Soạn bài Viết đoạn văn nghị luận

  • Viết đoạn văn nghị luận trang 1
  • Viết đoạn văn nghị luận trang 2
  • Viết đoạn văn nghị luận trang 3
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
Muôn viết thành công một đoạn văn nghị luận, cần chú ý:
Nắm vững vị trí của đoạn văn ấy trong bài văn để có thể chuyển ý, chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm cho hợp lí.
Tìm đủ các luận cứ chuẩn xác, vững chắc, phù hợp với yêu cầu làm sáng tỏ luận điểm. Sắp xếp các luận cứ ấy theo một trật tự rành mạch, hợp lí để người đọc có thể tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú.
Tìm cách diễn đạt luận điểm và các luận cứ thành những câu văn đúng ngữ pháp, trong sáng và liên kết chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: Văn bản Tinh thần nhân đạo trong “Truyện Kiều” của Đặng Thai Mai (1) và vàn bản của Trần Thị Băng Thanh viết về “Bài ca ngất ngưởng” (2):
Câu chốt của hai đoạn văn:
Đoạn 1 trong văn bản (1) có câu chót là:
Qua tập truyện của Nguyễn Du, người ta thấy những cảnh đáng thương nhất trong xã hội phong kiến.
Đoạn 2 trong văn bản (2) có câu chốt là:
Song Nguyễn Công Trứ vốn là một tính cách mạnh, sự bâng khuâng triết học đó không dừng lại lâu trong ông.
Cả 2 đoạn văn trên đều có phần sơ kết đoạn và đều được viết ở cuối đoạn. Tuy vậy cách sơ kết đoạn của hai tác giả không giống nhau:
Sơ kết đoạn văn của văn bản (1) là một câu thơ. Người viết mượn thơ Nguyễn Du “Đau đớn thay... lời chung”.
Sơ kết đoạn văn của văn bản (2) là ý kiến trực tiếp của tác giả bài nghị luận “Không hẳn là... khinh bạc”.
Cách lập luận và diễn đạt của hai tác giả (Đặng Thai Mai, Trần Thị Băng Thanh) khá chặt chẽ, hài hòa dẫn chứng và lí lẽ; vãn viết trôi chảy, phối hợp câu dài, câu ngắn, câu thơ và câu văn xuôi...
Trong mỗi bài nghị luận có 3 loại đoạn văn:
Đoạn văn ở phần Mở bài', có nhiệm vụ nêu vấn đề, xác lập luận đề mà bài nghị luận phải giải quyết.
Các đoạn văn ở phần Thân bài: có nhiệm vụ triển khai các vấn đề nghị luận.
Đoạn văn ở phần Kết bài: có nhiệm vụ tổng hợp, khái quát toàn văn bản nghị luận, hoặc mở rộng, khơi sâu vấn đề; hoặc liên hệ thực tế, hoặc nêu cảm nghĩ riêng của người viết.
Đoạn văn nghị luận văn học khác đoạn văn nghị luận xã hội là nội dung, dẫn chứng và lí lẽ trong phạm vi văn học là chính; sử dụng các thao tác nghị luận, phân tích, bình giảng, bình luận là chính.
Phần giải quyết vấn đề trong bài nghị luận thường gồm 2, 3 đoạn. Mỗi đoạn có nhiệm vụ chi tiết hóa, cụ thể hóa ý tưởng của người viết, tập trung làm sáng tỏ luận đề ở phần mở bài.
Đoạn văn thường có kết cấu:
Mở đoạn - câu chốt;
Phát triển đoạn - các câu nôi tiếp chặt chẽ với nhau tập trung làm rõ ý của mở đoạn;
Sơ kết đoạn - nhấn mạnh ý toàn đoạn.
Đấy là kết cấu điển hình theo kiểu tổng - phân - hợp. Trong thực tế, người ta có thể trình bày theo kiểu diễn dịch, quy nạp, so sánh,... Tùy cách trình bày ý (còn gọi là lập luận, hoặc luận chứng) của người viết, đoạn văn có dạng kết cấu khác, nhưng vẫn đảm bảo kết cấu tương tự như trên.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tại sao trước khi viết đoạn văn phải lập dàn ý của bài văn?
Vì đoạn văn là một bộ phận nhất định của bài văn, đứng ở một vị trí nhất định trong bài văn.
Vì đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với các đoạn đứng trước nó. c. Vì đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với các đoạn đứng sau nó.
D. Vì cả ba lí do trên.
Dòng nào không phải là yêu cầu của việc tìm luận điểm cho một bài văn?
Luận điểm phải phù hợp với lẽ phải và sự thật.
Luận điểm phải phù hợp với nhu cầu làm sáng tỏ luận đề. c. Luận điểm phải thỏa mãn được nhu cầu của người viết.
D. Đủ luận điểm để giải quyết được toàn bộ vấn đề.
Trong một bài văn nghị luận, việc sắp xếp luận điểm không cần , phải đạt yêu cầu nào?
Có tính hệ thông
Hợp lí, chặt chẽ
c. Đúng theo trình tự bô' cục của tác phẩm
D. Giúp người đọc từng bước nhận thức được vấn đề.
Cho đề bài “Tác hại của sự lười biếng”, luận điểm “Lười biếng dễ làm con người hư hỏng, bạc nhược, ươn hèn” có thể xếp vào luận điểm lớn nào sau đây?
Cái hại	của	sự	lười biếng	đốì	với xã hội.
Cái hại	của	sự	lười biếng	đô'i	với gia đình,
c. Cái hại	của	sự	lười biếng	đối	với bản thân.
Dòng nào	không phải là	yêu cầu đôi với việc viết một đoạn văn
nghị luận?
Nắm vững vị trí của đoạn văn -ấy trong bài văn để có thể chuyển ý, chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm cho hợp lí.
Tìm đủ các luận cứ chuẩn xác, vững chắc, phù hợp với yêu cầu làm sáng tỏ luận điểm. Sắp xếp các luận cứ ấy theo một trật tự rành mạch, hợp lí để người đọc có thể tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú.
c. Tìm các chi tiết tiêu biểu đế’ làm nổi rõ chủ đề và tính cách nhân vật.
D. Tìm cách diễn đạt luận điểm và các luận cứ thành những cầu văn đúng
ngũ' pháp, trong sáng và liên kết chặt chẽ với nhau.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:
1D 2C 3C 4C 5C