Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 1
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 2
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 3
Tạc NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LfSO DỘNG SẻN XCIRT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu thế nào là tục ngữ.
Một số’ hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của tục ngữ.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp diệu, hỉnh ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian (Tục: thói quen có lâu đời, được mọi người công nhận; ngữ: lời nói).
Nói đến tục ngữ thường phải chú ý tới nghĩa đen và cả nghĩa bóng:
Nghĩa đen: là nghĩa trực tiếp, gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu.
Nghĩa bóng: là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, biểu trưng.
Câu hỏi 1: (Học sinh tự đọc và tìm hiểu phần chú thích có ở trong bài)
Câu hỏi 2: Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:
Nhóm 1: gồm các câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.
Nhóm 2: gồm các câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
Câu hỏi 3: Phân tích từng câu tục ngữ
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Nghĩa của câu tục ngữ: tháng 5 (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài; tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn.
-- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ:
Vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ này vào việc sắp xếp công việc để chủ động sử dụng thời gian, công việc, sức khoẻ vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
Mau sao thì nắĩig, vắng sao thì mưa.
Ý nghĩa: Trời nhiều sao ít mây do đó sẽ nắng. Trời ít sao thì nhiều mây vì vậy thường có mưa. Tuy nhiên không phải hôm nào ít s?
mưa vì đây chỉ là những phán đoán dựa trên kinh nghiệm sống, do đó, không phải lúc nào cũng đúng.
Cơ sở thực tiễn: Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn thiên văn để dự đoán thời tiết và sắp xếp cho hợp lí công việc của mình.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Khi nhìn lên trời thấy xuất hiện ráng có sắc vàng như màu mỡ gà là sắp có bão.
Đây là một dự đoán bão dựa trên kinh nghiệm của ông cha ta. Biết dự đoán bão sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa mầu.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Ớ Việt Nam mùa lũ lụt thường xảy ra vào tháng bảy (âm lịch) thậm chí có khi còn kéo dài đến tháng tám (âm lịch). Từ kinh nghiệm quan sát nếu thấy kiến bò nhiều vào tháng bảy đặc biệt là bò lên cao là báo sắp có lụt. Bởi vì kiến rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, khi ta thấy kiến từ trong tổ kéo ra hàng đàn và bò lên cao thì sẽ có mưa to, lũ lụt.
Tấc đất, tấc vàng.
Đất được coi như vàng và quý như vàng. Câu tục ngữ lấy cái rất nhỏ bé {tấc đất') so sánh với cái lớn {tấc vàng) để nói về giá trị của đất. Đất quý giá vì nuôi sông được con người, đất là nơi người ở. Người phải đổ sức lao động, xương máu mới có úat và bảo vệ đất.
Người ta sử dụng câu tục ngữ này để phê phán hiện tượng lãng phí đất và đề cao giá trị của đất.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu tục ngữ này nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Đó là các nghề: nuôi cá {canh trì), nghề làm vườn {canh viên), nghề làm nông {canh điền).
Tuy nhiên kinh nghiệm này không phải lúc nào cũng đúng bởi vì nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng vùng thì trật tự trên mới đúng.
Câu tục ngữ này giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu tục ngữ này khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tô' (nước, phân, sức lao động, giông lúa) đốĩ với nghề trồng lúa của nông dân.
Nhất thì, nhì thục.
Câu tục ngữ này khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.
Câu hỏi 4.
Tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:
Hình thức ngắn gọn: sô' lượng tiếng trong câu tục ngữ rất ít (ví dụ như câu 5, câu 8 (4 chữ).
Câu tục ngữ có vần đặc biệt là vần lưng.
Ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Câu này có sự hợp vần ân (phân, cần) đó là những vần lưng.
Các vế trong câu tục ngữ thường đốì xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
Hình ảnh trong câu tục ngữ cụ thể sinh động
Ví dụ: Đểm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Sử dụng cách nói quá (hình ảnh thậm xưng) để khẳng định nội dung cũng như ý tưởng {chưa nằm dã sáng, chưa cười đã tối).
LUYỆN TẬP
Một sô' câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa nắng, bão, lụt.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
Thâm đông, hồng tây, dựng may Ai ơi đợi đến ba ngày hãy đi.
Tháng bảy heo may Chuồn chuồn bay thì bão.
Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng nam, vừa làm vừa chơi.
Gió bắc hiu hiu, sếu kêu trời rét.
Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống, bà già cất chăn.