghen - Điếu văn đọc trước mộ Mác)
Phần trích trên đã chuyển đoạn bằng cách nào?
Chuyển đoạn bằng suy luận nhân quả.
Chuyển đoạn bằng suy luận móc xích.
Chuyển đoạn bằng suy luận tương phản.
Chuyển đoạn bằng suy luận tương đồng;
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
[...] Trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng.
Chưa bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam Phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Chưa bao giờ [...] Chưa bao giờ [...].
(Hoài Thanh - Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca) Phần trích trên đã chuyển đoạn bằng cách nào?
Chuyển đoạn bằng suy luận nhân quả.
Chuyển đoạn bằng suy luận móc xích, c. Chuyển đoạn bằng suy luận tương phản.
D. Chuyển đoạn bằng suy luận tương đồng.
Nối hai cột A và B để thấy được sự tương đương giữa bôí cục bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” (Ăng-ghen) với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu):
A
Lung khởi
Thích thực
Ai vãn
Kết
B
Tóm tắt sự nghiệp của Mác cống hiến cho nhân loại.
Nỗi tiếc thương, kính phục của nhân loại và của người viết đốì với Mác.
Khẳng định sự bất tử của Mác
Báo tin ngày giờ Mác qua đời và nỗi tiếc thương của mọi người đốì với Mác.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:
1D 2 (A-3, B-4, C-2, D-l) 3 (A-2, B-l, C-4, D-3) 4A 5A 6A 7C	8A 9C 10A 11B 12A 13A 14B 15 (A-4, B-l, C-2, D-3)