Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)

  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) trang 1
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) trang 2
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) trang 3
NGỔa NHIÊN VIẾT NHỔN BCiỔl MỚI VỀ QCIÊ
(Hồi hương ngẫu thư)
MỤC TIÊU BÀĨ HỌC
Thày được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương.
Nhận ra phép đô'i trong câu cuối cùng và tác dụng của nó.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Qua tiêu đề bài thơ có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài này có gì độc đáo?
Tiêu đề bài thơ là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Ở đây, ta thây từ ngẫu (ngẫu nhiên): Ngẫu nhiên tác giả viết khi mới đặt chân về quê. Điều đó có nghĩa rằng tác giả không chủ động viết. Nhưng một vấn đề đặt ra ở đây đã không chủ động viết thì tại sao lại viết? Trong bài thơ, ta thấy câu cuối tác giả viết: Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai? Thật là cay đắng khi tác giả về đến nhà bị gọi là “khách” tất nhiên đây là cú sôc đối với tác giả nhưng đó lại là nguyên nhân khiến tác giả viết bài thơ này. Nhưng nếu bài thơ chỉ dừng lại ở sự “ngẫu nhiên” thì thật là bình thường, không làm rung động được lòng người. Đằng sau sự ngẫu nhiên đó là cả một tình cảm chan chứa, sâu nặng tình yếu quê hương của tác giả.
Như vậy, từ “ngẫu” ở đây có một tác dụng rất lớn trong việc bộc lộ tâm sự, yêu quê của tác giả.
- Nếu đem so sánh bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê và bài Tĩnh dạ tứ ta thấy cả hai bài thơ đều đề cập đến tình yêu quê hương của Lí Bạch và Hạ Tri Chương. Nếu như trong bài Tĩnh dạ tứ nhà thơ Lí Bạch không ngủ được vì nhớ quê, tình cảm yêu quê lúc nào cũng canh cánh trong lòng tác giả thì ở bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê của Hạ Tri Chương lại mang một bóng dáng khác. Hạ Tri Chương đã từ giã triều đình, từ giã kinh đô để trở về quê và khi đến nhà lại bị coi là khách. Việc viết bài thơ để bộc lộ tình cảm yêu quê của mình lại là một việc ngẫu nhiên. Mặc dù có những phong cách biểu hiện khác nhau nhưng cả hai nhà thơ đều biểu hiện tình cảm chân thực, tình yêu quê hương thắm thiết của những người sông xa quê.
Chứng minh phép đôi treng hai câu thơ đầu.
Phép đối trong hai câu đầu:
Thiếu tiểu li gia, lão đạ i. hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Cả hai câu thơ này ta thấy rõ chữ của hai vế đốì không bằng nhau (4/3). Song về mặt từ loại và cú pháp thì lại rất chỉnh.
Câu 1: Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi
(Trẻ đi >< già trở lại nhà)
Câu 2: Có một bộ phận đốì chỉnh cả ý lẫn lời, (hương âm, mấn mao) và (vô cải: không đổi; tồi: thay đổi)
Như vậy câu 1 là câu kể khái quát quãng đời xa quê làm quan, sự thay đổi về con người, tuổi tác và hé lộ một phần nào về tình yêu quê hương của tác giả. Câu 2 là câu tả, dùng yếu tô' thay đổi của mái tóc để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (hương âm: tiếng nói quê hương). Ớ đây, tác giả kết hợp dùng một chi tiết chân thật kết hợp với ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm yêu quê của mình.
3. Hãy đánh dấu X vào ô mà em cho là hợp lí
Phương thức biểu đạt
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Biểu cảm qua tự sự
Biểu cảm qua miêu tả
Câu 1
X
X
X
Câu 2
X
X
Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau?
Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có sự khác nhau:
Hai câu trên nói về sự thay đổi của tác giả về hình thức, tuổi tác. Sự từ giã triều đình, kinh đô trở về quê hương của tác giả.
Hai câu dưới do có quá nhiều thay đổi nên chẳng còn ai nhận ra ông nữa. Ông trở về nơi chôn nhau cắt ròn mà lại bị xem là “khách”. Với lòng hiếu khách, các em nhi đồng đã niềm nở, vui cười tiếp đón ông.
Ghi nhớ: Đọc SGK.