Soạn bài Từ trái nghĩa

  • Từ trái nghĩa trang 1
  • Từ trái nghĩa trang 2
  • Từ trái nghĩa trang 3
  • Từ trái nghĩa trang 4
Từ TRÁI NGHĨR
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu thế nào là từ trái nghĩa.
Thây được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Khái niệm về từ trái nghĩa:
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đôi lập về ý nghĩa. Nói khác, trái nghĩa là hiện tượng phân hoá hai cực của cùng một nét nghĩa lớn (nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa có tính khái quát cao), nghĩa là:
+ Khi nét nghĩa lớn phân hoá thành hai cực, ta có từ trái nghĩa.
+ Khi các từ đồng nhất ở một cực, ta có từ đồng nghĩa.
“độ dài”
Dài 	 Ngắn
lê thê, dằng dặc	cộc, cũn cỡn
dài ngoẵng...	ngắn ngủn...
Do đó, hàng loạt từ ở cực này trái nghĩa với hàng loạt từ ở cực kia, chứ không phải xảy ra với hai từ. Mặt khác, hiện tượng trái nghĩa là một hiện tượng xảy ra có tính chất bộ phận - tức chỉ xảy ra đô'i với từng nghĩa của từ nhiều nghĩa, chứ không xảy ra đốì với toàn bộ ý nghĩa của một từ nhiều nghĩa.
Ví dụ:	“chạy”
(người) chạy >< chết
Phân loại:
+ Từ trái nghĩa loại trừ nhau: Những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất không thể cùng tồn tại.
Ví dụ:	chính nghĩa - phi nghĩa
sông - chết tự do - nô lệ
+ Từ trái nghĩa biểu thị trạng thái, tính chất đốì lập nhau, nhưng có điểm trung gian ở giữa.
no - lưng lửng - đói chín - ương ương - xanh già - đứng tuổi - trẻ
Tác dụng:
Quan hệ trái nghĩa giúp ta hiểu sâu thêm nghĩa của từ: Nghĩa của từ được hiện thực hoá trong sự so sánh, đối chiếu trong quan hệ trái nghĩa. Người ta sử dụng phương pháp này để hướng dẫn học sinh tập giải thích từ.
Ví dụ:	Bi quan là không lạc quan.
Mê là không tỉnh.
Từ trái nghĩa là cơ sở để tạo ra phép đối. Phép đối được sử dụng khá nhiều trong phú, câu đôi, thơ Đường luật và cả văn thơ hiện đại. Đối với tục ngữ, thành ngữ, việc sử dụng phép đối là đặc trưng nổi bật nhất về cấu trúc.
Ví dụ:	Vào sinh ra tử.
Khôn ba năm dại một giờ.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
A. Thế nào là từ trái nghĩa
1. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bài dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học tìm các cặp từ trái nghĩa trong bản dịch đó.
Các cặp từ trái nghĩa trong bài dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đó là:
Cử đầu - Đê đầu
(Ngẩng đầu - Cúi đầu)
Các cặp từ trái nghĩa trong bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê đó là: trẻ đi - già trở lại.
Từ già trong trường hợp rau già, cau già trái nghĩa với từ gì?
Rau già trái nghĩa với rau non Cau già trái nghĩa với cau non
Ghi nhớ: Đọc SGK.
B. Sử dụng tù trái nghĩa
Trong hai bản dịch thơ trên, việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Tác dụng của từ trái nghĩa trong bài thơ trên:
+ Cử đầu - Để đầu
(Ngẩng đầu - cúi đầu) diễn tả các cử động liên tục nhìn trăng
(vọng minh nguyệt) và (tư cố hương) thể hiện tình cảm yêu quê hương của tác giả (sử dụng phép đổi).
+ Trẻ đi - già trở lại nêu sự đôi lập về tuổi tác, vóc dáng con người.
Khi rời quê ra đi còn rất trẻ, nay trở về (từ quan trở về) đã già, hình dáng không còn như trước kia (tạo ra hình ảnh tương phản).
Tìm một sô' thành ngữ có sử dụng phép đối.
Chết vinh hơn sông nhục
Lá lành đùm lá rách
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
1. Gạch dưới những từ trái nghĩa trong những câu ca dao, tục ngữ sau:
Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
Ba năm dược một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn, quần dài di thuê - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Tìm các từ trái nghĩa:
Tươi
Yếu
Cá tươi - cá ươn
Hoa tươi - hoa héo Ăn yếu - ăn khoẻ
Xấu
Học lực yếu - học lực giỏi Xấu tính - tốt tính
' Xấu trai - đẹp trai
Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
Chân cứng đá mềm Có đi có lại Gần nhà xa ngõ Mắt nhắm mắt mở Chạy sấp chạy ngửa
Vô thưởng vô phạt Bên trọng bên khinh Buổi đực buổi cái Bước tháp bước cao Chân