Soạn bài Sài Gòn tôi yêu

  • Sài Gòn tôi yêu trang 1
  • Sài Gòn tôi yêu trang 2
  • Sài Gòn tôi yêu trang 3
SÀI GÒN TÔI ỴẾCI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Thây được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và phong cách con người Sài Gòn. Nắm được nghệ thuật biểu cảm của tác giả trong bài Sài Gòn tôi yêu.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, hãy tìm bô' cục.
Tác giả cảm nhận Sài Gòn về những phương diện: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách người Sài Gòn.
Bài vãn chia làm ba đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ‘‘tông chi họ hàng”: Những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
+ Đoạn 2: Từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bình luận của tác giả về phong cách người Sài Gòn.
+ Đoạn 3: Còn lại: Tác giả khẳng định tình yêu với thành phố.
Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sô'ng nơi ấy.
Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:
+ Cảm nhận qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét đặc sắc riêng của nó:
“Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ”.
+ Cảm nhận về sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: “Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời dang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh”.
+ Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sông của thành phố: “Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch irên.một số đường nhiều cây xanh che chở...”.
Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn:
Tác giả đã thể hiện một tình yêu tha thiết, nồng nhiệt đô'i với thành phô' Sài Gòn. Từ sự cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu của Sài Gòn mà tác giả đã thày nhiều vẻ đẹp riêng biệt của thành phô' để từ đó, tác giả nêu lên một quy luật tâm lí thông thường của ccn người:.
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng đó là biện pháp điệp từ {Sài Gòn; Tôi yêu...)
Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất này...” đến “từ 1945 đến 1975”) tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn.
Nét đặc trưng cũa phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đô'i với con người Sài Gòn?
Nét nổi bật trong phong cách người Sài Gòn:
+ Sài Gòn là nơi hội tụ của người bôn phương, Sài Gòn mến khách luôn dang hai tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến.
+ Phong cách của người Sài Gòn: Chân thành, bộc trực, cởi mở, ăn nói tự nhiên, ít dàn dựng tính toán. Các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần và cũng rất thướt tha, yểu điệu.
Thái độ tình cảm của tác giả đốì với con người Sài Gòn: Tác giả yêu Sài Gòn, yêu con người Sài Gòn bằng một mô'i tình dai dẳng và bền chặt.
Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn và tình cảm với mảnh đất ây của tác giả?
Cảm nhận của em về Sài Gòn: Đó là một thành phô' trẻ trung, năng động, có -nét hâ'p dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Em yêu mến mảnh đất này như yêu chính quê quán của mình.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Tìm bài viết nói về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hưomg.
RỪNG CỌ QUÊ TÔI
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vút dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi lá, là xoà sặt mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lâp loá nắng như rừng mời mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn chỉ nghe tiếng hát líu lo mà không thây bóng chim đâu.
Cân nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa cũng chẳng ướt đau.
Cuộc sông quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ treo trên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Nguyễn Thái Vận