Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trang 1
  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trang 2
  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trang 3
  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trang 4
NHƯNG Câu MÁT VỀ
TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT Nước, CON NGƯỜI
III. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Nhận xét về bài thơ (1):
+ Đây là bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
+ Hình thức đôì đáp này rất phổ biến trong ca dao, dân ca để các chàng trai và cô gái tỏ tình.
Ví dụ:	Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Trong bài (1) vì sao chàng trai và cô gái lại hỏi đáp về những địa danh?
+ Trong bài (1) những chàng trai, cô gái hỏi - đáp về những địa danh
là để thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử. Những kiến thức địa danh này không chỉ có những đặc điểm về địa lí mà còn mang dâu vết lịch sử, văn hoá rất nổi bật.
+ Cả người hỏi lẫn người đáp đều thể hiện sự hiểu biết cũng như niềm tự hào của mình đối. với quê hương đất nước, thể hiện sự lịch lãm, tế nhị và bày tỏ tình cảm với nhau.
Phân tích cụm từ "Rủ nhau" và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài (2). Địa danh và cảnh trí gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca:
"Hỏi ai gây dựng nên non nước này'?"
+ Cụm từ "Rủ nhau" thể hiện sự thân mật, gần gũi và cùng muôn chung nhau làm một việc gì đó.
Trong ca dao có nhiều bài ca mở đầu bằng cụm từ này.
Ví dụ: -	Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
-	Rủ nhau đi tắm hồ sen
Nước trong hóng mát, hương chen cạnh mình
+ Cách tả cảnh trong bài (2):
Trong bài cách tả cảnh mang tính chất gợi nhiều hơn tả, bằng cách nhắc đến hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút... Đây là những địa danh, cảnh đẹp tiêu biểu của hồ Hoàn Kiếm giàu truyền thông lịch sử và văn hoá. Cảnh đa dạng, có hồ, có cầu, có chùa, đài và búp tháp. Tất cả tạo nên một không gian thiên nhiên và nhân tạo thơ mộng. Chính những địa danh và cảnh trí ở đây gợi đến tình yêu, niềm tự hào về một hồ Gươm, một Thăng Long đẹp và vì vậy mọi người háo hức muôn "rủ nhau" đến thăm.
+ Câu hỏi cuối bài ca: "Hỏi ai gây dựng nên non nước này" mang ngụ ý: Nhắc nhở mọi người về công lao xây dựng đất nước của ông cha qua nhiều thế hệ mà hình ảnh hồ Gươm là hình ảnh tiêu biểu tượng trung cho non nước.
Câu hỏi ở đây còn có tác dụng như một lời nhắn nhủ, tâm tình sâu lắng đốì với ngưới đọc.
Nhận xét về cảnh trí xứ Huế. Hãy phân tích đại từ "Ai" và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời nói, lời nhắn gửi: "Ai vô xứ Huế thì vô..."
+ Cảnh trí xứ Huế:
Bài ca phác hoạ con đường vào xứ Huế có nhiều cảnh đẹp: có non và có nước (non xanh, nước biếc). Màu sắc gợi vẻ đẹp nên thơ, tươi mát, đầy sức sông. Cảnh non xanh nước biếc lại càng đẹp khi được ví với tranh hoạ dồ (đây là cách nói dân gian và văn chương của nhà văn, nhà thơ cổ điển). Như vậy, con đường vào Huế là một cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Cảnh đẹp ây do tạo hoá và bàn tay con người tạo dựng nên.
+ Đại từ "Ai" trong bài ca như một lời mời, lời nhắn nhủ thể hiện một tình yêu, một lòng tự hào về cảnh đẹp của xứ Huế. Mặt khác còn thể hiện một sự chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và lòng tự hào đó.
Hai dòng thơ đầu bài (4) có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt có tác dụng và ý nghĩa gì?
+ Hai dòng đầu của bài thơ (4) có sự đặc biệt về:
Số’ lượng tiếng (12 tiếng) gợi một sự dài, rộng, to lớn của cánh đồng.
Các điệp từ và đảo từ đồ'i xứng:
(đứng bên ni đồng - bên tê dồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng - bên ni đồng bát ngát mênh mông)
+ Các biện pháp nghệ thuật này gợi một không gian rộng lớn của cánh đồng đẹp, trù phú và đầy sức sông.
Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài thơ 4.
Hình ảnh cô gái trong bài thơ 4:
Cô gái được so sánh với hình ảnh: "chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". Sự so sánh đó gợi nét trẻ trung phơi phới và đầy sức sông của cô gái.
Nếu như hai-dòng đầu gợi nên một không gian rộng của cánh đồng, không gian này chưa có cái hồn của cảnh thì ở hai dòng cuối bài thơ, hồn của cảnh đã hiện lên. Đó chính là con người, là cô thôn nữ duyên dáng đầy sức sông đang đứng trước cánh đồng do chính bàn tay lao động của cô tạo nên.
Bài (4) là lời của ai? Người ây muôn biểu hiện tình cảm gì?
+ Bài (4) là lời của chàng trai, chàng trai thấy cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát và thây cô gái đẹp duyên dáng, trẻ trung đầy sức sống. Chàng trai đã ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp của cô gái và đây cũng chính là lời tỏ tình của chàng trai đốì với cô gái. -
+ Bài ca này còn có cách hiểu khác:
Đây là lời nói của cô gái. Cô gái đứng trước cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát mà nghĩ về thân phận mình như "chẽn lúa đòng dòng, phất phơ dưới ngọn nắng hổng ban mai". Thiên nhiên thì trẻ trung tươi đẹp, rộng lớn, còn thân phận mình nhỏ bé như "chẽn lúa" không biết rồi đây sẽ ra sao?...
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Em có nhận xét gì về thể thơ trong bôn bài ca dao?
Nhận xét về thể thơ qua bôn bài ca dao: Ngoài thể thơ lục bát, cả bôn bài ca này còn có thể thơ lục bát biến thể. Bài (1) số’ tiếng không phải là 6 ở đòng lục, không phải là 8 ở dòng bát. Bài (3) kết thúc là dòng lục chứ không phải là dòng bát như thường thây. Hai dòng đầu của bài (4) là thể thơ tự do.
Tình cảm chung thể hiện trong bôn bài ca là gì?
Tình cảm chung thể hiện trong bôn bài ca là tình yêu quê hương đất nước, con người.