Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 1
  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 2
  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 3
Văn bản CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Thấy được tình cảm yêu quê hương sâu đậm của nhà thơ.
Hiểu đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, thủ pháp đốì cùng tác dụng của nó. Bô" cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Có người cho rằng Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không?
Muôn biết ý kiến đó có đúng không, ta hãy phân tích bài thơ:
Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương
Hai câu thơ này không phải tả cảnh thuần túy, chủ thể của đốì tượng miêu tả ở đây vẫn là con người: con người nằm ở giường nhìn ánh trăng rọi. Nếu ta thay chữ sàng bằng chữ đình thì ý nghĩa của câu thơ sẽ thay đổi vì người đọc sẽ nghĩ rằng tác giả đang ngồi ở ngoài đọc sách nhìn ánh trăng soi. Như vậy trăng ở ngoài săn với trăng ở trước giường hoàn toàn khác nhau. Chữ sàng gợi lên cho người đọc biết rằng nhà thơ đang nằm trên giường nhưng không ngủ được và nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa sổ len lỏi vào đầu giường. Trong tình trạng trằn trọc không ngủ được, cũng có thể là tác giả đã ngủ rồi nhưng chợt tỉnh và rồi không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng, tác giả nhìn ánh trăng tưởng' như mặt đất phủ sương. Chữ nghi và chữ sương đã xuất hiện một cách hợp lí: trăng sáng quá trở thành màu trắng giông như sương.
Như vậy hai câu thơ đầu sự miêu tả của tác giả bao gồm nhiều mặt: ánh trăng dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng vẫn chỉ là đốì tượng nhận xét cảm nghĩ của tác giả (con người).
Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đẩu tư cố hương
Hai câu cuối này cũng không phải tả tình thuần túy. Cử đầu, hành động ngẩng đầu của tác giả là để kiểm nghiệm lại điều mà câu thứ hai đã đặt ra trăng hay sương'? Khi đã nhìn kĩ, tác giả chợt nhận ra đó là ánh trăng chứ không phải là sương. Từ chỗ chỉ thây ánh trăng đến chỗ thấy cả vầng trăng. Tràng cũng lẻ loi, đơn chiếc, lạnh lẽo như chính bản thân mình. Từ chỗ nhìn trăng tác giả liên tưởng, suy ngẫm về quê hương mình. Từ ngẩng đầu đến cúi đầu, chỉ trong một khoảnh khắc ngắn đã tác động đến tình yêu quê hương của tác giả. Phải chăng đó là tình cảm luôn luôn túc trực, luôn canh cánh trong lòng tác giả: nhớ quê, thao thức không ngủ được, nhìn trăng lại càng nhớ quê hương.
Bài thơ Tĩnh dạ tứ vừa.tả cảnh vừa ngụ tình.
Tuy không phải là bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối:
Phép đối trong bài Tĩnh dạ tứ
Các cụm từ:
Cử đầu - Đê đầu Vọng minh nguyệt - tư cố hương
Xét về sô' lượng chữ, các bộ phận tham gia đốì bằng nhau (2 chữ), (3 chữ), câu trúc ngữ pháp của các bộ phận tham gia đối giông nhau, từ loại của các chữ tương ứng ở hai vế giông nhau.
Trước khi ngẩng dầu nhà thơ đã cúi đầu. Có cúi đầu nhà thơ mới tưởng ánh trăng là sương trển mặt đất. Cúi đầu - ngẩng đầu - cýậ đầu. Các cử động liên tục diễn ra thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Cúi đầu lần thứ nhất là hướng ra ngoại cảnh để nhìn trãng. Cúi đầu lần thứ hai là hoạt động hướng nội mang nặng tâm tư, cảm xúc.
Chứng minh tính chất chặt chẽ của bô' cục bài thơ.
Tính chặt chẽ của bố cục bài thơ:
Hai câu thơ đầu diễn đạt: nhìn ánh trăng đầu giường ngỡ mặt đất phủ sương. Như vậy, chữ nghi là động từ có tính châ't liên kết của hai dòng thơ. Bên cạnh đó ta thấy các chữ cử, vọng, đê, tư đều có vai trò quan trọng trong việc liên kết ý, câu trong bài thơ: Cúi đầu nhìn thấy trăng ngỡ là sương phủ mặt đất - ngẩng đầu mới biết không phải là sương mà là vầng trăng- cúi đầu nhớ về quê hương. Tất cả các động từ này đều bị lược bỏ chủ ngữ. Tuy vậy, vẫn có thể khẳng định là chỉ có một chủ ngữ duy nhất, đó là từ xưng hô của chủ thể trữ tình. Điều đó tạo nên sự thông nhất, liền mạch của cảm xúc trong bài thơ.
Ghi nhớí Đọc SGK.