Soạn bài Bố cục trong văn bản

  • Bố cục trong văn bản trang 1
  • Bố cục trong văn bản trang 2
  • Bố cục trong văn bản trang 3
BỐ cạc TRONG VĂN BẢN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Tầm quan trọng của bô’ cục trong văn bản.
Bước đầu hiểu thế nào là bô’ cục rành mạch, hợp lí.
Bô’ cục gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Bô’ cục có tầm quan trọng như thê’ nào?
a) Để viết một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong phải
tuân theo nguyên tắc của đơn từ, đặc biệt là ở hình thức lá đơn, ở một sô’ câu chữ mang tính chất chuyên biệt của văn phong hành chính.
Phần mở đầu phải có đủ:
Tiêu ngữ (hay còn gọi là quốc hiệu).
Tiêu đề đơn.
Nơi nhận đơn.
Phần triển khai:
Tự giới thiệu.
Trình bày nguyện vọng, yêu cầu.
Phần kết thúc:	:
Lời hứa hẹn.
/
Ngày, tháng, năm viết đơn.	r
Chữ kí và ghi rõ họ tên.
Phần ghi chú (nếu có).
b) Sự sắp đặt các nội dung, ý tứ trong văn bản theo một trình tự hợp lí gọi là bô" cục. Do đó khi xây dựng một văn bản, ta rất cần quan tâm tới bố cục vì bô' cục hợp lí sẽ làm cho mọi người hiểu được nội dung văn bản một cách dễ dàng.
Bô' cục của một văn bản cần đạt được những yêu cầu cơ bản nào?
Trong câu chuyện (1) "Êch ngồi đáy giếng" ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cô' gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Cách sắp xếp ý tứ, câu chữ trong câu chuyện này rất lộn xộn khiến cho câu chuyện trở nên khó hiểu, nếu không đọc văn bản Ếch ngồi đáy giếng ở lớp 6 người ta sẽ không hiểu câu chuyện này đề cập đến vấn đề gì.
Trong truyện "Lợn cưới áo mới" bô' cục của câu chuyện được sắp xếp đỡ lộn xộn hơn so với câu chuyện (1) nhưng không đem lại tiếng cười cho mọi người và ý nghĩa phê phán của nó không rõ ràng.
Văn bản "Lợn cưới áo mới" ở lớp 6 được xây dựng có sự liên hệ theo một bô' cục hợp lí, rõ ràng trong đó từng phần, từng đoạn chặt chẽ với nhau. Cả hai nhân vật đều thể hiện sự ganh đua trong việc khoe của: Anh áo mới thì kiên nhẫn đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều. Anh đi tìm lợn thì khoe là lợn cưới.
Từ đây, ta có thể rút ra: bô' cục trong văn bản phải rành mạch và hợp lí.
Một văn bản thường có mâ'y phần?
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng trong hệ thông.
Kiểu văn bản tự sự
Kiểu văn bản miêu tả
Nhiệm vụ của mở bài
Giới thiệu nhân vật, địa điểm, thời gian và những yếu tô' cần thiết khác.
Giới thiệu tên của đô'i tượng miêu tả và những yếu tô' cần thiết khác.
Nhiệm vụ của thân bài
Trình bày diễn biến của sự kiện, hành dộng, tính cách và mâu thuẫn.
Có thể miêu tả theo nhiều cách: theo trình tự không gian, thời gian, các đặc điểm...
Nhiệm vụ của kết bài
Giải quyết vân đề đã được đặt ra, giải quyết mâu thuẫn, giải tỏa tâm lí, hình thành ý nghĩa xã hội.
Những ấn tượng sâu đậm đô'i với đô'i tượng. Những liên tưởng,
.những suy nghĩ khác về đô'i tượng miêu tả.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Tìm những ví dụ quanh em để chứng tỏ rằng khi chúng ta biết chú ý sắp đặt các ý cho rành mạch thì bài viết có sức thuyết phục cao.
Để cho bài viết có tính thuyết phục cao, các ý và các đoạn phải được sắp xếp một cách rành mạch trong văn bản.
Vị dụ: Khi tả cây CÔI ta phải tuân thủ theo một dàn bài chung:
Mở bài: Giới thiệu cây định tả là cây gì? Của ai? Trồng ở đâu? Có từ bao giờ?
Thân bài: Tùy vào cây mà chọn một trình tự miêu tả cho hợp lí. Thông thường người ta tả:
+ Tả bao quát: tầm vóc, hình dáng, sức lớn, vẻ đẹp...
+ Tả chi tiết từng bộ phận (rễ, gốc, thân, lá, hoa, quả...)
+ Môi trường sông và những điều kiện có liên quan (nắng, gió, chim
chóc, ong bướm, người...)
Kết luận: Cảm nghĩ và tình cảm đối với cây.
Hãy ghi lại bô' cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê.
Bô' cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê:
Mở bài: Từ đầu đến "sao hậu quả giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này". Tai họa giáng xuống đầu hai anh em Thành - Thủy.
Thân bài: tiếp theo đến "anh tìm về chỗ em, em vá áo cho anh nhé". Nỗi đau khổ, sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của anh em Thành - Thủy. Mâu thuẫn trong tâm trạng của Thủy. Sự chia tay vô cùng cảm động của Thủy đốì với các bạn trong lớp, đô'i với cô giáo Tâm.
Kết bài: Thủy để lại con Vệ Sĩ cho anh, tâm trạng của Thành.
Ngoài cách bô' cục này ra ta cũng có thể có cách bô' cục khác.
Ví dụ: theo trật tự tâm lí của Thủy.
Bản báo cáo kinh nghiệm của một bạn học sinh xây dựng trên cơ sở một bô' cục chưa được hợp lí.
Ở phần thân bài, các mục (1) (2) (3) mới chỉ là kể lại việc học tô't chứ chưa phải là sự trình bày kinh nghiệm học tô't. Trong khi đó điểm (4) lại không phải nói về học tập.
Vậy muôn bô' cục được rành mạch, người báo cáo sau những thủ tục chào mừng hội nghị và tự giới thiệu về mình, bản báo cáo phải lần lượt nêu từng kinh nghiệm học tập (kinh nghiệm học trên lớp, kinh nghiệm tham khảo tài liệu, hay tìm tòi sáng tạo...). Sau đó, nêu rõ nhờ những kinh nghiệm mà việc học tập đã có tiến bộ như thê' nào. Cuô'i cùng, người báo cáo có thể nói lên nguyện vọng muồ'n đạt được... và chúc hội nghị thành công.