Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

  • Vào phủ chúa Trịnh trang 1
  • Vào phủ chúa Trịnh trang 2
  • Vào phủ chúa Trịnh trang 3
  • Vào phủ chúa Trịnh trang 4
  • Vào phủ chúa Trịnh trang 5
  • Vào phủ chúa Trịnh trang 6
  • Vào phủ chúa Trịnh trang 7
  • Vào phủ chúa Trịnh trang 8
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự )
Lê Hữu Trác
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu:
Lê Hữu Trác (1720 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).
Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy thuốc để truyền bá y học. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 qúyển, biên soạn trong gần 40 năm, là một công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại.
Không những thế, tác phẩm còn có giá trị văn học vì đã ghi lại cảm xúc chân thật của tác giả đồng thời bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc trong thời gian đi chữa bệnh ở các miền quê. Qua tác phẩm, có thể thấy Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ lớn.
“Thượng kinh kí sự” là tập kí sự bằng chữ Hán (viết nàm 1782 và khắc in năm 1885), được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như là một quyển phụ lục.
Kí sự là một thể loại kí ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đôi hoàn chỉnh.
Thượng kinh kí sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sông xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa - những điều mắt thấy, tai nghe trong dịp được chúa Trịnh Sâm triệu về kinh chữa bệnh cho chúa và thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm cũng cho thấy thái độ khinh thường lợi danh của tác giả qua cuộc đấu tranh kiên trì để thoát khỏi sự trói buộc của công danh. Tác phẩm kết thúc với việc Lê Hữu Trác được trở về nhà (Hương Sơn, Hà Tĩnh), về với cuộc sông tự do trong tâm trạng hân hoan, tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.
Đọc - Hiểu văn bản:
Đoạn trích tả cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thê lực của nhà chúa qua cái nhìn của tác giả lần đầu tiên được vào phủ chúa.
Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc miền quê lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ này (tác giả tuy là “con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa", từng biết nhiều nơi trong cấm thành, nhưng việc trong phủ chúa thì “chỉ mới nghe nói ”).
Quang cảnh ở phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm, nói lên quyền uy tột bậc của nhà chúa.
Khi vào phủ phải trải qua nhiều lần cửa, với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp".
Trong khuôn viên phủ chúa, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". Điều đó cho thấy chúa giữ vị trí trọng yếu và có uy quyền tôi thượng trong triều đình.
Bài thơ của tác giả minh chứng rõ thêm sự quyền uy và sang trọng của phủ chúa.
Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt,
Cả trời Nam sang nhất là đây !
Lầu từng gác vẽ cung mây,
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.
Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,
Vườn ngự nghe vẹt nói đôi phen.
Quê mùa, cung cấm chưa quen,
Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào !
Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ: Thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử (xem mạch cho thế tử), hầu trà (cho thế tử ucing thuốc), phòng chè (nơi thế tử uống thuốc)...
Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại, xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi mà chỉ viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch"...
Thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuôc phục dịch và lúc nào cũng có “mấy người dứng hầu hai bên”. Thế tử chỉ là một đứa bé năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già - phải quỳ lạy bốn lạy, xem mạch xong lại lạy bốn lạy trước khi lui ra. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.
Sự tinh tế, sắc sảo của tác giả đọng lại ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng, như việc thế tử, một đứa bé, ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc, một cụ già, quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen “Ông này lạy khéo !”. Hoặc khi đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi hước vào. ơ trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy..". Tác giả chú ý đến các chi tiết bên trong cái màn là nơi “Thánh thượng đang ngự'-. “Có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phắn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”. Việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc không cần thêm một lời bình luận nào.
Thái độ, tăm trạng và những suy nghĩ của tác giả
Trước những cảnh được chứng kiến trong phủ chúa, Lê Hữu Trác không bộc lộ trực tiếp thái độ, nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại đây đó, có thể thấy được phần nào thái độ của người viết.
Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác giả đã nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường” và vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả trong phủ chúa (với gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vườn ngự có hoa thơm, chim biết nói, nghìn tầng cửa lính gác nghiêm ngặt..), trong đó có lời khái quát: “Cả trời Nam sang nhất là đây !”.
Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét: “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của đại gia”.
Đường vào nội cung thế tử được nhận xét là:“ở trong tối om, không thấy có của ngõ gì cả". Cảnh nội cung cũng được miêu tả chi tiết như củng cố thêm cho những nhận xét của tác giả khi vừa vào đến phủ.
Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét: “Vì thế tử ở trong chốn màn che, trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.
