Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

  • Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) trang 1
  • Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) trang 2
  • Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) trang 3
THÊM TR0NG NGỮ CHO cêu (Tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được công dụng của trạng ngữ.
Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Tách trạng ngữ thành câu riêng là một trong những thao tác tách câu từng gặp, nhằm đạt mục đích tu từ nhất định (nhấn mạnh ý, chuyển ý, bộc lộ cảm xúc). Tuy nhiên, không phải bất kì ở vị trí nào trong câu, trạng ngữ cũng có thể tách ra thành câu riêng. Thường ở vị trí cuối, trạng ngữ mới có thể tách thành câu riêng.
A. Công dụng của trạng ngữ
1. Trạng ngữ trong các câu:
Nhưng tôi yêu mùa xuân nhâ't là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thây những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thây rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
(Đoàn Giỏi)
Công dụng của trạng ngữ: Bổ sung những thông tin cần thiết như thời gian, địa điểm làm cho câu miêu tả được đầy đủ và khách quan hơn, mạch lạc hơn (nhờ việc nốì kết các câu văn trong bài).
Trong một bài văn nghị luận việc sắp xếp các luận cứ phải theo một trình tự nhát định. Trạng ngữ có nhiệm vụ nốì kết các câu văn trong đoạn, trong bài làm cho văn bản trở nên mạch lạc. Nhiều trường hợp không bỏ trạng ngữ được.
B. Tách trạng ngữ thành câu riêng
Câu in đậm: Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó là trạng ngữ chỉ mục đích đứng ở cuối câu và được tách ra thành một câu độc lập.
Việc tách trạng ngữ ra như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý (để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó).
LUYỆN TẬP
1. Công dụng của trạng ngữ trong các câu:
Trạng ngữ: - ơ loại bài thứ nhất
Ớ loại bài thứ hai
Trạng ngữ: - Đã bao lần
Lần đầu tiên chập chững biết đi
Lần đầu tiên tập bơi
— Lẩn dầu tiên chơi bóng bàn
Lúc còn học phổ thông
Về môn Hoá
Công dụng của các trạng ngữ trên vừa có tác dụng bổ sung thêm những thông tin tình huông, vừa có tác dụng liên kết các câu, các đoạn góp phần làm cho bài văn trở nên mạch lạc dễ hiểu.
Trường hợp tách trạng ngữ:
Bô' cháu đã hi sinh. Năm 72.
Tách trạng ngữ chỉ thời gian thành câu riêng có tác dụng nhấn mạnh thời gian hi sinh của bố được nói đến trong câu đứng trước.
Bốh người ỉính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ dờn li biệt, bồn chồn.
Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng làm nổi bật thông tin ở nòng cô't câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối). Mặt khác việc tách như vậy có tác dụng nhấn mạnh sự tương đồng giữa thông tin mà trạng ngữ biểu thị so với thông tin ở nòng cốt câu.
Đoạn văn nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt có trạng ngữ:
Nói đến tiếng Việt là nói đến sự giàu đẹp của nó. Những năm học ở tiều học, tôi hiểu rất lơ mơ về hai chữ "giàu" và "đẹp" của tiếng Việt, mãi đến tận bây giờ, tôi mới hiểu được giá trị đích thực của nó. "Giàu" ở đây không phải là sự giàu có về mặt vật chất, tiền của mà "giàu" bởi đời sống muôn màu muôn vẻ, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên; bởi những kinh nghiệm lấy của bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Tiếng Việt chúng ta đẹp bởi tâm hồn con người Việt Nam đẹp. Họ là những người dũng cảm trong chiến đâu và sản xuất, nhưng họ lại rất tình cảm, nhân hậu, duyên dáng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Cái dẹp và cái giàu biểu hiện ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng, cộng đồng người Việt Nam. Ngày nay, trong xu hướng hội nhập với thế giới tiếng Việt đang phát huy hết sức mạnh tiềm tàng của nó.