Soạn bài Bạn đến chơi nhà

  • Bạn đến chơi nhà trang 1
  • Bạn đến chơi nhà trang 2
BỘN ĐẾN CHƠI NHÀ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã của Nguyễn Khuyến.
Tiếp tục làm quen với thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật).
TÌM HIỂU BÀI HỌC
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông thi đậu ba lần: thi Hương (1864), thi Hội (1871), thi Đình (sau đó) nên người ta thường gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Nguyễn Khuyến làm quan khoảng 10 năm rồi từ quan về nhà. Hơn 70 năm tồn tại cùng trời đất, Nguyễn Khuyến sông thanh liêm, đạm bạc, không bon chen, gần gũi, yêu mến nhân dân.
Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Tuy bóng mát của cây đại thụ ấy không rợp bóng thời gian 'suốt bao thế kỉ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nhưng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn dân Việt.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Nhận dạng bài thơ Bạn đến chơi nhà ở các phương diện:
Sô' câu: đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm tám câu.
Sô' chữ: mỗi câu bảy chữ.
Cách hợp vần: có gieo vần ở các chữ cuô'i của các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Vần a: nhà - xa - gà - hoa - ta).
Có sự đô'i ý, đô'i thanh giữa các câu 3 với 4, 5 với 6.
+ Ao sâu nước cả, khôn chài cá - Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
+ Cải chửa ra cây, cà mới nụ - Bầu vừa rụng rốn, mướp dương hoa
Phân tích bài thơ.
Bài thơ nêu lên một nghịch cảnh của ông chủ thực bụng mến khách. Tất cả cái gì cũng có nhưng không có cái gì hết. Bài thơ cứ loé dần những nghi 79
thức xã giao màu mè của xã hội, để cuối cùng khi những lớp vỏ hình thức không còn gì nữa thì chúng ta thấy hiện lên một tình bạn hết sức cao quý, hết sức đẹp đẽ “Bác đến chơi đây, ta với 'ta”. Lâu ngày bạn mới đến chơi nhưng nhà không có trẻ nhỏ để sai bảo, không gần chợ để mua thức ăn, không bắt được gà vì vườn quá rộng, rào lại thưa, không chài được cá vì ao quá sâu, không có cải vì cải chưa ra cây, không có cà vì cà mới nụ, không có bầu vì bầu vừa rụng rôn, không có mướp vì mướp đương ra hoa. Kể cả miếng trầu tiếp khách cũng không có nữa. Nhưng ‘Bác đến chơi đây ta với ta!” là cái cần có nhất. Đó chính là tình bạn chân thật, hết sức dân dã, hồn nhiên nhung đậm đà, thân thiết trong thơ Nguyễn Khuyến.
- Riêng câu thơ thứ tám với cụm từ ta với ta nói lên tình bạn đậm đà, thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện về vật chất. Cụm từ “to với ta” chính là cái cười xoằ, là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan “ta với ta” lại tô đậm thêm sự lẻ loi đơn chiếc của mình. .
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ dịch Chinh phụ ngâm khúc?
Ngôn ngữ của hai bài thơ khác nhau về phong cách ngôn ngữ.
Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường, bình dân, lời thơ thuần Việt, giản dị, trong-sáng, nhuần nhị. Nguyễn Khuyến đã nói về những sự vật bình thường trong cuộc sông của những người lao động: trẻ, gà, cá, cải, cà, bầu, mướp và cả những miếng trầu tiếp khách.
Chinh phụ ngâm khúc là ngôn ngữ bác học, dùng cách nói từơng phản, đối nghĩa để nói lên nỗi sầu chia li và sự phản kháng chiến tranh.
Ví dụ: Chàng thì đi... thiếp thỉ về
Hoặc: Chốn Hàm Dương - Bến Tiêu Tương/ Khói Tiêu Tương - cây Hàm Dương.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy...
Mặc dù có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ nhưng cả hai bài thơ đều đạt đến trình độ điêu luyện trong việc dùng từ tinh tế và hấp dẫn.
Học thuộc lòng thơ: (học sinh tự học).