Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

  • Một thứ quà của lúa non: Cốm trang 1
  • Một thứ quà của lúa non: Cốm trang 2
  • Một thứ quà của lúa non: Cốm trang 3
  • Một thứ quà của lúa non: Cốm trang 4
Văn bản MỘT THứ QQÀ cảa LÚ fs NON: CỐM
Mực TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được hương vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
- Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. ông sinh ngày 7 - 12 - 1916 tại Hà Nội. Ông là em ruột của hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo, là những cây bút chủ chốt của hai tờ tuần báo Phong hoá, Ngày nay - cơ quan ngôn luận của nhóm Tự Lực văn đoàn. Điều đáng quý ở Thạch Lam là quan điểm văn chương rất thông nhất với sáng tác của ông. Tác phẩm của Thạch Lam dù có đậm cảm hứng lãng mạn, nhưng không hề thoát li đời sông. Đặc biệt trong các truyện ngắn của mình nhà văn đã khám phá chiều sâu của thế giới tâm hồn con người và thấm đượm nỗi xót xa trước những sô’ phận, những cuộc đời mòn mỏi, hiu hắt, tàn lụi, cũng có nghĩa là khát khao đổi thay.
Tập tuỳ bút duy nhất của Thạch Lam: Hà Nội băm sáu phố phường - chỉ viết về những sinh hoạt, những thứ quà bình dị của phố’ phường Hà Nội trước 1945.
Một thứ quà của lúa non: Cốm thể hiện khá rõ đặc điểm của tâm hồn và ngòi bút của Thạch Lam. Đó là sự tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ, kĩ lưỡng trong từng cảm xúc thông qua sự quan sát và nhận xét của tác giả.
TRẢ LỜI CẢU HỎI
Bài vãn có mây đoạn? Bài tuỳ bút nói về cái gì?
Bài văn có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Vút lên như chiếc thuyền rồng”. Hương vị đặc sắc của lúa non gợi nhớ đến côm và sự hình thành hạt côm từ những tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
+ Đoạn 2: từ “Cốm là thức quà riềng” đến “kín đáo và nhũn nhặn”. Giá trị của cốm - Côm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng văn hoá và phong tục của dân tộc.
+ Đoạn 3: Còn lại. Ý nghĩa sâu xa của việc hưởng thụ một sản phẩm kêt tinh nhiều giá trị của thiên nhiên, trời đất. Lời đề nghị của tác giả với những người mua và thưởng thức món quà của lúa non.
Bài tuỳ bút nói về cái gì? Bài tuỳ bút nói về một thứ quà của lúa non: Cốm - một sản phẩm kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên, trời đất và sự khéo léo của con người; giá trị của cô'm.
Để nói về đối tượng Cốm, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm, thể hiện trực tiếp cảm xúc của mình qua các chi tiết miêu tả, bình luận và nhận xét.
Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời” và cho biết:
Tác giả mở -đầu bài viết về côm bằng những hình ảnh và chi tiết:
+ Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hạ lướt qua vung sen trên hồ.
+ Hương thơm ấy gợi nhớ đến một thứ quà thanh nhã và tinh khiết: Cốm.
Để miêu tả đến hương vị của côm, tác giả đã huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đôi tượng, đặc biệt là khứu giác để nhận ra hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen, lúa non. Để miêu tả những hình ảnh về côm, tác giả đã sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, hương vị và cảm giác: lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, tươi, thơm mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch...
Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, côm làm đồ sêu Tết của nhân dân ta?
Việc dùng côm và hồng làm lễ vật sêu Tết của nhân dân ta rất thích hợp và có ý nghĩa sâu xa bởi:
Cốm là thức dâng tặng của trời đất, thiên nhiên, mang trong nó hương vị thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê, vừa thích hợp với lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước. Thứ lễ vật ấy cùng với hồng lại càng hoà hợp biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa. Sự hài hoà đó được biểu hiện trên hai phương diện:
- Màu sắc:
Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý Màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già
. - Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau...
Đoạn sau của bài văn (từ “Côm không phải là thứ quà của người vội” đến hết) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đôi với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào?
Tác giả đã bàn về việc thưởng thức một món quà bình dị với một cái nhìn thấu đáo và một thái độ văn hoá: “Cốm không phải thử quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt ngào của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc...”
Như vậy theo tác giả, ăn côm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở cốm (thiên nhiên, trời đất, công sức của con người...). Đây cũng chính là cái nhìn văn hoá với việt; ẩm thực. Từ đó, tác giả đưa ra những lời đề nghị, yêu cầu đôi với người mua côm, ăn cốm: Hãy nhẹ nhăng, trân trọng một thứ sản vật quý báu, một món ăn của trời đất mang nhiều giá trị vãn hoá và tinh thần. “Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm...”
“Cốm là thứ quà riêng đặc biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê cỏ nội An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét của tác giả?
Cảm nhận của tác giả về côm: thấy được nhiều giá trị kết tinh ở đó bởi cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị thanh nhã đậm đà của thiên nhiên cùng với sự khéo léo của con người.
Bài vãn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Hãy phân tích một số thí dụ trong bài văn để chứng minh điều đó.
Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam:
Tác giả bộc lộ nhiều cảm giác để nhận biết về đối tượng, đặc biệt là về khứu giác để nhận ra hương thơm của cánh đồng sen, của lá, của lúa non.
Có cái nhìn tinh tế trong việc miêu tả:
Ví dụ: Tác giả chỉ tập trung vào việc miêu tả hình ảnh những cô hàng cốm làng Vòng với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng mà không miêu tả tỉ mỉ kỉ thuật hay công việc làm cốm.
Bài tuỳ bút dựa trên phương thức biểu đạt là cảm xúc trực tiếp của tác giả, ngay câu mở đầu tác giả đã khái quát được những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt côm rất bình dị, khiêm nhường. Tiếp đến là nêu cảm nghĩ, bình luận giá trị văn hoá của cốm gắn- liền với tục lệ sêu Tết, bàn luận về sự thưởng thức của côm, cuôĩ cùng đưa ra lời đề nghị với những người mua côm và ăn côm.
Ghi nhớ: Đọc SGK.