Qua những chi tiết trên, có thể thấy, mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa, nhưng tác giả lại tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất này và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử diễn biến phức tạp. Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử, đưa ra những luận giải hợp lí, thuyết phục và có cách chữa đúng bệnh, nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc. Để tránh những điều không thích thú này, cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt. Nhưng làm thế thì lại trái y đức, trái lương tâm, phụ lòng ông cha. Hai suy nghĩ này giằng co, xung đột nhau. Cuối cùng, lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Tác giả đã gạt sang một bên cái sở thích của riêng mình để làm-tròn trách nhiệm. Và khi đã quyết, tác giả thẳng thắn đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình, mặc dù ý kiến đó trái với ý kiến của đa số thầy thuốc thông thường làm cho quan Chánh đường ngần ngại “íỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần". Những chi tiết về việc chữa bệnh của Lê Hữư Trác đã cho thấy:
+ Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm.
+ Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
+ Kơn nữa, Lê Hữu Trác còn là một con người khinh thường lợi danh,
quyền quý, yêu thích tự do và nếp sông thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù tận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giàu sang, và việc được hưởng thụ giàu sang đang nằm trong tầm tay, nhưng tác giả vẫn dửng dưng không mảy may rung động.
Quan điểm sống này cũng gián tiếp cho thấy tác giả không đồng tình với việc thụ hưởng lạc thú quá mức xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia. Ý muôn “về núi”của Hải Thượng Lãn Ông là một sự đối nghịch gay gắt với quan điểm sông của gia đình chúa Trịnh và bọn quan quyền dưới trướng. Không cần bình luận nhiều, nhưng những thứ sơn son thếp vàng, võng điều áo đỏ, đền đuôc lấp lánh, hương hoa ngào ngạt... đặt bên cạnh cái thanh đạm của một ông già áo vải “ở nơi quê mùa” tự nó đã phơi bày ra sự tương phản giữa đục và trong.
Do đó, có thể nói tính chân thực của Thượng kinh kí sự, đặc biệt là đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có một giá trị hiện thực hết sức sâu sắc.
Tổng kết:
Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời qua đó cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh".
GỢIÝ
“Thượng kinh kí sự’ là tác phẩm kí độc đáo được Lê Hữu Trác hoàn thành vào tháng 8 - 1783. Ớ đó, tác giả đã kết hợp nhiều bút pháp nghệ thuật: du kí, nhật kí, hồi kí, kí phong cảnh, kí ghi người, ghi việc,... Đến “Thượng kinh kí sự”, thể kí văn học đích thực mới thật sự ra đời. Đọc tác phẩm, ta thấy hình tượng nhân vật tác giả hiện lên rõ ràng, sinh động.
Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, Lê Hữu Trác không bộc lộ trực tiếp thái độ, nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại dây đó, có thể thấy được phần nào thái độ, và cùng với nó là hình ảnh của người viết.
Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm.
Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
Hơn nữa, Lê Hữu Trác còn là một con người khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù tận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giàu sang, và việc được hưởng thụ giàu sang đang nằm trong tầm tay, nhưng tác giả vẫn dửng dưng không mảy may rung động. Ông hoàn toàn dửng dưng trước những quyến rũ vật chất này và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
SÁNG MÃI Y ĐỨC HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Lê Hữu Trác sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc dòng dõi công khanh quý tộc. Ông nội, bác ruột và cha chú, anh em đều đỗ tiến sĩ và làm quan đại thần dưới các triều vua Lê, chúa Trịnh. Thuở' nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, hiếu học và có chí lớn. Ngày đêm ông quyết chí dùi mài kinh sử với ước mong thi cử công thành danh toại, để bước vào đời thực hiện hoài bão kinh bang tế thế mà ông hằng mơ ước. Nhưng ông vào đời gặp lúc xã hội phong kiến thời Lê mạt đang trên đường suy vong, chính sự đầy rẫy bất công, thối nát; nhân dân lầm than đói khổ. Vì thế, ông đã sớm bỏ con đường công danh phù phiếm, trở về quê mẹ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, quyết tâm tu học và hành nghề thầy thuốc để cứu nhân độ thế.
Suốt đời ông không những đã quên mình cứu người, giúp đời mà còn dày công biên soạn nhiều tài liệu quý về y dược và mở trường đào tạo truyền bá y nghiệp cho nhiều thế hệ lương y. Cống hiến vĩ đại nhất của Lê Hữu Trác đối với lịch sử phát triển của nền y học dân tộc cả về mặt lí luận và thực tiễn là bộ sách kinh điển nổi tiếng: “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Đây là một công trình kế thừa đầy sáng tạo những thành tựu y học của nhiều thế hệ lương y nổi tiếng trong và ngoài nước, gồm 28 tập, 66 quyển, đã được ông biên soạn công phu trong suốt 40 năm.
