Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 1
  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 2
  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 3
Văn bản TINH THẦN YÊU NƯỚC củfĩ NHỞN DÂN TR
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một truyền thông quý báu của dân tộc.
Thấy được giá trị của những câu văn có hình ảnh so sánh.
TÌM HIỂU NỘI ĐUNG
Bài vãn nghị luận về vân đề Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu chốt thâu tóm ngay trong phần mở bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
Bô' cục của bài văn râ't phù hợp với trình tự lập luận trong bài:
Mở bài: Từ đầu đến "lũ bán nước vạ lủ cướp nước". Nêu vâ'n đề nghị luận: Tinh thần yêu nước vô'n là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó là làn sóng vô cùng mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, nguy hiểm, để làm nên chiến thắng.
Thân bài: Từ Lịch sử ta đã có đến lòng nồng nàn yêu nước.
Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chông ngoại, xâm của dân tộc ta (từ xưa tới nay).
Kết bàị: Từ Tinh thần yêu nước đến hết: Bổn phận của mỗi người dân Việt Nam phải làm cho tinh thần yêu nước được phát triển mạnh mẽ.
Để chứng minh cho nhận định "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc đấu tranh chông giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Trọng tâm của việc chứng minh là những biểu hiện yêu nước trong cuộc kháng chiến đó.
Để tăng sức thuyết phục tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người, mọi giới mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.
Trong bài văn tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh rất đặc sắc ở đoạn cuối: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín dáo trong rương, trong hòm".
Với những hình ảnh so sánh ấy người đọc có thể thây rõ sức mạnh tiềm tàng nhưng rất kín đáo của tinh thần yêu nước.
Đọc đoạn văn từ ' Đồng bào ta ngày nay" đến "lòng nồng nàn yêu nước"
Câu mở đoạn và câu kết đoạn:
Câu mở đoạn: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".
Câu kết đoạn: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
Cả hai câu này đều khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta.
Các dẫn chứng trong đoạn này sắp xếp theo kiểu liệt kê theo mô hình liên kết "từ... đến" và được sắp xếp theo cùng một bình diện như lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú.
Nghệ thuật nghị luận của bài này có hai điểm nổi bật:
Sử dụng hình ảnh so sánh.
Dùng phép liệt kê với mô hình liên kết "từ... đến".
LUYỆN TẬP
Học thuộc lòng đoạn từ đầu đến "tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Học sinh tự học.
Viết một đoạn văn theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết "từ... đến”.
Ví dụ: Tổ quốc ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ quốc ta nay đã hoàn toàn thống nhất. Từ các cụ già đến các cháu thiếu nhi. Từ đồng bào miền xuôi đến đồng bào miền ngược đang ra sức xây dựng cuộc sông mới.
Đất nước ta thật là tươi đẹp. Từ cảnh gió núi tráng ngàn ở miền ngược đến cảnh ruộng đồng bát ngát ở miền xuôi, tất cả đều đem đến cho chúng ta một tình yêu Tô’ quốc. Chúng ta có quyền mơ tưởng tới hình ảnh ngày mai của một Việt Nam hùng mạnh và giàu đẹp.