Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

  • Tìm hiểu chung về văn nghị luận trang 1
  • Tìm hiểu chung về văn nghị luận trang 2
  • Tìm hiểu chung về văn nghị luận trang 3
  • Tìm hiểu chung về văn nghị luận trang 4
TÌM HlỂíí CHONG VỂ VÃN NGHỊ LtlệN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu thế nào là văn bản nghị luận.
Đặc điểm chung và nhu cầu sử dụng văn nghị luận trong đời sông.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Văn bản nghị luận thực châ't là văn bản thuyết lí, văn bản nói lí lẽ nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vân đề đặt ra.
1. Nhu cầu nghị luận
Trong đời sông em thường gặp các vấn đề:
Không nên hút thuốc lá.
Hãy nói không với ma túy.
Thực hiện nếp sông văn minh nơi công cộng.
Giữ gìn thành phô' sạch đẹp.
Khi gặp các vấn đề này ta không trả lời bằng các kiểu vần bản như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà phải dùng văn nghị luận, tức là dùng những lí lẽ để nêu lên các nhận định, quan điểm thái độ trước một vấn đề buộc người khác phải công nhận điều mình nói.
Một sô' các văn bản nghị luận ta thường gặp trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình: Bình luận thể thao, hỏi đáp về pháp luật, sức khoẻ... những bài xã luận...
VIỆT NAM LUÔN BẢO ĐẢM QUYỂN CON NGUỜI
THÔNG QUA NHẢ NUỞC PHÁP QUYỀN
Theo TTXVN, ngày 14-1-2005 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trả lời câu hỏi của phóng viên về những nhận xét liên quan đến Việt Nam trong báo cáo hằng năm của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) ngày 13-1-2005. Ông Lê Dũng nói: Những nhận xét liên quan đến Việt Nam trong báo cáo hàng năm của HRW, ngày 13-1-2005 đã dựa trên những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc nâng cao đời sông mọi mặt của người dân, bảo đảm các quyền con người thông qua việc xây dựng một nhà nước pháp quyền hoàn thiện, hành lang pháp lí và các cơ chê' bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, trong đó, có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rất rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam. Internet, một phương tiện truyền thông mới, cũng được phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như mọi quô'c gia khác trên thê' giới, các thông tin gây rô'i loạn an ninh, trật tự; phân biệt chủng tộc, khủng bô', vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục và các vi phạm pháp luật khác không được phép lưư hành tại Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân.
Mọi tôn giáo mà tổ chức giáo hội có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật Việt Nam, đều được phép hoạt động. Ở Việt Nam, không ai bị bắt vì lí do chính kiến hoặc vì lí do tôn giáo, chỉ có những người vi phạp pháp luật và bị xử lí theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
(Theo báo Sài Gòn giải phóng - Chủ nhật ngày 16-1-2005)
Thế nào là văn bản nghị luận
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Bác Hồ viết bài văn này nhằm mục đích: Bác mong muôn tất cả người dân Việt Nam đều biết chữ, có kiến thức mà xây dựng nước nhà.
Bài viết của Bác đã đưa ra nhiều ý kiến:
Thực dân Pháp "ngu dân" để cai trị dân ta.
Hầu hết người dân đều mù chữ.
Đưa ra những biện pháp để chông nạn thất học.
Luận điểm trong bài này:
Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức... phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên lí lẽ:
Sô' người thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
Những điều kiện để người dân xây dựng nước nhà.
Những biện pháp thực tế trong việc chống nạn thất học.
LUYỆN TẬP
1. Đọc bài văn "Cần tạo thói quen tốt trong đời sông xã hội" và trả lời câu hỏi.
Đây là bài vãn nghị luận: Mặc dù trong bài có kể một số’ thói quen xấu nhưng cách thức trình bày, việc nêu lí lẽ lại rất sắc bén cụ thể, đặc biệt tác giả đã sử dụng lối so sánh, diễn dịch, rất phong phú rõ ràng.
Tác giả đã đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sông xã hội" và đây cũng chính là nhan đề của bài nghị luận.
Để thuyết phục người đọc tác giả đã đưa ra lí lẽ và dẫn chứng:
Thói quen vứt rác bừa bãi.
Ăn chuối xong vứt vỏ ra ngoài đường.
Vứt rác xuống mương.
Vứt rác, vứt vỏ chai ra ngoài đường.
Bài viết này nhằm giải quyết một vân đề trong thực tế đời sông "Cần tạo cho mình một thói quen tốt", một nhu cầu giao tiếp đời thường trong xã hội.
Bô' cục của bài văn:
Bài văn gồm ba phần:
Mở bài: Giới thiệu các thói quen: tốt và xâu.
Thân bài: Trình bày các thói quen cần loại bỏ, phê phán.
Kết bài: Đề xuâ't hướng phấn đấu tự giác của mọi người để tạo ra nếp sông đẹp, văn minh.
Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận
Đoạn văn 1: Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhân chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, giết giặc."
Hồ Chí Minh
Đoạn văn 2: Trong bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
"... Tôi biết người da trắng không hiểu cách sông của chúng tôi. Đô'i với t họ, mảnh đất này như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ trong lòng dất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiên đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc..."
Bài văn Hai hiển hồ là bài văn kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng để từ đó nêu lên hai cách sống của con người.