“Hải Thượng y tông tâm lĩnh" từ lâu đã được y giới Việt Nam xem là bộ “Bách khoa toàn thư y học thế kỷ XVIIT’ và cũng là bộ sách y học lớn nhất của nền Đông y Việt Nam. Bộ sách quý này không những đã làm “sách gối đầu giường” cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam hàng trăm năm trước đây, mà còn là một hệ thống y lí, di sản y học quý báu nhất của dân tộc, được các nhà khoa học hiện đại đánh giá như là “một kì công y học của dân tộc và thê' giới”.
Hải Thượng Lãn Ông còn là một nhà giáo huấn nhân tâm học nổi tiếng, đã để lại cho đời một tấm gương sông cao đẹp và những lời di huấn bất hủ về y đức, y thuật của người thầy thuốc chân chính, mà ngày nay mỗi lần đọc lại ta thấy vẫn còn nóng hổi tính thời sự và giá trị nhân bản đích thực của nó.
Trong “Y liuắn cách ngôn”, quyển mở đầu của bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, Lãn Ông đã quan niệm rằng:
“Thầy thuốc là nghề cao thượng, vì thế phải giữ khí tiết cho trong sạch... Đạo làm thuốc là nhân thuật, chuyên hảo vệ sinh mạng của con người, phải lo cái lo của con người, vui cái vui của con người, lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lại, kể công...”.
Hải Thượng Lãn Ông đã đề ra chín điều cần phải làm của người thầy thuốc:
Người học thuốc những lúc nhàn rỗi, phải siêng năng tìm hiểu, nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, nếu thường xuyên chịu khó học hỏi, phát triển, sáng tạo, nhập tâm được vấn đề, mắt thấy rõ được nghĩa lí thì tất nhiên tay sẽ làm đúng và không phạm phải sai lầm.
Khi được mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh gấp hay không, để sắp xếp thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi tới trước, chỗ tới sau, hoặc khi bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ bất minh thì khó mong được bệnh nihẩn thông cảm, như thế việc cứu chữa sẽ kém phần hiệu quả.
Khi xem bệnh cho phụ nữ, ni cô, đàn bà góa phải có người nhà bên cạnh mới vào phòng thăm bệnh, để tránh sự nghi ngờ. Dù cho đến chỗ con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đúng đắn, coi họ như con nhà tử tế, chớ nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính.
Làm nghề thầy thuốc phải toàn tâm, toàn ý nghĩ đến việc giúp đỡ cứu người. Không nên chơi bời bê tha, chểnh mảng với công việc cứu giúp bệnh nhân, gây bất hạnh cho người đời. Thầy thuốc phải luôn luôn biết nhiệm vụ của mình quan trọng như thế nào.
Gặp bệnh nguy cấp, nên đem hết sức mình ra cứu chữa. Song trước khi cho thuốc, phải nói cho gia đình bệnh nhân biết, và tùy khả năng của họ mà kê đơn bốc thuổc. Như vậy, nếu kết quả tốt đẹp thì người ta sẽ cảm phục mình, nếu bệnh nhân không khỏi cũng không có sự oán trách và tự mình cũng không hổ thẹn.
Thuốc men dùng để chữa trị bệnh nhân thì nên mua thuốc tốt, bào chế, cất giữ cẩn thận. Khi lập phương mới phải phỏng theo ý của người xưa, chớ nên lập những phương bừa bãi để chữa bệnh. Nên chế sẵn nhiều loại thuốc và có cả thuốc sắc, thuốc tán. Như thế khi gặp bệnh nhân nguy cấp mới không bó tay và có thuốc dùng ngay.
Khi gặp bạn đồng nghiệp, cần phải khiêm tốn học tập kinh nghiệm, hòa nhã kính nhường, không nên kiêu ngạo, khinh nhờn. Phải kính trọng người lớn tuổi hơn mình. Coi người giỏi như bậc thầy, nhân nhượng người kiêu căng, dìu dắt người còn thua kém mình. Giữ được lòng đức hậu như thế, nghề làm thầy thuôc sẽ được thanh thản và hạnh phúc.
