Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

  • Ôn tập phần Tiếng Việt trang 1
  • Ôn tập phần Tiếng Việt trang 2
  • Ôn tập phần Tiếng Việt trang 3
ÔN Tệp TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Ôn lại nội dung: Từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
1. Tìm và điền từ vào các ô trông ở dưới bảng.
Đại từ
2. So sánh quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ về mặt ý nghĩa và chức năng.
Từ loại
Ý nghĩa
Chức năng
Danh từ
Là những từ chỉ sự vật và những khái niệm được ngôn ngữ phản ánh như sự vật
Danh từ không trực tiếp làm vị ngữ, khi làm vị ngữ trước danh từ phải có từ “là”.
Khi danh từ tập hợp xung quanh nó một số thành tố phụ tạo thành ngữ danh từ thì danh từ có thể làm vị ngữ.
Danh từ đảm nhiệm chức năng chủ ngữ.
Động từ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, của những khái niệm được ngôn ngữ phản ánh như những thực thể.
- Làm trung tâm của vị ngữ, ngoài ra còn có thể làm trung tâm các thành phần khác của câu, hoặc làm thành tố phụ trong ngữ.
Tính từ
Là loại từ chỉ tính châ't của sự vật, của hoạt động và trạng thái.
Tính từ có thể tự nó kết hợp với một sô' từ khác trực tiếp làm vị ngữ.
Trong hoạt động tạo câu, tính từ có thể làm thành phần phụ bổ ngữ cho danh từ hay động từ.
Quan hệ từ
Là từ loại biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ và kết cấu ngữ pháp. Nói cách khác, quan hệ từ dùng để nốì các đơn vị và các kết câu ngữ pháp theo quan hệ ngữ pháp.
Chức năng của quan hệ từ là chức năng nối.
Giải nghĩa các yếu tô' Hán việt đã học:
Bạch (bạch cầu): Huyết cầu trắng Bán (Bức tượng bán thân): Nửa thân Cô (cô độc): Lẻ loi chỉ một mình Cư (cư trú): Ở
Cửu (cửu chương): Bảng cửu chương
Dạ (dạ hội): Cuộc vui lớn tổ chức vào buổi tối.
(dạ hương): Loài cây nhỏ cùng họ với cây thuốc lá, hoa nhỏ hình ông phễu dài, màu vàng nhạt, thơm, nở về ban đêm.
Đại (đại lộ): Đường lớn ở thành phố (đại thắng): Thắng lớn
Điền (điền chủ): Người chiếm hữu ruộng đất và bóc lột địa tô.
Hồi (hồi hương); Trở về làng quê, xứ sở.
Hậu (hậu vệ): Bộ phận hay cầu thủ hoạt động ở đằng sau.
Hữu (hữu ích): Có ích
Lực (nlìân lực): Sức người trong lao động Nhật (nhật kí): Chuyện ghi chép hàng ngày
Tiếu (tiếu lâm): Chuyện kể dán gian, dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc đả kích, phê phán.