Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích)

  • Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) trang 1
  • Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) trang 2
  • Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) trang 3
Văn bản
BfilCfl CÔN SƠN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Thây được sự hòa nhập giữa tâm hồn của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là ức Trai. Năm 1400, ông thi đậu Thái Học sinh, làm quan dưới đời nhà Hồ. Sau đó ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, có vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi đã trở thành nhà tư tưởng lớn, nhà quân sự thiên tài, nhà ngoại giao xuất chúng, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc. Nhưng cuối cùng ông bị đem ra xử một cách oan uổng và thảm thương sau vụ nhà vua chết đột ngột ở Lệ Chi Viên (vườn vải) năm 1442. Cả nhà ông bị tru di tam tộc. Năm 1464 vua Lê Thánh Tông đã rửa oan và truy tặng ông chức Tán trù bá. Sau đó vua Lê Tương Dực lại truy tặng tước Tế văn hầu. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới năm 1980.
Bài ca Côn Sơn trích trong bản dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Tác giả sáng tác khoảng năm 1440 - 1442 lúc về nghỉ ở Côn Sơn.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Nhận dạng thể thơ của đoạn thơ dịch trích trong bài.
Bài ca Côn Sơn là một bài thơ dịch theo thể lục bát (một câu 6 chữ, một câu 8 chữ và không hạn định số câu).
Cách hợp vần trong đoạn thơ này:
Chữ cuối của câu 1 (rầm) hợp vần với tiếng thứ sáu của câu thứ 2 (cầm). Tiếng thứ 8 của câu 4 (êm) hợp vần với tiếng thứ 6 của câu 5 (nêm). Tiếng thứ sáu của câu 7 (râm) hợp vần với tiếng thứ sáu của câu 8 (ngâm).
Em hãy tìm trong bài thơ có mấy từ ta và trả lời câu hỏi.
Trong bài từ Ta có mặt năm lần (riêng ta lên ta nằm có thể xem là một).
Ta là Nguyễn Trãi, là thi sĩ.
Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật hiện lên trong đoạn thơ:
Ta nghe tiếng suôi tưởng như nghe tiếng đàn cầm.
Ta ngồi trên đá tưởng ngồi chiếu êm.
Ta nằm bóng mát.
Ta ngâm thơ nhàn.
Qua những hành động của nhân vật Ta, hiện lên một Nguyễn Trãi đang sông thanh thản và an nhàn, thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn.
Tiếng suối chảy rỉ rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von giúp em cảm nhận được điều gì?
Tác giả nghe tiêng suối chảy rì rẩm lại ví với tiếng đàn cầm, tức là trước âm thanh rì rầm của suôi, tác giả thấy êm ái, du dương như nghe tiếng đàn bên tai.
Nằm trên đá rêu phơi lại ví với nằm trẽn chiếu êm. Cả hai câu thơ này vừa tả cảnh (Cảnh Côn Sơn có tiếng suối chảy rì rầm và cảnh đá rêu phơi) vừa nêu cảm xúc của tác giả (tiếng đàn cầm và nằm trên chiếu êm) yêu mến thiên nhiên và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ của Nguyễn Trãi khiến ta liên tưởng với câu thơ của Hồ Chí Minh trong bài Cảnh khuya'. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
Cùng với hình ầnh Ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả ra sao?
Cùng với hình ảnh Ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những hình ảnh, sắc thái, âm thanh.
Những cảnh nên thơ của Côn Sơn:
+ Suối: chảy rì rầm như tiếng đàn cầm bên tai.
+ Đá: rêu phơi - như đệm êm.
+ Thông: mọc dày - như nêm; bóng trúc - râm mát.
Thiên nhiên và con người hòa với nhau làm một. Suối chảy rì rầm như thủ thỉ trò chuyện với người, những tảng đá rêu phơi đem lại cảm giác êm ái, thông mọc dày đặc như nêm mà không âm u, ghê rợn, trái lại tác giả lại thây thích thú. Cảnh vật đồng cảm với người khiến cho nhà thơ rung động. Nhà thơ và thiên nhiên hòa làm một.
ơ đây, ta thấy tác giả sử dụng một loạt những động từ (nghe, ngồi, nằm, ngâm) gợi lên những cảm giác mà nhà thơ rung động trước cảnh đẹp của Còn Sơn. Những động tác đó diễn ra rất hợp lí, phù hợp với diễn biến, tình cảm nội tâm của nhà thơ.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong bài Bài ca Côn Sơn với tiếng suôi trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau?
Cả hai bài thơ đều nói về “tiếng suối” nhưng cách cảm nhận về tiếng suối có khác nhau: một bên nghe tiếng suối tưởng như nghe tiếng đàn cầm, một bên nghe tiếng suôi tưởng như tiếng hát. Đàn cầm và tiếng hát
tuy khác nhau nhưng đều là âm nhạc. “Tiếng suối” đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ và tâm hồn đó luôn luôn hòa nhập với thiên nhiên. Điều đó thể hiện nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sĩ lớn lao của cả hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh.
h) Học thuộc đoạn trích: Bài ca Côn Sơn (học sinh tự học).