Khi đến xem bệnh ở những nhà nghếo túng hay những người mồ côi, góa bụa, nghèo khổ, hiếm hoi càng nên ưu ái chăm sóc đặc biệt. Bởi vì những người giàu sang không lo thiếu thầy, thiếu thuốc. Chỉ những người nghèo khổ mới không có điều kiện đón thầy giỏi. Nếu ta thành tâm cứu chữa những người bệnh một giờ thì có thể họ được cứu sống cả một đời. Đối với những người con hiếu thảo, vợ hiền, nghèo mà có bệnh, ngoài việc cho thuốc còn nên tùy hoàn cảnh và điều kiện của mình mà chu cấp cho họ. Vì có thuốc mà không có ăn thì cũng đi đến chỗ chết. Phải cho họ được sông toàn diện, mới đáng gọi là nhân thuật. Những kẻ vì chơi bời phóng đãng mà nghèo túng và mắc bệnh thì không đáng thương tiếc lắm.
Khi cứu chữa cho ai khỏi bệnh rồi chớ có mưu cầu đền ơn. Nhận quà biếu xén của người khác thường sinh ra nể nang, cầu cạnh những người giàu sang, tính khí thất thường, mình sẽ bị họ khinh rẻ. Tâng bốc người ta để cầu lợi thường hay sinh chuyện. Nghề thầy thuốc là nghề thiêng liêng cao quý, phải giữ đức cho trong, giữ lòng cho sạch.
Lời y huấn của Hải Thượng Lãn ông luôn luôn đi đôi với việc làm. Nhiều thế hệ học trò của ông không chỉ nghe lời thầy dạy mà còn phấn đấu học tập làm theo những nghĩa cử cao đẹp của thầy.
Câu chuyện sau đây đã nói lên nguyên tắc “tri - ngôn - hành hợp nhất” (biết - nói - làm thống nhất với nhau} của Hải Thượng Lãn ông trong suốt cuộc đời làm người thầy thuốc chân chính của mình. Ở bệnh án số 8 của tập “Y dương án” (một trong số 28 tập của bộ “Y tông tâm lĩnh”), Lãn Ông đã kể rằng:
Có một gia đình thuyền chài tên là Thuộc, có cháu bé bị bệnh đậu mùa rất nặng. Nhà quá nghèo nên không có điều kiện mời thầy và cũng không có điều kiện mua thuốc chữa trị cho con. Hay tin, Lãn Ông đã vội vã đến thăm, khám bệnh và giúp đỡ thuốc men rất chu đáo.
Giữa mùa hè nóng bức, cháu bé ốm nặng nằm liệt trong chiếc thuyền nan nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ. Mỗi lần ông đến thăm bệnh đều phải cởi bỏ hết quần áo để lại trên bờ. Mũi phải nút bông và nín hơi không dám thở nhiều vì mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc không thể nào chịu nổi. Khi khám bệnh xong, đầu óc ông choáng váng, mồ hôi đổ ra như tắm. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khó ngại khổ. Ông đã tận tình chẫm sóc cháu bé đến suốt một tháng trời mới chữa khỏi bệnh. Ngày chia tay với gia đình bệnh nhân, chẳng những ông không nhận tiền thù lao mà còn giúp đỡ thêm gạo, củi, dầu, đèn...
Thật đúng là tấm lòng “Người thầy thuốc như mẹ hiền”.
Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một đại danh y lỗi lạc của dân tộc mà còn là một nhà tư tưởng lớn, nhà văn, nhà thơ xuất sắc trên vần đàn Việt Nam thế kỷ XVIII.
Thơ văn Hải Thượng Lãn Ông mang tinh thần nhân đạo cao cả của một nhà hiền triết phương Đông vôh xem thường phú quý, ghét vinh hoa:
Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Ông đã vượt lên trên những danh lợi tầm thường mà người đời thường lắm kẻ đua chen:
Bái biệt lầu rồng kinh khuyết lạnh,
Gươm đàn vội vã bước chân ra.
Để trở về hành đạo cứu đời với tâm hồn của người thầy thuốc nghệ sĩ: Ngày ngày xem bệnh vừa xong,
Đêm đêm tựa bóng trăng trong gảy đàn.
Và chẳng bao giờ mưu tính một điều gì cho riêng mình:
Thiện tâm cốt ở cứu người,
Sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu !
Biết vui nghèo cũng hơn giàu,
Làm ơn nào phải mong cầu trả ơn?
Trọn đời Hải Thượng Lãn Ông đã làm việc hết mình vì những niềm vui và hạnh phúc của mọi người mà chẳng hề mưu tính một điều gì cho riêng mình. Song sự nghiệp y học cao cả và ảnh hưởng, tác động của tư tưởng và cuộc đời Lãn Ồng đối với lịch sử phát triển của nền y học dân tộc thì vĩ đại vô cùng !...
Hải Thượng Lãn Ông là một trong “những thiên tài của đát nước", “mãi mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang cho giống nòi” (Trường Chinh - Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam - NXB Sự thật, Hà Nội 1976).
Nguyễn Xuân Tùng