Soạn bài Những câu hát châm biếm

  • Những câu hát châm biếm trang 1
  • Những câu hát châm biếm trang 2
  • Những câu hát châm biếm trang 3
Văn bản NHỮNG CÂU HÁT CHŨM BIẾM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
(giông bài: Những câu hát than thân)
TÌM HIỂU NỘI DUNG
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Bài 1 "giới thiệu" về "chú tôi" như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
Bài 1 "giới thiệu" về "chú tôi" để mỉa mai, rêu rao việc cầu hôn cho "chú tôi".
+ Chú là người nghiện rượu, nát rượu "hay tửu, hay tăm".
+ Nghiện chè "hay nước chè đặc".
+ Lười biếng: "hay nằm ngủ trưa"; "ngày thỉ ước những ngày mưa"; "đêm thì ước những đêm thừa trống canh".
Bài ca này nhằm chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
Bài 2 nhại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời nói của thầy bói. Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm các bài ca khác có nội dung tươrig tự.
Bài 2 nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông".
ơ đây thầy bói đã phán toàn những chuyện hệ trọng về sô" phận mà người đi xem bói rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Cách phán của thầy là kiểu nói dựa, nói nước đôi biểu hiện sự dôt nát, ấu trĩ.
Bài 2 phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời cũng châm biếm sự mê tín, mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học.
Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa?...
. - Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho một loại người, hạng người.
+ Con cò tượng trưng cho người nông dân.
+ Cà cuông tượng trưng cho kẻ tai to mặt lớn như ông Công, lí trưởng... + Chim ri, chào mào liên tưởng đến những cai lệ, lính lệ.
+ Chim chích gợi đến những anh mõ đi rao việc trong làng.
Việc chọn các con vật để miêu tả "đóng vai" rất lí thú ở mấy điểm:
+ Từng con vật với những đặc điểm của nó là hình ảnh cụ thể cho những loại người, hạng người mà nó ám chỉ.
+ Nội dung châm biếm kín đáo, sâu cay.
Cảnh tượng trong bài không phù hợp với cảnh tang tóc của gia đình gia chủ. Cái chết thương tâm của gia đình con cò trở thành dịp cho những cuộc ăn uổng, chia chác.
Bài ca phê phán những hủ tục ma chay trong xã hội cũ.
Trong bài 4 chân dung "cậu cai' được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca này.
Bài 4 miêu tả chân dung "cậu cai" tức cai lệ (coi đám lính lệ canh gác và phục dịch ở phủ huyện năm xưa).
+ Đầu đội "nón dấu lông gà" cậu cai là lính, và chứng tỏ "quyền hành" của cậu.
+ "Ngón tay đeo nhẫn" thể hiện sự làm dáng trai lơ của cậu cai.
+ "Áo ngắn... quần dài " nhưng toàn là đồ đi mượn hoặc thuê =>
thân phận cậu cai thật thảm hại.
Qua cách giới thiệu về chân dung cậu cai ta thây thực chất cậu là người chỉ có cái vỏ bên ngoài làm dáng để bịp người, còn bên trong thân phận cậu thật thảm hại.
Nghệ thuật châm biến trong bài ca:
+ Cách gọi tên" cậu cai” vừa để lây lòng, vừa mang tính châm chọc, mỉa mai.
+ Bằng cách miêu tả ngoại hình từ trang phục, y phục đến công việc để mỉa mai, châm chọc.
+ Dùng cách nói phóng đại "ba năm được một chuyến sai" "áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê".
LUYỆN TẬP
Nhận xét về sự giông nhau của 4 bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến nào?
Em đồng ý với ý kiến (c)
Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giông truyện cười dân gian?
Những câu hát châm biếm giông truyện cười dân gian ở chỗ: đều phơi
bày các hiện tượng, mâu thuẫn ngược đời, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.
Ghi nhớ: Đọc SGK.